Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Lượng lớn bò Australia sẽ đổ về Việt Nam sau TPP
Người đăng: Phạm Thị Thu Thủy .Ngày đăng: 06/11/2015 09:21 .Lượt xem: 2048 lượt.
Nhiều doanh nghiệp lớn bắt đầu tham gia vào chuỗi cung ứng giết mổ và phân phối thịt bò về tận các địa phương, khiến số lượng bò nhập khẩu từ Australia đã tăng gần 6 lần trong thời gian từ 2012-2014.

Tại Diễn đàn chính sách nông nghiệp thường niên diễn ra ngày 4/11, ông Đỗ Huy Thiệp - Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) cho biết không chỉ số lượng lớn thịt bò đông lạnh nhập khẩu về Việt Nam thời gian qua, mà bò sống cũng được đưa về nước ngày càng gia tăng kể cả đường chính ngạch lẫn tiểu ngạch.

Bò nhập khẩu được ghi nhận nhiều nhất từ thị trường Australia. Năm 2012, có khoảng 3.500 con, sau đó một năm tăng gấp đôi 70.000 con và đến 2014 đã là 170.000 con. Năm nay, dù chưa có số liệu chính thức, nhưng theo vị này, khả năng số lượng nhập sẽ không giảm so với trước đó.

Trong nhiều nguyên nhân, ông Thiệp cho rằng hiện có rất nhiều doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi cung ứng giết mổ và phân phối về tận chợ, trung tâm thương mại tại các địa phương trong cả nước nên họ sẽ nhập khẩu với số lượng lớn.

"Nhưng đây là lĩnh vực không được bảo hộ ngành hàng. Chăn nuôi trâu, bò tại Việt Nam không phải là thu nhập chính của nhiều hộ nông dân, nên thực tế này không ảnh hưởng quá lớn đến sinh kế của người nuôi. Chỉ có ngành hàng thịt bò đông lạnh sẽ chịu tổn thương nặng nhất khi Việt Nam vào TPP ", ông Thiệp nói.

Với thịt gà và lợn đông lạnh, theo đại diện Ipsard, sau khi vào TPP, sẽ có sự chuyển dịch thị trường nhập khẩu thịt gà từ Brazil sang Mỹ, và thịt lợn từ Đan Mạch, Tây Ban Nha sang Mỹ, Canada do Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế từ các nước thành viên TPP.

Đối với việc tiêu thụ các sản phẩm đông lạnh, ông Thiệp cho biết, hầu hết các sản phẩm gia súc, gia cầm nhập khẩu được đưa vào các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp... Người tiêu dùng thông thường có sử dụng nhưng số lượng không đáng kể. Do đó, đối tượng bị ảnh hưởng sau khi các sản phẩm này ồ ạt nhập về Việt Nam là các hộ nuôi trồng, sản xuất quy mô lớn.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm Điện Bàn được tuyên dương tại Hội nghị tổng kết 5 năm công tác khuyến nông toàn quốc (giai đoạn 2011 - 2015)
Nhân rộng mô hình Quản lý dịch bệnh trên vật nuôi dựa vào cộng đồng
Hội thảo mô hình chăn nuôi vịt biển sinh sản năm 2015
Quảng Nam: Khởi nghiệp với ba trăm nghìn đồng
Phát động trồng cây gây rừng nhân ngày Lâm nghiệp Việt Nam 28/11
Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 2 (Khóa XXI)
Thoát nghèo từ mô hình Nông lâm kết hợp
Hội nghị tổng kết cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi hàng hóa và đánh giá công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Nông Sơn Tọa đàm về thực hiện chuỗi giá trị sản phẩm cây ngô
Hội thảo chia sẻ và đối thoại định hướng nhân rộng các mô hình hỗ trợ cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006528202

    Lượt trong ngày 7101
    Hôm qua: 5965
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 95
    Tổng số 6528202