a. Chọn giống cây trồng vật nuôi.
- Cây lâm nghiệp:
+ Cây có bộ rễ phát triển khỏe, chịu hạn, kháng sâu bệnh tốt, rễ có khả năng cố định đạm, cây có khả năng tái sinh chồi mạnh, có biên độ sinh thái rộng, cây có nhiều công dụng như lấy gỗ, vỏ, quả, tinh dầu...;
- Cây nông nghiệp:
+ Cây có khả năng chống chịu được thời tiết khắc nghiệt (chịu hạn, chịu mặn, chịu rét...)
+ Chọn giống ngắn ngày; kháng sâu bệnh tốt.
- Vật nuôi:
+ Ưu tiên chọn các giống tốt của địa phương, có khả năng chống chịu tốt mọi thời tiết, dịch bệnh.
+ Giống có nguồn gốc rõ ràng thuận tiện cho việc kiểm soát dịch bệnh.
b . Cách bố trí cây trồng, vật nuôi:
* Đối với địa hình đất dốc:
- Thông thường cây lâm nghiệp được bố trí trồng ở phần đỉnh đồi từ 30 - 60% diện tích, gồm các loài cây bản địa như: Gõ, lim xanh, trám, giổi, keo lá tràm, dầu, sao đen, sến, xa xị…
- Tiếp theo bố trí băng xanh rộng 1- 2 mét như: Cốt khí, keo đậu, đậu thiều hoặc trồng cỏ, dứa vừa có hiệu quả kinh tế vừa chống xói mòn.
- Phần sườn đồi bố trí trồng cây công nghiệp và cây dược liệu: Chè, cao su, cà phê, lạc (đậu phụng), đậu, đảng sâm, ba kích…..
- Phần chân đồi bố trí cây ăn quả: Vải, nhãn, cam, chanh, bưởi, ổi, mận, xoài,…
- Dưới cùng là ao cá, chuồng trại, ruộng lúa nước, rau màu các loại.
Sử dụng các giống vật nuôi bản địa như: Lợn rừng, lợn đen địa phương, Gà ri, gà Hmong, trâu, bò, cú núi...; các loại cá truyền thống có sức sống khỏe và dễ thích nghi: Trắm, chép, trôi, mè, rô phi, cá lóc, ếch, lươn...
* Đối với các vùng đất bằng:
- Cây lâm nghiệp bố trí thành các đai rừng chắn gió hại cho khu vực sản xuất nông nghiệp.
c. Biện pháp canh tác:
- Phương thức canh tác: Sử dụng phương thức xen canh, luân canh cây trồng để hạn chế sâu bệnh hại, hạn chế xói mòn, cải tạo đất, tận dụng không gian dinh dưỡng, ví dụ: Ngô xen keo, sắn xem keo, sắn xen cao su, đậu/lạc/dứa xen cao su...
- Xử lý thực bì:
+ Tùy vào địa hình để xử lý cục bộ theo băng, theo đám hoặc toàn diện. Tuyệt đối không đốt thực bì, có thể xếp thành băng theo đường đồng mức, hoặc băm nhỏ.
- Làm đất: Tùy vào điều kiện địa hình có thể làm đất toàn diện hay cục bộ. Ở vùng đất dốc cần làm đất cục bộ theo hố, theo băng, theo đám.
- Phân bón: Sử dụng phân bón hợp lý, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thời điểm. Hạn chế sử dụng phân vô cơ, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ, vi sinh, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để làm phân bón. Bón phân sâu trong đất để hạn chế phân bị rửa trôi.
- Phòng trừ sâu bệnh hại: Áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tạo ra sản phẩm an toàn.
- Đối với chăn nuôi: Áp dụng theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học; làm chuồng trại xa nhà ở, xử lý chất thải hợp vệ sinh; sử dụng đệm lót sinh học, vệ sinh phòng bệnh đảm bảo, không sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi.
Canh tác tổng hợp: Rừng - Vườn - Ao - Chuồng là mô hình trong điều kiện lý tưởng về đất dai, địa hình, vốn, nhân lực; tuy nhiên thực tế chỉ có thể áp dụng từng phần đối với mỗi hộ gia đình. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp một phần kiến thức trong sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu đối với người dân miền núi nhằm hạn chế rủi ro do thiên tai, mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần bảo vệ rừng, giảm phát thải khí nhà kính, chung tay ứng phó với BĐKH./.