Cây Keo khá dễ trồng và chăm sóc rừng, có tốc độ sinh trưởng nhanh. Nhưng khi trồng cây, người dân cũng cần chú ý đến một số bệnh thường gặp của cây trồng như sau:
- Bệnh do mối: Khi rừng cây mới trồng dưới 1 tháng tuổi thường hay bị mối tấn công tại gốc, thân và rễ. Mối cắn xung quanh vỏ, thân tạo thành đường hầm xung quanh thân cây làm cây bị héo và chết dần. Mối thường gây hại tại rừng trồng bằng cây giống, ít gây hại tại rừng trồng tái sinh hạt. Tỷ lệ gây hại thường là 20% đến 30%.
- Sâu kèn nhỏ: Gây hại cho lá cây, khiến là mất khả năng quang hợp, cây trở nên còi cọc, kém phát triển. Mật độ sâu hại có thể lên đến hàng vạn con trên cây.
- Bệnh phấn trắng: Là bệnh do một loại nấm gây ra. Nấm bệnh mọc trên bề mặt lá non để hút dinh dưỡng khiến lá xoăn lại, khô chết nhưng lá lại không rụng đi. Bệnh thường phát sinh bắt đầu vào tháng 11, nặng nhất là tháng 3 - tháng 4. Trong điều kiện thích nghi bệnh có thể lan thành dịch.
- Bệnh thán thư: Cũng là loại bệnh do nấm gây ra, bệnh phát sinh gây hại cho lá, chủ yếu ở đầu ngọn lá và mép lá. Lúc đầu là mất màu rồi dần dần lan rộng ra làm khô đến nửa lá. Bệnh gây hại có thể khiến cây sinh trưởngchậm lại.
- Bệnh đen thân: Do nấm gây ra, khiến gốc cây biến thành màu nâu, lan dần lên ngọn làm cây khô héo rũ xuống phần vỏ thân. Bệnh thường xảy ra vào mùa nắng nóng, khi nhiệt độ lên cao và phần gốc cây bị tổn thương.
- Bệnh bồ hóng: Là bệnh gây hại cho lá, khiến lá không quang hợp được. Bệnh thường phát triển trong điều kiện có độ ẩm lớn.
- Bệnh nấm hồng: Loại bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa. Sợi nấm xâm nhiễm vào thân, cành cây cũng như toàn bộ lá của cây từ chỗ bị nấm xâm nhiễm lên đến ngọn bị héo, chết. Trường hợp nặng toàn bộ cây bị chết.
Với mỗi loại bệnh của cây sẽ có những phương pháp phòng trừ riêng, tuy nhiên, bài viết sẽ chỉ đưa ra một số phương pháp chung phòng trừ cho các loại bệnh của cây Keo.
*/ Khi bệnh được phát hiện sớm, việc phòng trừ bệnh cũng đạt được hiệu quả cao bằng việc chọn đúng thuốc diệt nấm. Sử dụng dung dịch Bordeaux có thành phần và tỷ lệ “ CuSO4 : CaO : H2O = 1 : 2 : 10” rất có hiệu quả khi phòng trừ bệnh nấm hồng. Tuy nhiên việc phòng trừ các loại bệnh nói chung và bệnh phấn hồng nói riêng cho các cây rừng thường có chi phí lớn.
*/ Một số giải pháp sau đây có thể được áp dụng:
- Khơi thông mương rãnh nhằm hạn chế Keo bị ngập úng sau mưa tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển;
- Thường xuyên kiểm tra, phát hiện sớm triệu chứng bệnh của cây;
- Chặt bỏ những phần cây bị chết hoặc nhiễm bệnh nặng để tránh lan sang các bộ phận khác;
- Nên lựa chọn các dòng, xuất xứ cây có khả năng chống bệnh cao tại các vườn ươm đã được cơ quan Nhà nước công nhận;