Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Định hướng và giải pháp phát triển cây Sắn tại Quảng Ngãi
Người đăng: Đặng Thị Loan .Ngày đăng: 31/12/2020 16:37 .Lượt xem: 3339 lượt.
Định hướng và giải pháp phát triển cây sắn tại tỉnh Quảng Ngãi

  Ở Việt Nam, thời gian gần đây diện tích sắn liên tục được mở rộng, sắn chủ yếu dùng làm nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến tinh bột, chế biến thức ăn và nhiên liệu sinh học.

 Tại Quảng Ngãi, cây sắn là cây trồng có lợi thế trên địa bàn tỉnh, có khả năng chịu hạn, tương đối thích nghi trên chân đất nghèo dinh dưỡng, không được tưới nước.

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và BVTV Quảng Ngãi, hiện nay trên địa bàn tỉnh, tổng diện tích sắn khoảng 16.641,5 ha, năng suất bình quân ước đạt 194,5 tạ/ha, sản lượng 311.416,1 tấn, với các giống chủ lực như: KM94, KM140, KM95. Cây sắn được trồng chủ yếu ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, nhiều nhất là ở huyện Sơn Hà (6.723ha), một ít diện tích được trồng ở các huyện đồng bằng, góp phần không nhỏ vào việc phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho các hộ trồng sắn.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, tình hình sản suất sắn tại Quảng Ngãi những năm gần đây (2018-2020) tương đối ổn định, diện tích trồng sắn dao động từ 16.461,5ha-17.946,4ha, năng suất bình quân đạt từ 194,0-194,5 tạ/ha, với sản lượng đạt từ 311.416,1-348,550 tấn/năm. Năm 2020, diện tích trồng sắn trên toàn tỉnh là 16.641,5 ha đạt 100,2% so với kế hoạch, năng suất 194,5 tạ/ha đạt 93,9% so với kế hoạch, sản lượng đạt 311.416,1 tấn đạt 90,5% so với kế hoạch, trong đó đồng bằng 6.261,5ha, sản lượng 154.366 tấn; Miền núi 9.753ha, sản lượng 153.050,1 tấn và sắn được trồng nhiều nhất tại huyện Sơn Hà với diện tích 6.723ha. 


Dây chuyền sản xuất, chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi 

Trong những năm gần đây so với các cây trồng khác, cây sắn chiếm ưu thế hơn nhờ giá cả củ sắn tươi tăng lên, thị trường tiêu thụ tương đối ổn định qua nhiều năm, đã tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân trồng sắn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 03 nhà máy chế biến tinh bột sắn Sơn Hải- huyện Sơn Hà, Tịnh Phong - huyện Sơn Tịnh và Thanh Trà – huyện Bình Sơn, mỗi năm tiêu thụ khoảng 227.000 tấn củ sắn tươi cho nông dân, thị trường tiêu thụ tinh bột sắn của các nhà máy chủ yếu là Trung Quốc, chiếm 70% sản lượng, còn lại là các thị trường Đài Loan, Nhật Bản . Hầu hết người dân trồng sắn đều bán củ sắn tươi cho các nhà máy thông qua thương lái, giá bán dao động từ 1.450.000đ-2.200.000đ/tấn.

Một số tồn tại, khó khăn:

Sắn được trồng chủ yếu ở miền núi trên đất dốc, đất nghèo dinh dưỡng đã và đang bị xói mòn và thoái hóa rất nghiêm trọng nên năng suất và chất lượng tinh bột thấp.

Hầu hết nông dân vẫn dùng giống cũ trong canh tác, ít đầu tư về phân bón, chưa chú trọng các biện pháp bảo vệ và duy trì dinh dưỡng đất cũng như chế độ tưới nước cho cây sắn, do vậy đất trồng sắn đã nghèo lại càng cạn kiệt dinh dưỡng hơn và năng suất cây sắn ngày càng thấp.

Công tác bảo quản, sơ chế sắn sau thu hoạch của các hộ nông dân chưa được chú trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tinh bột sắn.

Tình hình dịch bệnh diễn biến khá phức tạp, đặc biệt là khảm virus hại sắn, tổng diện tích nhiễm trên toàn tỉnh hơn 4.854ha, trong đó diện tích nhiễm nhẹ 1.191ha, nhiễm trung bình 2.791,5ha, nhiễm nặng 871,5ha, đây là loại bệnh rất dễ lây lan nhanh thông qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn và qua hom giống vụ trước để lại,  nguy cơ gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sắn trong thời gian tới.

Diện tích trồng sắn hiện nay trên địa bàn tỉnh, đặt biệt là ở các huyện miền núi đa phần còn manh mún, nhỏ lẻ nên rất khó khăn cho việc hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư cơ giới hóa vào sản xuất.

Việc sản xuất cây sắn theo hướng hữu cơ, bền vững và theo chuỗi giá trị gia tăng chưa được đầu tư phát triển.

Việc thu mua sắn nguyên liệu tại các địa phương trong tỉnh chủ yếu phụ thuộc vào thương lái, tình trạng được mùa mất giá thường xuyên xãy ra. Mối liên kết giữa nhà máy chế biến và vùng nguyên liệu sắn chưa chặt chẽ.

Định hướng phát triển cây sắn nguyên liệu trong thời gian tới

Cây sắn đã được tỉnh Quảng Ngãi quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chuyên canh. Các huyện Sơn Tịnh, Bình Sơn, Tư Nghĩa, Minh Long, Sơn Hà, Trà Bồng và Ba Tơ đang phát triển mạnh cây sắn, coi đây là một trong những cây trồng cho thu nhập cao của người nông dân.

Theo Quyết định số 2217/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Quy hoạch bố trí hệ thống cây trồng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, cụ thể:

Đến năm 2025 quy hoạch diện tích vùng trồng sắn nguyên liệu của toàn tỉnh có diện tích là 18.000ha, trong đó có 13.000 ha trên đất trồng cây hàng năm và 5.000ha trên đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất; Năng suất đạt 260 tạ/ha, sản lượng khoảng 468.000 tấn, đáp ứng đủ nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn.

Vùng sắn nguyên liệu phân bố hầu hết ở các huyện trong tỉnh nhưng tập trung nhiều nhất ở các huyện miền núi và đồng bằng như:  Sơn Hà 5.100ha, Bình Sơn 2000ha, Sơn Tịnh 1.600ha, Đức Phổ 1.300ha, Minh Long 1.300ha, Ba Tơ 1.200ha, Trà Bồng 1.200ha, Tư Nghĩa 1.100ha, Nghĩa Hành 800ha, Mộ Đức 800ha, Tây Trà 800ha, Sơn Tây 600ha, TP. Quảng Ngãi 200ha.

Các giải pháp phát triển cây sắn nguyên liệu 

- Quy hoạch vùng trồng sắn tập trung, thực hiện dồn điền đổi thửa để thuận lợi cho việc cơ giới hóa đồng ruộng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với nông dân để đầu tư, tiêu thụ, chế biến tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong khâu giống như: Chọn giống có năng suất, chất lượng tinh bột cao, chống chịu tốt sâu bệnh và kỹ thuật thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng tinh bột sắn. Áp dụng các biện pháp tưới phù hợp với từng vùng sinh thái khác nhau.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giá sắn nguyên liệu hằng năm, đảm bảo hài hòa lợi ích của người trồng sắn và nhà máy thu mua, chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác khuyến nông, tuyên truyền phổ biến cho nông dân thực hiện đồng bộ quy trình thâm canh sắn bền vững.

- Phát triển công nghệ chế biến sau thu hoạch, đa dạng hóa sản phẩm từ sắn; chế biến sâu sản phẩm nhằm tăng giá trị thương phẩm của cây sắn; liên kết chuỗi giá trị tạo ra những giá trị gia tăng đối với các ngành hàng khác nhau như thực phẩm, nhiên liệu sinh học, chế phẩm dược, v.v...

- Có chính sách hỗ trợ nông dân trồng sắn ở vùng sâu, vùng xa; hoàn thiện mạng lưới nghiên cứu và khuyến nông; liên kết chặt chẽ giữa các nhà khoa học với nhà quản lý, nhà doanh nghiệp và nhà nông.

Có thể nói, để sản xuất cây sắn phát triển bền vững trong thời gian tới, yêu cầu quan trọng đặt ra là các địa phương nên tiến hành rà soát quy hoạch, hình thành các vùng trồng sắn tập trung và có sự tham gia liên kết của 4 nhà ./.

 

 

 


Nguồn tin: TT Khuyến nông Quảng Nam & Quảng Ngãi
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Thu nhập cao từ CÂY CHUỐI TIÊU HỒNG thương phẩm Tại Hợp tác xã Tiến Thành thành phố Hưng Yên-Bài học kinh nghiệm cho Quảng Nam
THẤY GÌ TỪ MỘT MÔ HÌNH KHUYẾN NÔNG TẠI HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI
Các tin cũ hơn:
Đà Nẵng: 30 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới
Thừa Thiên Huế: Hợp tác xã sản xuất rau má theo hướng VietGAP hoạt động hiệu quả
DN ồ ạt đầu tư vào nông nghiệp: Đón thách thức, nắm cơ hội
Nuôi ngàn con trăn trong nhà, lãi bạc tỷ mỗi năm
Giải oan cho ong mật
Trồng gấc xuất khẩu
Thanh Hoá: Hội thảo đầu bờ giống lúa lai mới HKT99 năng suất, chất lượng
Lâm Đồng: Mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng hữu cơ đạt hiệu quả cao
“Ông chuyển giao” nói chuyện chuyển đổi
Giống cà chua thích ứng biến đổi khí hậu.
    
1   2   3  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006130541

    Lượt trong ngày 309
    Hôm qua: 2559
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 46
    Tổng số 6130541