Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN HẠI NGÔ
Người đăng: ThS. Nguyễn Thị Bích Lợi .Ngày đăng: 28/06/2014 18:39 .Lượt xem: 2923 lượt.
Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis Hubner) là một trong những đối tượng thường phát sinh gây hại nặng trên cây ngô ở vụ Hè Thu và vụ Thu, làm giảm năng suất ngô. Vì vậy, bà con trồng ngô cần chú ý phòng trừ tốt đối tượng này.

         Sâu đục thân ngô xuất hiện trong cả năm nhưng phát sinh và gây hại nhiều nhất vào các tháng trong vụ Hè Thu và vụ Thu (2 vụ ngô này độ ẩm và nhiệt độ thích hợp nhất cho sâu phát triển). Vì vậy, khi trồng ngô ở vụ Hè Thu và vụ Thu bà con cần theo dõi, thăm đồng thường xuyên, nhất là khi ngô xoáy nõn (sắp trỗ cờ) để có những biện pháp tác động tích cực cũng như phòng trừ sâu có hiệu quả cao.

          * Biện pháp phòng trừ:

          - Gieo trồng ngô tập trung thành những vùng sản xuất lớn. Không nên trồng liên tiếp các vụ ngô trên cùng một chân ruộng, vùng sản xuất. 

          - Ngô vụ Thu nên gieo từ hạ tuần tháng 8 đến đầu tháng 9. Nếu gieo sớm trong tháng 7 thì phải phòng trừ sâu kịp thời, hiệu quả nhất là lúc ngô xoáy nõn.

          - Trong quá trình chăm sóc ngô, nhất là ngô nếp nên tăng cường bón phân hữu cơ, phân kali giúp cây cứng chắc, không nên bón thừa đạm để ngăn chặn sâu xâm nhập, phá hại.

          - Nên chọn các giống ngô chống chịu được sâu đục thân.

          - Theo dõi sâu trưởng thành từ lúc vũ hóa để kịp thời ngắt bỏ ổ trứng khi chưa đến ngưỡng phun trừ (ổ trứng sâu đục thân ngô có các quả trứng xếp liền với nhau như vảy cá trên các lá bánh tẻ, gần nõn).

          - Không nên lạm dụng thuốc hóa học nhằm duy trì lượng thiên địch có trong ruộng ngô, nhất là loài ong mắt đỏ.

          - Biện pháp hóa học: Nếu mật độ sâu cao cần phải xử lý bằng thuốc hóa học thì nông dân cần chú ý:

          + Theo dõi, quan sát chặt chẽ pha bướm kể từ lúc vũ hóa để biết được mật độ và tính được thời gian trứng nở thành sâu non tuổi 1, kết hợp với việc quan sát hàng lỗ thủng trên lá nõn khi vươn xòe ra. Có thể rắc từ 1-2 hạt thuốc trừ sâu Vibasu 10H hoặc Diazan 10H vào các nõn ngô. Cách làm này sẽ trị được sâu khi tuổi còn nhỏ đang nằm trên nõn chưa chui xuống thân.

          + Lúc ngô xoáy nõn (là thời điểm bướm sâu tập trung đẻ trứng), tốt nhất nên sử dụng thuốc trừ sâu thế hệ mới của Syngenta có tên Voliam Tago 063SC. Thuốc này hiệu lực trừ sâu đục thân ngô rất cao, đồng thời còn có hiệu lực cao để trừ sâu xanh da láng, một loài sâu rất khó trị do kháng thuốc cao. Sử dụng bằng cách: hòa 1 lọ thuốc Voliam Tago vào bình 18 lít hoặc 2 bình 12 lít phun đều lên toàn bộ thân, lá cây ngô. Nếu mật độ sâu cao, phun lại lần 2 lên toàn bộ các bộ phận trên cây khi ngô phun râu với liều lượng như trên./.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Thời tiết ảnh hưởng việc bón phân ra sao?
Một số biện pháp phòng trừ dịch hại cho cây hồ tiêu đầu mùa mưa
kỹ thuật trồng xen canh cây bắp lai xen với cây lạc trên đất lúa chuyển đổi
Trồng đậu phụng trên đất lúa lãi ròng gần 21 triệu đồng/ha
Bón phân dúi sâu cho lúa: Đôi điều suy ngẫm
Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ
Rau VietGAP bí đầu ra
Kỹ thuật trồng nấm sò bằng nguyên liệu rơm
QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG LẠC VỤ THU ĐÔNG
GIỐNG LẠC LDH.01
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
KỸ THUẬT TRỒNG HOA THIÊN LÝ
KỸ THUẬT SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TẠI CHỖ






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006809394

    Lượt trong ngày 2570
    Hôm qua: 3604
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 87
    Tổng số 6809394