Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Kỹ thuật trồng cây lim xanh
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 29/05/2015 14:43 .Lượt xem: 3177 lượt.
Lim xanh (Erthrophleum fordii Oliv), thuộc họ vang (Caesalpiniaceae) là cây gỗ lớn, có đường kính ngang ngực 0,9 - 1,2m, chiều cao 20 - 25cm, thân tròn, thẳng. Vỏ có màu nâu đỏ, khi già bong vảy lớn. Lá kép lông chim 2 lần, mỗi cuống có từ 9 - 13 lá chét, mọc cách hình trái xoan, mũi nhọn, đuôi tròn, gân con nổi rõ cả 2 mặt, cụm hoa chùm kép, hoa nhỏ nhiều, có màu trắng, vàng. Quả hình thuẩn, dài

I. Điều kiện gây trồng

Lim xanh thích hợp nơi có nhiệt độ từ 22 - 240C, độ cao từ 100 - 700m so với mực nước biển, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 - 3.000mm, độ dốc tối đa không quá 250. Lim xanh sống và sinh trưởng trên nhiều loại đất có nguồn gốc đá mẹ khác nhau như sa thạch, phiến sét…có thành phần cơ giới từ cát pha, sét nhẹ, sét trung bình đến sét nặng, đất sâu, ẩm, thoát nước tốt, giàu mùn và có tính chất đất rừng, độ PH từ 4,5 - 5,0, Lim xanh không thích hợp trên đất đá vôi.

II. Kỹ thuật tạo cây con

          1. Chọn giống: Chọn cây mẹ cây có độ tuổi từ 25 năm trở lên, cây không sâu bệnh, khuyết tật, phát triển tốt ở rừng tự nhiên.

          2. Thu hái và bảo quản hạt giống: Lim xanh ra hoa tháng 2 - 4, quả chín vào tháng 10 - 12, quả chín vỏ quả chuyển sang màu nâu sẩm, hạt tự tách rơi xuống đất, thu nhặt hạt rơi, làm sạch hạt, phơi hạt 2 - 3 nắng, bảo quản thông thường, hạt Lim xanh có thể cất trữ được nhiều năm.

3. Xử lý hạt: Có 2 phương pháp xử lý hạt nảy mầm

- Phương pháp cơ học: Hạt Lim xanh có vỏ cứng nên rất khó thấm nước. Để khắc phục tình trạng trên, ta có thể tác động bằng cách dùng dao sắc vạc một vết nhỏ bên cạnh hạt hoặc mài phần mép hạt trên nền xi măng (hoặc dùng đá mài có mô tơ để mài hạt) để tạo một lổ nhỏ, sau đó ngâm hạt trong nước ấm 600 C trong 8 - 10 giờ cho đến khi hạt ngấm nước no trương lên, sau đó đem ủ đến khi hạt nảy mầm mới đem gieo. Đối với những hạt sau khi ngâm trong nước chưa trương, sẽ được vớt ra hong nơi thoáng mát 2 - 3 tiếng để hạt thở, sau đó tiếp tục cho vào ngâm.

Không nên ủ hạt trong túi quá to, dùng túi bằng loại vải bóng, hàng ngày phải rửa chua và tưới đủ ẩm, để nơi thoáng mát.

- Phương pháp nhiệt:

+ Diệt khuẩn bằng cách ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím KMnO4 nồng độ 0,1% (1 gam thuốc tím pha cho 1 lít nước); thời gian ngâm 30 phút.

+ Tách phần thịt bao quanh hạt bằng cách ngâm hạt trong nước ấm 1 - 2 tiếng, sau đó cho vào rổ chà xát thật mạnh để rủa sạch phần thịt bao quanh vỏ hạt.

+ Ngâm hạt trong nước sôi 1000C, sau để nguội dần. sau 10 - 15 giờ, vớt ra cho vào túi vải ủ trong bao tải. Những hạt chưa kịp trương sẽ tiếp tục ngâm tiếp 3 - 4 tiềng. Trước khi ngâm tiếp cũng cần vớt hạt hong nơi thoáng mát để tránh thiếu dưỡng khí, hạt có thể bị thối.

+ Sau khi xử lý hạt có thể ủ hạt trong cát ẩm cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

4. Tạo cây con: Bầu làm bằng túi PE thủng đáy, kích thước 10 x 15 cm. Hỗn hợp ruột bầu đất thịt nhẹ tầng A giàu mùn (88%) + phân chuồng hoai (10%) + Supe lân (2%). Mỗi túi bầu gieo 1 hạt, tưới nước đủ ẩm, sếp bầu lên luống. Làm giàn che cao 1,6 – 1,8m với độ che bóng khoảng 60% - 80%, sau đó dỡ bỏ dần giàn che cho đến khi cây con cao 15 - 20cm thì dỡ bỏ dàn che.

5. Tiêu chuẩn cây con: Chiều cao thân cây 50 - 60cm, đường kính cổ rể ≥ 0,8cm, tuổi cây từ 10 - 12 tháng tuổi, cây sinh trưởng bình thường, phát triển cân đối, không bị sâu bệnh hoặc cụt ngọn.

III. Kỹ thuật trồng rừng

1. Xử lý thực bì: Lim xanh là cây ưa bóng lúc nhỏ, nên khu vực trồng cây Lim xanh cần phải có thảm cây bụi che bóng, xử lý thực bì theo băng song song với đường đồng mức, trên băng chặt phát dọn toàn bộ thực bì, băm nhỏ, xếp sang hai bên băng chặt, thực bì được phát sạch sát gốc không cao quá 10cm (không chặt cây gỗ và cây tái sinh mục đích nếu có).

          2. Mật độ trồng: Mật độ trồng có thể thay đổi  tùy theo yêu cầu làm giàu rừng hoặc trồng tập trung. Mật độ trồng rừng tập trung: mật độ 1.110 cây/ha theo cự ly hàng – cây: 3 – 3m, cây Lim xanh có thể trồng hỗn giao với cây Trám trắng, Re gừng…

3. Làm đất trồng rừng: Theo phương pháp thủ công cục bộ, hố đào có kích thước 40cm x 40cm x 40cm, hố được đào theo hình nanh sấu và theo đường đồng mức. khi đào lớp đất mặt để riêng một bên, lớp đất dưới để riêng miệng hố ở phía dưới dốc.

Sau khi đào hố xong từ 1 - 2 tuần, hố phải được lấp lại lớp đất mặt lấp xuống trước sau khi đã nhặt sạch cỏ, rể cây, hố lấp xong miệng hố phải hình mâm xôi, mặt đất trong hố phải cao hơn mặt đất tự nhiên từ 5 - 10cm.

          4. Kỹ thuật trồng:

Trồng bằng cây con có bầu làm bằng polyetylen đã được ươm ở vườn ươm. Lúc trồng cần rạch bỏ vỏ bầu, tránh vỡ bầu đất, dùng cuốc hoặc bay moi đất giữa hố với độ sâu, sâu hơn chiều cao của túi bầu, đặt bầu cây vào giữa hố, lấp đất đến cổ rể của cây, dùng tay ém chặt bầu cây và vun đất cao hơn mặt hố 1 - 2cm. Cố gắng điều chỉnh cho trục thân cây đứng thẳng. Tiến hành cuốc thục quanh gốc cây với đường kính 1m.

5. Thời vụ trồng: Từ tháng 9 đến 15/12 hàng năm.

IV. Chăm sóc rừng trồng: Rừng trồng được chăm sóc liên tục trong 4 năm, với số lần chăm sóc 2 - 2 - 1 - 1.

- Năm thứ nhất và năm thứ 02: Số lần chăm sóc 02 lần/năm.

Lần 1: Vào tháng 4 - 6. Nội dung: phát dọn thực bì theo băng trồng, không chặt cây gỗ và cây tái sinh mục đích (nếu có), cắt bỏ dây leo bu bám trên cây trồng.

Lần 2: Tháng 10 - 11. Nội dung: phát dọn thực bì , không chặt cây gỗ và cây tái sinh mục đích (nếu có), cắt bỏ dây leo bu bám trên cây trồng. dẫy cỏ và cuốc thục quanh gốc cây với đường kính 1m, tra dặm cây chết (lần thứ 02 năm chăm sóc thứ nhất).

- Năm thứ ba và thứ tư số lần chăm sóc 1 lần/năm. Thực hiện vào khoảng tháng 8 - 10. Nội dung chăm sóc: phát dọn thực bì và cắt bỏ dây leo bu bám trên thân cây trồng, dẫy cỏ và cuốc thục quanh gốc cây với đường kính 1m.

Thường xuyên quản lý bảo vệ rừng trồng, phòng chống cháy, sâu bệnh, người và gia súc phá hoại rừng trồng.

Nguồn tin: Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Kỹ thuật khai thác rừng trồng mây
Một số biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô
Kỹ thuật trồng Chanh bốn mùa
Kỹ thuật trồng cây ba kích
Kỹ thuật trồng và chăm sóc tre Bát Độ lấy măng
Một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây bưởi
DANH MỤC: Giống cây lâm nghiệp chính
Kỹ thuật gieo trồng cây xà cừ
Kỹ thuật trồng rừng xoan chịu hạn (NEEM)
Thâm canh keo tai tượng giống mới: Nâng cao giá trị kinh tế rừng trồng
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Năm 2016, hoàn thành trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Kỹ thuật trồng chuối mốc
Kỹ thuật trồng Lâm sản ngoài gỗ
Kỹ thuật trồng và khai thác cây Song mật
Canh tác nương rẫy bền vững
Kỹ thuật cải tạo vườn tạp
KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ GÂY TRỒNG CÂY BỜI LỜI ĐỎ
Kỹ thuật trồng rừng keo lai nuôi cấy mô thâm canh
Bệnh Thán thư hại cây ăn quả và biện pháp xử lý
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoan ta - Tên khoa học: Melia azedarach L
    
1   2  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006809545

    Lượt trong ngày 2721
    Hôm qua: 3604
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 100
    Tổng số 6809545