Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ: Nhìn từ nhiều góc độ
Người đăng: Duy Nguyên .Ngày đăng: 23/06/2023 17:47 .Lượt xem: 365 lượt.
Theo tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM): "Vai trò của nông nghiệp hữu cơ, dù cho trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng, là nhằm mục đích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ các sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người."

Khi xã hội phát triển, đời sống vật chất càng được nâng cao, nhu cầu về sức khỏe ngày càng được quan tâm hơn. Người tiêu dùng hướng tới chú trọng đến sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo phương thức hữu cơ, bởi yêu cầu trong trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ không được sử dụng 5 nguồn vật liệu đầu vào: Phân bón hóa học, phân bắc, hóa chất bảo vệ thực vật, không sử dụng chất kích thích tăng trưởng và sản phẩm đột biến gen. Mặt khác, khi chế biến hương vị của thực phẩm cũng thơm ngon hơn, giảm thiểu nguy cơ gây ra các bệnh nan y so với các sản phẩm sản xuất thông thường. Chính vì vậy, ngày 23 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 885/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030, với mục tiêu: Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của khu vực và thế giới.

Lợi ích từ phương thức canh tác và sản phẩm hữu cơ

Lợi ích đối với người sản xuất: Nguồn vật liệu đầu vào của sản xuất nông nghiệp hữu cơ chủ yếu sử dụng phân chuồng đã qua ủ nóng, phân xanh, phân vi sinh và áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để canh tác, đồng thời dựa vào luân canh, xen canh...do đó, trong quá trình sản xuất không sử dụng hóa chất nên người lao động sẽ không phải chịu ảnh hưởng từ những hóa chất độc hại. Đồng thời, nhờ phương thức canh tác này mà môi trường cũng trong lành hơn; rất tốt cho sức khỏe con người. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có chất lượng gần giống với sản phẩm của thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe con người, mùi vị thơm ngon. Về giá trị kinh tế, chất lượng nông sản hữu cơ tăng so với các nguồn nông sản khác nên người tiêu dùng chấp nhận mua ở mức giá cao hơn; thu nhập của nhà nông sẽ tăng, kinh tế phát triển. Hiện nay, người tiêu dùng rất quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm, đặc biệt là người tiêu dùng nước ngoài, họ rất ưa chuộng các sản phẩm hữu cơ, đây là cơ hội để nông sản trong nước xuất khẩu ra nước ngoài mang lại lợi nhuận cao cho người sản xuất.

Lợi ích về môi trường: Canh tác hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, tránh khai thác quá mức gây ô nhiễm môi trường trong tự nhiên, giảm thiểu sử dụng năng lượng và các nguồn không tái sinh để sản xuất ra lương thực mà không gây độc hại, có chất lượng cao, đồng thời đảm bảo, duy trì và làm tăng độ màu mỡ cho đất trong thời gian dài, củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại, đặc biệt là chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa, làm đa dạng mùa vụ và các loại vật nuôi sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương.

Những rào cản trong sản xuất hữu cơ

Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong nước đang đối diện với những rào cản hiện hữu, đó là: (1)Người tiêu dùng chưa tin tưởng và khó phân biệt giữa sản phẩm sản xuất hữu cơ và các sản phẩm thông thường khác, vì vậy sự chênh lệch giữa giá bán của nông sản thường và nông sản hữu cơ chưa có sự khác biệt; trong khi đó, năng suất sản xuất theo phương thức hữu cơ thường thấp, sản xuất hữu cơ tốn nhiều công lao động hơn (thu gom xác thực vật, làm phân hữu cơ, làm cỏ, bẫy bả…); (2)Giá thành sản phẩm hữu cơ cao hơn đáng kể so với sản phẩm bình thường do năng suất thấp, chi phí cao (lao động thủ công, phí chứng nhận, diện tích chăn thả, chuồng trại/đầu con lớn hơn…) nên thị trường giới hạn là nhóm khách hàng có thu nhập cao;(3)Quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tài liệu tập huấn đào tạo về sản xuất hữu cơ còn hạn chế, chưa phổ biến;  (4)Chưa có nhiều tổ chức kiểm tra chứng nhận sản xuất hữu cơ, phần lớn việc chứng nhận hữu cơ phải thuê các tổ chức nước ngoài, như:  USDA (Mỹ), EU Organic (Liên minh châu Âu), JAS (Nhật Bản), liên hiệp kiểm soát (SKAL),…nên chi phí cao, khó thực hiện; (5)Thực tế, chưa có các cơ chế chính sách riêng hỗ trợ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ, mà lồng ghép thực hiện trong các chương trình, dự án khác như chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng…; (6) Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, dẫn đến chi phí đầu tư cao; (7) Nguồn nhân lực hiểu biết về sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn hạn chế so với nhu cầu.

Cần làm gì để phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ ?

Trước thực trạng người tiêu dùng đang lo sợ về sản phẩn nông nghiệp có quá nhiều dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, hóc môn,.. việc ứng dụng và phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng tất yếu để xây dựng chất lượng nông sản sạch và ngày càng phát triển bởi nông nghiệp hữu cơ là loại hình nông nghiệp bền vững nhất. Tuy nhiên, từ thực tế sản xuất, đứng ở nhiều khía cạnh cần có những tác động đồng thời để nền nông nghiệp hữu cơ duy trì bền vững và phát triển trong tương lai.

Mở rộng vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Nhìn từ góc độ kinh tế để nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ thì chúng ta cần tác động để chi phí đầu vào thấp nhất, bởi giá thành kết tình vào một đơn vị sản phẩm hữu cơ so với sản phẩm bình thường là khá cao. Nhà nước cần có thêm chính sách mang tính đặc thù để tăng nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ, kể cả hỗ trợ nông dân để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh hữu cơ mà trong đó các nông hộ bắt buộc phải chuyển đổi sang canh tác hữu cơ. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chứng nhận sản phẩm đủ tiêu chuẩn hữu cơ đưa ra thị trường. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ, đề ra chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ nhưng thực tế chưa đủ sức thu hút tổ chức, cá nhân tham gia.

Ở góc độ khuyến nông, cấp Quốc gia cần đẩy nhanh việc hỗ trợ địa phương xác định các vùng bảo đảm điều kiện sản xuất hữu cơ theo hướng phát triển tập trung, quy mô hàng hóa; ưu tiên phê duyệt các dự án khuyến nông điểm về sản xuất hữu cơ trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, dược liệu…, nhất là mô hình sản xuất hữu cơ theo chuỗi liên kết; tiếp tục ban hành các quy trình sản xuất hữu cơ, định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất hữu cơ cho các đối tượng sản phẩm sản xuất hữu cơ chính, phục vụ nhu cầu thực tế sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện và kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ liên kết tiêu thụ sản phẩm từ các mô hình

Quan tâm đến thị trường tiêu thụ

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm được chứng nhận hữu cơ để đưa hàng hóa ra thị trường tiêu thụ là điều không dễ, trong khi đó thị trường thực phẩm hữu cơ khó truy xuất nguồn gốc, khó tìm hiểu quy trình sản xuất, thiếu tiêu chuẩn sản xuất. Người tiêu dùng không kiểm soát được các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển… sản phẩm sạch, hữu cơ nên bị khủng hoảng niềm tin về sản phẩm hữu cơ hiện có trên thị trường. Vì vậy, việc kết nối giữa sản xuất và người tiêu dùng là điều kiện cần và đủ để thúc đẩy thị trường thực phẩm hữu cơ phát triển. Các nhà bán lẻ là mắc xích quan trọng và là động lực để nhà sản xuất đầu tư, đưa sản phẩm hữu cơ về giá trị thật và phổ biến hơn. Mặt khác, vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm cần có sự phối hợp quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, nhà sản xuất, doanh nghiệp phân phối, người tiêu dùng. Để thúc đẩy thị trường nông sản đòi hỏi sự liên kết giữa các nhà, mặt khác cơ quan quản lý nhà nước cũng cần đưa ra những chuẩn chung về chất lượng giúp người tiêu dùng dễ lựa chọn sản phẩm tốt trên thị trường thực phẩm hữu cơ./.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Đôi điều về nghề Thú y !
Kết quả dự án Khuyến nông Trung ương "Phát triển mô hình chăn nuôi gà thịt thương phẩm (Ri lai, Mía lai, Chọi lai ...) theo VietGAHP" thực hiện giai đoạn 2020 - 2022
Tập huấn kiến thức, kỹ năng cho cán bộ công chức cấp Sở, huyện làm công tác xây dựng nông thôn mới
Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Triển khai mô hình Chăn nuôi Ngan địa phương sinh sản miền núi năm 2023
Nâng cao kỹ năng, phương pháp lập kế hoạch khuyến nông và chuyển đổi số ngành nông nghiệp cho đội ngũ khuyến nông Cộng đồng.
Bảo tồn cây bản địa Gụ Lau ở Quảng Nam
Kết quả chuyến Tham quan học tập kinh nghiệm hoạt động khuyến nông trong nước năm 2023
Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Hội chợ xuân Quảng Nam 2024
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của Quảng Nam, Quảng Ngãi
Chương trình Hợp tác Quảng Nam - Sê Kông (Lào)
Bài thuốc chữa Áp huyết cao
KHUYẾN NÔNG QUẢNG NAM – 20 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
NFA mời Việt Nam đấu thầu 200.000 tấn gạo bổ sung
4 cách làm chậm lão hóa não
Những rau quả giúp bảo vệ gan
Cách chọn cua, ghẹ biển
Sử dụng thuốc tím trong xử lý nước
Cây bưởi trụ trên đất Tam Trà
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006206350

    Lượt trong ngày 425
    Hôm qua: 5144
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 25
    Tổng số 6206350