Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Một số hoạt động truyền thông của Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam thực hiện Kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính
Người đăng: Phạm Thị Thu Thủy .Ngày đăng: 05/06/2024 09:11 .Lượt xem: 291 lượt.
Việt Nam đứng thứ 6 trong số những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hiện tượng thời tiết cực đoan. Trong vòng 20 năm trở lại đây, Việt Nam đã chịu 226 thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại lớn về tính mạng con người và vật chất. Bằng việc tham gia ký Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2016, Việt Nam đã thể hiện nỗ lực và trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế chung tay giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (theo Báo cáo về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2020), Vì vậy, việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu là cần thiết và cấp bách.

Đến năm 2030, đảm bảo tổng lượng giảm phát thải khí nhà kính (KNK) tối thiểu đạt 121,9 triệu tấn các-bon tương đương (CO2tđ) (không bao gồm lượng giảm phát thải KNK từ sử dụng năng lượng trong sản xuất); tổng lượng phát thải mê-tan không vượt quá 45,9 triệu tấn CO2tđ; tăng hấp thụ các-bon trong lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất, đóng góp vào cam kết của quốc gia đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, tạo cơ sở cho phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng và tính cạnh tranh của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đây là mục tiêu đưa ra tại Quyết định số 1693/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/4/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (bao gồm kế hoạch giảm phát thải khí mê-tan) ngành Nông nghiệp và PTNT đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Để góp phần thực hiện Kế hoạch nêu trên, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam đã triển khai một số hoạt động đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền. 
Trong quá trình tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho các thành viên tổ Khuyến nông cộng đồng, Trung tâm đã thực hiện lồng ghép và trao đổi đến học viên một số nội dung về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như: (1) Mở rộng việc áp dụng công nghệ tưới khô ướt xen kẽ (AWD) và canh tác lúa cải tiến (SRI), 3 giảm 3 tăng (3G3T), 1 phải 5 giảm (1P5G) và rút nước giữa vụ trong canh tác lúa nước phù hợp với từng vùng sinh thái nông nghiệp. (2) Thu gom, quản lý và tái sử dụng phụ phẩm cây trồng: áp dụng trên diện rộng quy trình, công nghệ thu gom tập trung, xử lý, tái sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính. (3) Mở rộng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác và quản lý cây trồng tổng hợp (bón phân, quản lý sâu bệnh hại, …) cho lúa, cho cây trồng cạn (bón phân, quản lý sâu, bệnh hại, tưới nước tiết kiệm …). (4) Sử dụng thức ăn thô xanh ủ chua trong khẩu phần nhằm giảm thiểu phát thải khí mê-tan và nâng cao năng suất trong chăn nuôi, bò thịt quy mô trang trại, nông hộ. (5) Cải tiến công nghệ tái sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ: ứng dụng công nghệ vi sinh trong ủ phân, công nghệ tách phân và nước tiểu trong chăn nuôi lợn để nâng cao hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi và sản xuất phân bón hữu cơ. (6) Xây dựng các mô hình sinh kế nhằm thúc đẩy công tác quản lý bảo vệ rừng. Kết quả, năm 2022, Trung tâm đã tổ chức tập huấn 11 lớp với tổng số thành viên tham gia 307 người và 01 lớp tập huấn cho 30 học viên về hướng dẫn sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong lĩnh vực trồng trọt; năm 2023, tổ chức được 16 lớp với tổng số thành viên tham gia 459 người.


Ảnh: Phát thải khí nhà kính từ hoạt động nông nghiệp. Nguồn: Internet

Bên cạnh đó, thông qua Website http://www.khuyennongqnam.gov.vn, với số lượng bạn đọc truy cập đến nay hơn 6,2 triệu lượt, Trung tâm đã thực hiện đưa tin, bài, pano ... nhằm tuyên truyền về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như: (1) Hưởng ứng chuỗi sự kiện ngày Nước thế giới, ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ Trái đất. (2) Giảm phát thải khí nhà kính là góp phần chống biến đổi khí hậu. (3) Một số biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và sử dụng đất. (4) Chống biến đổi khí hậu là trách nhiệm của tất cả chúng ta. (5) Tắt bớt một bóng đèn là thêm một cơ hội làm mát Trái đất. (6) Nỗ lực hành động vì khí hậu phục vụ phát triển bền vững tương lai.

 Ngoài ra, thông qua Đài PT - TH Quảng Nam, hàng năm Trung tâm đã xây dựng chuyên mục tuyên truyền về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như cải thiện sinh kế rừng ngập mặn, phục hồi rừng ngập mặn Núi Thành, hiệu quả mô hình chăn nuôi gà theo hướng canh tác tự nhiên (IMO)... ./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
ĐI TÌM LỜI GIẢI CHO GIỐNG CÂY DƯỢC LIỆU Phần II: Đề xuất các giải pháp
NHÌN LẠI TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SAU 2 NĂM THÀNH LẬP
HỘI NGHỊ SƠ KẾT 02 NĂM TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG TRÊN CƠ SỞ KIỆN TOÀN MÔ HÌNH TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG
NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH MÙA MƯA, LŨ, BÃO TẠI QUẢNG NAM NĂM 2024.
Hội nghị sơ kết mô hình trồng rau quả liên kết tiêu thụ sản phẩm tại các xã vùng cao Quảng Nam
Triển khai thực hiện dự án chăn nuôi thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Các tin cũ hơn:
Quế Lộc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị gắn với xây dựng Nông thôn mới.
Nông Sơn: Nhiều thanh niên vươn lên làm giàu nhờ nghề trầm cảnh
TTKNQG: Tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ khuyến nông về tái cơ cấu sản xuất, liên kết hợp tác sản xuất và Hội nhập kinh tế quốc tế trong nông nghiệp
Quảng Nam: Tập huấn nghiệp vụ khuyến nông cho đoàn cán bộ Nông nghiêp tỉnh Sê Kông Lào
Ký Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng
Củ gừng và tác dụng của nó
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và nhân rộng mô hình khuyến nông
9 thực phẩm nên tránh trước khi lên máy bay
Mười loại thức ăn cực tốt cho phụ nữ
Điện Bàn: Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò cho nông dân vùng sâu vùng xa
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006941656

    Lượt trong ngày 2185
    Hôm qua: 4566
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 113
    Tổng số 6941656