Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Hiệu quả mô hình nuôi bò thâm canh tại Điện Bàn năm 2016
Người đăng: Lê Thương .Ngày đăng: 21/12/2016 11:10 .Lượt xem: 3352 lượt.
Với tổng đàn bò hiện có vào khoảng 22 ngàn con, trong đó tỷ lệ bò lai chiếm trên 78%. nhờ sử dụng các giống bò thịt cao sản như Brahman, Droughtmaster, Limousine, BBB...làm chủ đạo trong công tác giống mà chăn nuôi bò ở Điện Bàn luôn đóng vai trò quan trọng trong kinh tế nông nghiệp của địa phuông. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chăn nuôi theo hình thức quảng canh vẫn còn khá phổ biến...

Đối với thị xã Điện Bàn, chăn nuôi bò xưa nay vẫn luôn đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp của đa số người dân. Tổng đàn bò cuả Điện Bàn hiện có khoảng 22 ngàn con, trong đó tỷ lệ bò lai chiếm trên 78%. Chương trình cải tạo và nâng cao chất lượng đàn bò trong những năm qua đã làm nền tảng tạo ra đàn bò có năng suất, sản lượng thịt cao vượt trội nhờ sử dụng các giống cao sản như Brahman, Droughtmaster, Limousine,  BBB...

                  Sử dụng những bò đực lai - giống cao sản đẻ nuôi vỗ béo

     Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại phổ biến hình thức chăn nuôi quảng canh, chăn thả tự nhiên theo cách truyền thống; việc chế biến thức ăn bổ sung và đầu tư thức ăn công nghiệp chưa phát triển rộng rãi; nguồn thức ăn thô xanh vẫn còn thiếu, cơ giới hóa trong chăn nuôi chưa được chú trọng. Chính vì vậy mà chăn nuôi theo phương thức nhốt chuồng tăng cường đầu tư tham canh, trồng cỏ và các loại cây thức ăn để chủ động nguồn thức ăn xanh quanh năm cho bò (kể cả khi nguồn cỏ tự nhiên cạn kiệt) là điều kiện tiên quyết để chuyển từ chăn nuôi quảng canh nhỏ lẻ, tận dụng sang chăn nuôi thâm canh, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Trên cơ sở đó, năm 2016, từ nguồn kinh phí đầu tư của Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam, Trạm Khuyến nông-Khuyến lâm Điện Bàn phối hợp với UBND xã Điện Phước triển khai thực hiện mô hình “Chăn nuôi bò thâm canh kết hợp trồng cỏ, chế biến thức ăn”, với qui mô 50 bò thịt/10 hộ tham gia.

Phương thức đầu tư của mô hình là tuyển chọn bò sẵn có của nông hộ đủ tiêu chuẩn đưa vào nuôi hướng lấy thịt, hướng dẫn hộ dân làm chuồng đảm bảo theo qui trình nuôi thâm canh, hỗ trợ giống cỏ VA06 cho nông dân trồng để chủ động thức ăn xanh, hỗ trợ nông dân mua máy băm cỏ và hỗ trợ thức ăn tinh để nuôi theo qui trình vỗ béo. Ngoài ra, Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm Điện Bàn còn thực hiện việc tập huấn hướng dẫn cho các hộ dân tham gia mô hình tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp ở địa phương để chế biến, bảo quản làm thức ăn chủ động cho bò trong mùa khan hiếm thức ăn như ủ chua thân lá cây ngô, rơm ủ U –rê...

Sau 6 tháng triển khai thực hiện, mô hình đã đem lại kết quả rất khả quan, cụ thể:

1. Đối với kết quả trồng giống cỏ VA06

Thời gian thu hoạch vụ gốc: 60 ngày sau khi trồng. Thời gian thu hoạch các lứa sau trung bình 40 ngày/lứa. Năng suất giống cỏ VA06 cao hơn giống cỏ Voi thường và được thể hiện qua bảng dưới đây:

TT

Diễn giải

Cỏ VA06

Cỏ Voi thường

1

Số kg/m2  vụ gốc

2,5-3,0

2,1-2,65

2

Năng suất TB vụ gốc (tấn/ha)

30

22,5

3

Năng suất TB của mỗi lứa tiếp theo (tấn/ha/lứa)

46

37

4

Ước năng suất (tấn/ ha/ năm)

306

244,5

( Năng suất cỏ 01 năm: Tính 7 lứa/ năm)

Do năng suất của từng giống cỏ được thu từ cả thân và lá, với kết quả thu được cho thấy giống cỏ VA06 có chiều cao, đường kính thân và khả năng đẻ nhánh cao hơn so với cỏ voi nên năng suất của cỏ VA06 cao hơn giống cỏ voi thường. Đặc biệt là cỏ VA06 có thân mền và kết hợp được với máy băm cỏ nâng hiệu suất sử dụng cỏ lên 95%. Ngoài ra, sinh khối từ lá của cỏ VA06 cao hơn, hơn nữa lá ít lông nên bò rất thích ăn.

           Chế biến thức ăn nuôi bò từ phụ phẩm nông nghiệp

    2. Về hiệu qủa kinh tế của mô hình chăn nuôi bò thâm canh

Sau 6 tháng thực hiện mô hình, kết quả tính toán hiệu quả mô hình được thể hiện như sau:

* Phần thu:

- Tổng khối lượng bò tăng thêm sau đầu tư: 8.660kg

+ Giai đoạn 13 - 18 tháng:  24 kg/con/ tháng x 5 tháng x 50 con = 6.000 kg

+ Giai đoạn 19- 20  tháng  : 26,6 kg/con/tháng x 2 tháng x 50 con = 2.660kg

- Tổng số tiền bán bò tăng thêm sau đầu tư:

 8.660 kg  x  60.000 đ/kg = 519.600.000  đồng

*Phần chi: 176.625.000 đồng

- Tiền thức ăn đầu tư:

  307,5 kg/con  x 50 con  x 11.000 đ/kg = 169.125.000đồng

-Tiền phân bón, vắc xin, tẩy giun sán, điện:  7.500.000 đồng

* Thu nhập = 519.600.000 đ – 176.625.000 đ = 342.975.000 đồng

Thu nhập bình quân 1 hộ sau đầu tư: 342.975.000 : 10 = 34.298.000 đồng

( Thu nhập bình quân 1 con/ tháng sau đầu tư: 980.000 đồng)

Từ kết quả của mô hình, chúng tôi nhận định rằng giống cỏ VA06 trồng năm thứ nhất cao hơn yêu cầu kỹ thuật 56 tấn/ha/năm. Từ năm thứ 2 đến năm thứ 6 tiềm năng năng suất có thể đạt 450 tấn /ha/ năm.

Trọng lượng đàn bò tham gia mô hình tăng đáng kể so với những đàn bò nuôi ở chế độ chăn thả tự do, thời gian nuôi được rút ngắn.

        Chăn nuôi bò thâm canh với hình thức nuôi nhốt là nghề nuôi phù hợp với điều kiện diện tích đất sản xuất ngày càng thu hẹp, tiết kiệm thời gian chăm sóc vì không phải chăn giữ; người dân dễ dàng hơn trong việc quản lý, kiểm soát dịch bệnh và chất lượng bò cũng tăng lên rất nhiều so với chăn thả.

        Mô hình nuôi nhốt chuồng có đầu tư thâm canh cso




                          Sử dụng thức ăn tinh trong thời gian nuôi vỗ béo

            * Một số khuyến cáo:

- Thức ăn chính của bò là cỏ và các loại cây thức ăn xanh khác, vì vậy bà con nông dân cần cung cấp đủ cỏ xanh cho bò, lượng cỏ tối thiểu bằng 10% trọng lượng cơ thể bò.

- Trong trường hợp thiếu cỏ, có thể thay thế một phần cỏ xanh bằng rơm ủ ure hoặc thức ăn ủ chua.

- Thức ăn tinh là thức ăn bổ sung nhằm nâng cao năng suất trong chăn nuôi bò thịt, chỉ cho ăn thức ăn tinh với lượng vừa đủ (bình quân cho cả giai đoạn nuôi vỗ béo sử dụng 1,25 kg thức ăn tinh/con/ngày), không nên lạm dụng thức ăn tinh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bò và chi phí thức ăn chăn nuôi cao, hiệu quả kinh tế thấp.

- Cho ăn thức ăn tinh sau khi bò đã được ăn cỏ, không hòa cám vào nước cho uống mà  nên cho bò ăn cám khô.

- Nên tận dụng nguồn phụ phẩm và nguyên liệu tại địa phương để chế biến thức ăn cho bò theo công thức để giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Mô hình chuyển từ chăn nuôi bò quảng canh, phân tán sang chăn nuôi bò thâm canh giúp tăng năng suất, tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng và góp phần bảo vệ môi trường, phù hợp với các địa phương xây dựng nông thôn mới …Trong thời gian đến cần khuyến cáo nhân rộng nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò ở các địa phương.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Núi Thành: Kết quả bước đầu mô hình nuôi heo nái ngoại năm 2016
Núi Thành: Hiệu quả từ Mô hình nuôi Vịt biển năm 2017
Xây dựng chuỗi giá trị gà ta Nông Sơn
Mô hình chăn nuôi gà Ai Cập hướng trứng sạch trên nền đệm lót sinh học
Khả quan từ mô hình nuôi gà Ai Cập
Núi Thành: Hiệu quả từ Mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học năm 2017
Triển vọng nuôi vịt biển
Hiệu quả máy nghiền, ép chế biến thức ăn tại chỗ trong chăn nuôi gà thả vườn
Hiệu quả từ mô hình Chăn nuôi gà ta thả vườn an toàn dịch bệnh kết hợp chế biến thức ăn tại chổ
Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn an toàn dịch bệnh kết hợp chế biến thứ ăn tại chổ
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
ĐỆM LÓT SINH THÁI TRONG CHĂN NUÔI GÀ
Xây dựng thương hiệu trứng gà sạch
Điện Bàn: Sức lan tỏa mạnh mẽ từ một mô hình Khuyến nông
Một số vấn đề cần quan tâm khi sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi
Hiệu quả từ mô hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo thịt
"Vua bò sát" Nuôi gà Đông Tảo
Điện Bàn: Hội thảo mô hình chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò
Nuôi cúi lúi giảm nghèo
Quảng Nam: Triển khai mô hình chăn nuôi vịt biển sinh sản
Núi Thành: Hội thảo mô hình chăn nuôi gà thịt trên nền đệm lót sinh học
    
1   2  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006926775

    Lượt trong ngày 7594
    Hôm qua: 3654
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 170
    Tổng số 6926775