Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Kỹ thuật trồng Lâm sản ngoài gỗ
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 01/07/2014 14:56 .Lượt xem: 2627 lượt.
Cây mây nếp Calamus tetradactylus Hance là một trong những cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao, là cây nguyên liệu cho nghề mât tre đan, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT GIEO ƯƠM
 VÀ TRỒNG RỪNG THÂM CANH CÂY MÂY NẾP 

  Tên khác : Mây tắt, Mây ruột gà.
  Tên khoa học : ( Calamus tetradactylus Hance)
  Họ : Cau dừa : ( Arecaceae)

I. KỸ THUẬT TẠO GIỐNG :

I.1. Tạo cây con :

I.1.1. Chuẩn bị đất gieo :

 Đất gieo hạt tốt nhất là đất pha cát. Ở vùng núi chọn nơi đất bằng gần suối, độ ẩm lớn nhưng không ngập khi có lũ.

          Có thể gieo hạt Mây nếp trong các vườn ươm. Đất vườn ươm dọn sạch cỏ, làm tơi nhỏ rồi đánh thành luống, mặt luống rộng 0,8-1m, độ dài luống tuỳ địa hình vườn. Mặt luống gieo được san thật phẳng .

Bón lót phân chuồng hoai, đập nhỏ phân trộn đều với đất vào lúc bừa lần cuối. Đất gieo hạt bón 3-4kg/m2 mặt luống. Đất ươm cây con bón 1-2kg/m2 mặt luống.

Phun thuốc chống kiến, sâu trên mặt luống trước khi gieo, sau đó cứ 10 ngày 1 lần phun thuốc sunfat đồng pha loãng để chống nấm và giun.

I.1.2. Xử lý hạt :

 Mây hạt có lớp vỏ sừng, bình thường sau một thời gian dài nằm dưới đất hạt mới nảy mầm. Để rút ngắn thời gian nảy mầm của hạt, cần xử lý hạt trước khi gieo.

Kết quả thử nghiệm công thức xử lý hạt

Công thức xử lý

Thời gian xử lý

Số hạt gieo

Tỷ lệ nảy mầm

Số  ngày hạt bắt đầu nảy mầm

H2SO4 5%

5 phút

100

89

16

H2SO4 5%

3 phút

100

87

16

H2SO4 3%

5 phút

100

97

16

H2SO4 3%

3 phút

100

83

16

3 sôi + 2 lạnh

12 giờ

100

72

38

2 sôi + 3 lạnh

12 giờ

100

95

25

Đối chứng (không xử lý)

100

55

56

          */ Qua thực tiễn sản xuất, rút ra kết luận sau:

          - Xử lý bằng axít Sunfuric loãng (nồng độ 3-5%) ngâm hạt trong 3-5 ngày sau đó vớt ra rửa sạch gieo ngay hoặc ủ cho nứt nanh rồi đem gieo.

          - Xử lý bằng công thức nước ấm: 2 sôi + 3 lạnh (nhiệt độ nước 40-450C). Đổ hạt vào nước ấm đã pha, ngâm trong 12 giờ. Sau đó rửa sạch đem gieo ngay hoặc ủ trong bao tải mỗi ngày rửa chua một lần cho đến khi hạt nứt nanh mới đem gieo.

          Gieo sau 25-40 ngày hạt bắt đầu nảy mầm, thời gian nảy mầm kéo dài 1-2 tháng.

I.1.3. Gieo hạt:

 Cuối tháng 4 đầu tháng 5, hạt mây sau khi thu hái về, xử lý hạt đem gieo ngay là tốt nhất. Có thể gieo hạt vào tháng 6-7. Nếu chưa gieo ngay phải bảo quản đúng kỹ thuật mới đảm bảo tỷ lệ nảy mầm.

          */ Có 2 cách gieo hạt:

- Gieo hạt có trát bùn : Hạt được rải đều kín trên mặt luống, không để hạt chồng lên nhau. Bình quân gieo 2kg hạt/m2 mặt luống. Rải một lớp đất bột dày 1cm lên lớp hạt rồi dung rạ hay rơm phủ kín lên trên để hạt khỏi bị khô. Trên cùng trát một lớp bùn ao hoai dày 1-2cm để giữ độ ẩm cho luống tránh mưa làm xói  và gà bới. Bùn ao cũng là lớp phân cho cây mạ sau này.

- Gieo hạt không trát bùn : Gieo vãi đều hạt trên mặt luống rồi phủ một lớp đất bột dày 2-3cm. Trên mặt luống phủ kín bằng rơm rạ để giữ độ ẩm và tránh mưa xói.

I.1.4. Chăm sóc cây mạ:

Sau khi gieo hạt xong cần làm giàn che chống nắng cho cây mạ sau này và giữ độ ẩm. Độ che sáng 80-100%, giàn che cao hơn mặt luống 20-50cm. Hàng ngày tưới nước 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều đảm bảo đủ độ ẩm cho hạt chóng nảy mầm. Sau một tháng rưỡi, ngày tưới 1 lần vào buổi sáng.

I.1.5. Cấy cây mạ:

 Mây nếp sau khi gieo 2-3 tháng thấy lá đầu tiên có dạng mũi kim đâm qua lớp đất phủ trên luống là có thể cấy được. Trong trường hợp cần vận chuyển cây mạ đi xa thì phải chờ cây mọc 2-3 lá, cây có độ cao > 5cm (khoảng tháng 8-9 dương lịch) tức là 4-5 tháng sau khi gieo.

Chọn ngày râm mát, tưới đẫm nước mặt luống rồi đánh cây mạ, tránh làm đứt rễ. Rũ và rửa sạch đất ở rễ cây, sau đó hồ rễ bằng bùn ao nhuyễn hoặc bùn ao trộn thêm ít phân rồi bó thành từng bó xếp trong hộp kín, tránh nắng và gió làm khô rễ. Trong quá trình vận chuyển có thể 2-3 ngày.

*/ Có 2 phương pháp cấy cây:

- Cấy cây trên luống.

- Cấy cây vào bầu.

I.1.6. Làm giàn che và chăm sóc cây con:

 Khi còn non, Mây không chịu được ánh sáng trực xạ, vì vậy phải làm giàn che. Ngoài ra giàn che còn có tác dụng hạn chế mưa làm xói mòn lỡ đất trơ rễ mây, chống sương muối và gió lạnh.

Tỷ lệ che nắng tốt nhất của giàn che là 50-70%. Chiều cao của mặt giàn che là > 50cm trên mặt luống hoặc cao quá đầu người để dễ tưới cây và chăm sóc.

Mỗi ngày tưới 1-2 lần tuỳ điều kiện thời tiết. Khi thuỳ lá xoè hết có thể tưới phân. Dùng nước phân đạm nồng độ 0,05% để tưới, 10-15 ngày tưới một lần.

Trước khi đem trồng 2 tháng ngưng tưới phân. Trong quá trình chăm sóc thấy lá cây con vàng xanh biểu hiện cây thiếu phân cần tăng lượng phân tưới cho cây.

II. XÁC ĐỊNH LOẠI ĐẤT TRỒNG :

II.1. Biện pháp kỹ thuật :

II.1.1. Chọn đất trồng :

*/ Đối tượng trồng Mây nếp thành rừng có thể chọn nơi có các điều kiện sau:

- Rừng thứ sinh đã qua khai thác chọn và không có kế hoạch khai thác trong 10 năm tới.

- Rừng non đang phục hồi với các loài cây tiên phong khác nhau.

- Đất sau nương rẫy cũng có thể trồng mây nếp nhưng trước khi trồng cây mây nếp thì phải tiến hành trồng cây thân gỗ làm cây che bóng và giá thể cho mây nếp leo.

- Các đai rừng ven suối đất màu mỡ, ẩm.

- Trồng dưới tán rừng tự nhiên có độ tàn che 0,3 - 0,4.

          III. XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG :

          III.1. Cơ sở xác định:

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng đất đai và dân sinh kinh tế - xã hội, trên cơ sở đặc điểm sinh thái của từng loại cây trồng và điều kiện sinh thái của vùng, kết hợp với những kết quả nghiên cứu của các Viện, Trung tâm Nghiên cứu trong và ngoài n­ước để xác định mô hình trồng rừng.

III.2. Mô hình trồng: Cây Mây nếp: O

*/ Mô hình bố trí mật độ trồng: 3333 cây/ha.

Băng phát luỗng, băng chừa lại được bố trí cách đều và chạy song song với đường đồng mức.

Băng phát luỗng rộng 2 mét, băng chừa lại rộng 1mét, bố trí trồng cây theo đỉnh góc của hình tam giác đều trong 1 cụm ở giữa băng phát luỗng, cây trồng trong cụm cách nhau 1 mét, trên hàng cụm cách cụm rộng 3 mét. Hàng cách hàng rộng 3 mét.

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ MÔ HÌNH TRỒNG

…..……………….……. Biên lô rừng………….…………………….

BĂNG CHỪA LẠI RỘNG 1 MÉT

O.1m.O                          O                         O.1m.O                          O

      *Cụm cách cụm 3 m*            BĂNG PHÁT LUỖNG RỘNG 2 MÉT

               O                          O.1m.O                         O                           O.1m.O

BĂNG CHỪA LẠI RỘNG 1 MÉT

O.1m.O                          O                         O.1m.O                          O

      *Cụm cách cụm 3 m*            BĂNG PHÁT LUỖNG RỘNG 2 MÉT

               O                          O.1m.O                         O                           O.1m.O

BĂNG CHỪA LẠI RỘNG 1 MÉT

O.1m.O                          O                         O.1m.O                          O

      *Cụm cách cụm 3 m*            BĂNG PHÁT LUỖNG RỘNG 2 MÉT

               O                          O.1m.O                         O                           O.1m.O

                         ………………………………………………………………………………

IV. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG THÂM CANH CÂY MÂY NẾP

IV.1. Xử lý thực bì:

Thực bì được xử lý cục bộ theo băng rộng 2 mét, trên băng phát luỗng sạch thực bì, dây leo, bụi rậm, gốc phát không chừa cao quá 10cm, phát xong dọn sạch thực bì và đưa ra khỏi khu vực trồng rừng trước khi đào hố.

Trong quá trình xử lý thực bì trên băng phát luỗng tuyệt đối không được chặt những cây thân gỗ có đường kính từ 10cm trở lên.

IV.2. Làm đất và bón phân trồng rừng:

Tiến hành cuốc cục bộ 1m2 và đào hố trồng cây ở giữa diện tích cuốc cục bộ, kích thước hố đào 30 x 30 x 30cm. Khi đào để lớp đất mặt 1 bên và lớp đất dưới 1 bên miệng hố.

Lấp hố và  bón  phân được thực hiện sau khi đào hố xong từ 10 đến 15 ngày, trước khi lấp phải nhặt sạch đá lẫn, rễ cây và cỏ, cho lớp đất mặt xuống trước bỏ phân vào trộn đều xong cho lớp đất dưới xuống sau và lấp đầy hố theo hình mâm xôi.

IV.3. Trồng rừng:

IV.3.1. Thời vụ trồng rừng:

Từ 15 tháng 9 đến 15 tháng 12 dương lịch, không trồng trong những ngày nắng to, mưa lớn.

IV.3.2. Phương thức trồng: Trồng rừng thuần loại.

IV.3.3. Phương pháp trồng: Cây con được tạo trong túi bầu P.E nguyên sinh.

IV.4. Tiêu chuẩn cây con:

Cây sinh trưởng tốt, có tối thiểu 3 lá trở lên, không cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn….

- Mây nếp có thời gian trong vườn ươm 18 tháng tuổi, Hvn = >20cm.

IV.5. Vận chuyển cây con và trồng cây:

IV. 5.1. Vận chuyển cây con:

Cây con được tạo trong vườn ươm khi vận chuyển cây đi trồng không được làm tổn thương cơ giới đến cây, nên vận chuyển cây trong những ngày râm mát, tránh sự va đập giữa các cây với nhau.

IV.5.2. Trồng cây:

Dùng cuốc hoặc bay moi giữa tâm hố sao cho lỗ moi sâu hơn túi bầu, dùng dao rạch bỏ túi bầu đặt bầu cây vào ngay ngắn cho đất mịn vào xung quanh dùng tay ép chặt đất xung quanh sát với bầu cây, vun thêm đất mặt vào quanh gốc cây theo hình mâm xôi và cao hơn cổ rễ cây trồng từ 2 - 3 cm.

Sau khi trồng từ 10 - 15 ngày phải tiến hành kiểm tra chỉnh sửa lại những cây nghiêng ngã, trốc gốc và trồng giặm lại những cây bị chết, những hố còn bỏ sót chưa trồng.

IV.6. Chăm sóc, bảo vệ rừng:

IV.6.1. Chăm sóc:

Cây con trong vườn ươm được phát triển trong những điều kiện rất thuận lợi. Khi trồng ngoài hiện trường, hoàn cảnh thường thay đổi Cây sinh trưởng trong những điều kiện rất khó khăn như thiếu nước, thiếu phân, lại cạnh tranh với nhiều yếu tố như cỏ dại

Do đó nếu không được chăm sóc chu đáo cây có thể bị chết chăm sóc rừng trồng có nghĩa là áp dụng một số biện pháp kĩ thuật để loại trừ các yếu tố cạnh tranh và tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn cho cây trồng sinh trưởng.

Sau khi trồng từ 15 đến 20 ngày tiến hành phát dọn lại thực bì cho sạch và trồng giặm lại những cây chết, tu sửa lại những cây nghiêng ngã, trốc gốc.

Rừng trồng Mây nếp được chăm sóc 3 năm liên tục, 2 năm đầu mỗi năm chăm sóc 2 lần, năm thứ ba chăm sóc 1 lần.

*/ Nội dung chăm sóc:

- Năm thứ nhất: Chăm sóc 2 lần/ năm.

+ Lần 1: Thực hiện vào tháng 4 – 6. Phát dọn sạch thực bì, dây leo, bụi rậm theo băng trồng (băng phát dọn rộng 2m), cắt bỏ dây leo bu bán thân cây, dẫy cỏ cuốc vun gốc 1m2 quanh gốc cây trồng.

+ Lần 2: Thực hiện vào tháng 9 – 12. Phát dọn sạch thực bì, dây leo, bụi rậm  theo băng trồng (băng phát dọn rộng 2m), cắt bỏ dây leo bu bán thân cây, dẫy cỏ cuốc vun gốc 1m2 quanh gốc cây trồng đồng thời bón phân cho cây trồng và trồng giặm cây chết, cây bị mất để đảm bảo mật độ ban đầu.

- Năm thứ 2: Chăm sóc 2 lần/ năm.

+ Lần 1: Thực hiện vào tháng 4 – 6. Phát dọn sạch thực bì, dây leo, bụi rậm  theo băng trồng (băng phát dọn rộng 2m), cắt bỏ dây leo bu bám thân cây, dẫy cỏ cuốc vun gốc 1m2 quanh gốc cây trồng.

+ Lần 2: Thực hiện vào tháng 9 – 12. Phát dọn sạch thực bì, dây leo, bụi rậm  theo băng trồng (băng phát dọn rộng 2m), cắt bỏ dây leo bu bám thân cây, dẫy cỏ cuốc vun gốc 1m2 quanh gốc cây trồng.

- Năm thứ thứ 3: Chăm sóc 1 lần/ năm.

Thực hiện vào tháng 9 – 12. Phát dọn sạch thực bì, dây leo, bụi rậm theo băng trồng (băng phát dọn rộng 2m), cắt bỏ dây leo bu bám thân cây, dẫy cỏ cuốc vun gốc 1m2 quanh gốc cây trồng. Đồng thời phát luỗng dây leo, bụi rậm và những cây không mục đích trên băng chừa để tăng thêm độ chiếu sánh cho cây.

IV.6.2. Bảo vệ rừng trồng:

Các hộ, nhóm hộ (Được gọi là chủ rừng) nhận khoán trồng rừng phải thường xuyên tuần tra canh gác bảo vệ tốt rừng trồng của mình, các chủ rừng phải tự tổ chức lực lượng bảo vệ rừng; các hộ gia đình vừa tự bảo vệ, vừa dựa vào cộng đồng để bảo vệ rừng. Lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm xử lý các hành vi xâm hại đến rừng sản xuất của mọi thành phần kinh tế để bảo đảm giữ nghiêm kỷ cương luật pháp và tạo sự an tâm đầu tư của các chủ rừng. Ngăn chặn không cho người và gia súc vào phá hoại rừng trồng, luôn  phòng chống cháy rừng và sâu bệnh hại.

Nguồn tin: Trung tâm KN-KN
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Kỹ thuật trồng và khai thác cây Song mật
Canh tác nương rẫy bền vững
Kỹ thuật cải tạo vườn tạp
KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ GÂY TRỒNG CÂY BỜI LỜI ĐỎ
Kỹ thuật trồng rừng keo lai nuôi cấy mô thâm canh
Bệnh Thán thư hại cây ăn quả và biện pháp xử lý
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoan ta - Tên khoa học: Melia azedarach L
Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển - giải pháp ứng phó với biến đỏi khí hậu.
Những giải pháp canh tác bền vững cho vùng đất dốc Quảng Nam
Kỹ thuật trồng cây lim xanh
    
1   2   3   4   5   6  
    
Các tin cũ hơn:
Năm 2016, hoàn thành trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Kỹ thuật trồng chuối mốc






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006809703

    Lượt trong ngày 2879
    Hôm qua: 3604
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 79
    Tổng số 6809703