
|
Trước tình hình đó, việc canh tác rau theo hướng bền vững là một yêu cầu bức thiết. Vì vậy, từ tháng 6-10/2014, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng xây dựng và triển khai mô hình “Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng hữu cơ” tại thôn Xuân Thành, xã Xuân Thọ, TP. Đà Lạt, với quy mô 01ha/05 hộ. Các loại rau trồng trong mô hình là: súp lơ xanh 0,7 ha, sú Nova 0,2 ha, pó xôi 0,1 ha.
Sau 5 tháng thực hiện mô hình, kết qủa, rau đều sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống cao đạt trung bình trên 95%; năng suất các loại rau sản xuất theo hướng hữu cơ thấp hơn năng suất canh tác thông thường từ 20-30%, tuy nhiên giá bán ký hợp đồng tiêu thụ cao hơn 30-50% so với sản xuất thông thường. Do đó, hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ vẫn cao hơn canh tác thông thường từ 10-20%.
Theo đánh giá, trong các loại rau, thì rau pó xôi cho hiệu quả kinh tế cao nhất do trồng trong nhà kính, từ khi làm đất đến thu hoạch khoảng 40-45 ngày, đạt lợi nhuận hơn 9 triệu đồng/1.000m2. Còn trong các loại rau trồng ngoài trời, thì rau súp lơ xanh cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với rau sú Nova, cùng thời gian sinh trưởng khoảng 2,5-3 tháng, nhưng rau súp lơ lợi nhuận (gần 15 triệu) cao gấp đôi so với sú Nova (gần 7,5 triệu).
Mục tiêu cụ thể của mô hình nhằm tạo ra sản phẩm rau sản xuất theo hướng hữu cơ đảm bảo chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng và có thị trường tiêu thụ hết với giá cao. Hạn chế tối đa sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học góp phần xây dựng nền sản xuất rau bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời, đưa phương pháp canh tác mới, gắn trách nhiệm của người sản xuất với chất lượng sản phẩm và môi trường sinh thái vào sản xuất.
Bùi Thị Hằng
Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng
|