Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu ;
Người đăng: Nhã Phương .Ngày đăng: 10/05/2016 14:12 .Lượt xem: 2048 lượt.
ể ứng phó với biến đổi khí hậu, thời gian gần đây Thăng Bình và Núi Thành đã nỗ lực giúp nông dân chuyển những chân đất lúa thuộc vùng cuối kênh sang canh tác một số giống đậu phụng có khả năng chịu hạn tốt. Dù mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng việc nhân rộng vẫn còn nhiều rào cản…

Hiệu quả ở mô hình điểm

Ông Võ Văn Nghi - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, đầu vụ đông xuân 2015 - 2016 đơn vị phối hợp với ngành nông nghiệp huyện Thăng Bình triển khai mô hình trình diễn tưới nước tiết kiệm bằng việc chuyển những chân đất lúa sản xuất kém hiệu quả sang canh tác giống đậu phụng TB25 và LDH01. Mô hình này được thực hiện trên 200 sào đất lúa nằm ở vùng cuối kênh hồ chứa Đông Tiển với sự tham gia của 80 hộ dân thuộc địa bàn thôn Châu Xuân Tây (xã Bình Định Nam). Theo ông Nguyễn Văn Lễ - cán bộ khuyến nông xã Bình Định Nam, trong tổng số 200 sào đất sản xuất đậu phụng trên những ruộng lúa chuyển đổi ở thôn Châu Xuân Tây thì tính đến thời điểm này đã thu hoạch hơn 90% diện tích. Ông Lễ nói: “Qua thống kê cho thấy, bình quân mỗi sào cho năng suất khoảng 120 - 150kg đậu phụng khô. Hiện nay, trên thị trường 1kg đậu phụng khô có giá 27 nghìn đồng, như vậy với sản lượng vừa nêu thì 1 sào đậu đạt giá trị từ 3,2 - 4 triệu đồng. Trong khi đó, trước đây gieo sạ lúa nông dân chỉ gặt được 225kg lúa khô/sào, bán lúa thương phẩm với giá 6 nghìn đồng/kg thì mỗi sào thu về hơn 1,3 triệu đồng”.

Tham quan mô hình trình diễn ở xã Bình Định Nam, huyện Thăng Bình. Ảnh: n.p
Tham quan mô hình trình diễn ở xã Bình Định Nam, huyện Thăng Bình. Ảnh: N.P

Theo bà Nguyễn Thị Bích Lợi - Phó phòng Kỹ thuật (Trung tâm Khuyến nông tỉnh), đông xuân năm nay đơn vị cũng phối hợp với ngành nông nghiệp huyện Núi Thành tổ chức tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật và hỗ trợ 68 hộ dân ở thôn Phái Nhơn (xã Tam Hiệp) triển khai mô hình canh tác trình diễn giống đậu phụng L14 cấp xác nhận trên 180 sào đất lúa thường sản xuất kém hiệu quả. Bà Lợi nói: “Qua khảo sát, đánh giá thì vụ này năng suất đậu phụng bình quân của mô hình khảo nghiệm tại thôn Phái Nhơn đạt 30 tạ/ha. Nếu bán đậu phụng khô với giá 22 nghìn đồng/kg thì quy ra 1ha đạt giá trị 66 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư (không tính công lao động) thì 1ha đậu phụng L14 mang về cho nông dân mức thu nhập 49,3 triệu đồng, tăng gần 30 triệu đồng so với canh tác lúa”.

Thực tế tại xã Bình Định Nam (Thăng Bình) và xã Tam Hiệp (Núi Thành) cho thấy, ngoài chuyện giá trị kinh tế trên cùng đơn vị diện tích tăng mạnh thì việc áp dụng mô hình này còn mang lại nhiều cái lợi khác. Về lượng nước tưới, khi sản xuất cây đậu phụng trên đất lúa chuyển đổi thì giảm được 4 - 5 lần tưới/vụ và lượng nước dùng để tưới cho đậu phụng cũng giảm 60 - 70% so với lúa. “Có thể khẳng định, đây là hướng canh tác phù hợp với định hướng của ngành nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu, nhất là hiện tượng El Nino diễn ra trên diện rộng như hiện nay. Cần nói thêm, mô hình trồng đậu phụng trên đất lúa sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma để xử lý phân chuồng, phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ vi sinh đã góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế một số bệnh hại do nấm gây ra. Bên cạnh đó, mô hình áp dụng quy trình thâm canh tổng hợp, bón phân cân đối và hợp lý, quản lý dịch hại tốt nên hạn chế tối đa việc phun thuốc bảo vệ thực vật” - bà Lợi nói.

Khó nhân rộng

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 6.000ha đất lúa không chủ động nước tưới hoặc nằm ở những vùng cuối kênh nên việc sản xuất thường mang lại giá trị kinh tế thấp. Trước hiệu quả hết sức thiết thực của mô hình trồng đậu phụng trên đất lúa tại huyện Thăng Bình, Núi Thành và một số nơi khác, nhiều ý kiến cho rằng trong thời gian tới ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương cần tập trung nhân rộng mô hình này nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giúp nông dân nâng cao nguồn thu nhập, từng bước cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thời gian qua việc quy hoạch những cánh đồng cây màu, cánh đồng chuyển đổi không được các ngành, các cấp chú trọng đúng mức. Đặc biệt, kết cấu hạ tầng thủy lợi, nhất là hệ thống tiêu nước cho cây trồng cạn chưa được quan tâm đầu tư nên nhiều diện tích dễ bị ngập úng khi có mưa lớn. Cạnh đó, phần lớn các lô và thửa ruộng đều manh mún, nhỏ lẻ khiến việc đưa cơ giới hóa vào phục vụ sản xuất gặp rất nhiều khó khăn… Đây là những rào cản rất lớn trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiện nay.

Theo ngành chuyên môn, để thực hiện mô hình trồng đậu phụng trên đất lúa mang lại thành công, vấn đề tiên quyết nhất là phải quy hoạch ruộng chuyển đổi một cách bài bản. Đồng thời hệ thống kênh mương nội đồng phải được quan tâm đầu tư đúng mức, nhất là khâu tiêu nước khi gặp mưa lớn kéo dài. Đặc biệt, phải hết sức chú trọng đến công tác vận động, tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho nông dân. Bà Nguyễn Thị Bích Lợi cho rằng, chính quyền các địa phương cần phải quy hoạch vùng sản xuất tập trung, tách riêng những cánh đồng trồng lúa và đậu phụng nhằm tránh xảy ra tình trạng úng thủy cục bộ, vì nhu cầu nước tưới của 2 loại cây trồng này hoàn toàn khác nhau. Đồng thời nên gieo trồng cùng loại giống trên một cánh đồng. Bà Lợi nói thêm: “Đất trồng lúa chuyển sang sản xuất đậu phụng phải được cày bừa nhuyễn và mịn, sạch cỏ dại, không được vón cục, lên luống cao, vét rãnh sâu để dễ dàng thoát nước”.

NHÃ PHƯƠNG

Nguồn tin: Baoquangnam.com.vn
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Trồng cỏ nuôi bò trên đất lúa
Hợp tác xã Rau sạch Mỹ Hưng: Tạo chuỗi giá trị, mở rộng thị trường
17 giờ tối nay (6.11), hồ Phú Ninh sẽ xả lũ
Hiệu quả mô hình trồng dược liệu xen canh
Đầu tư cánh rừng gỗ lớn: Không thể chậm trễ
Chuẩn bị mùa dâu mới trên đất bãi bồi
Các tin cũ hơn:
Thành công từ cánh đồng mẫu
Cấm sử dụng lửa trong phân khu bảo vệ rừng đặc dụng
Quay về gạo mùa
Hội An: Chuyển đổi đất lúa sang trồng cây dược liệu, phục vụ du lịch
Hội An: Chuyển đổi đất lúa sang trồng cây dược liệu, phục vụ du lịch
Cải thiện bưởi Đại Bình
Tây Giang cần nhân rộng các mô hình chăn nuôi tập trung và phát triển kinh tế rừng
Điện Bàn: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp
Niềm vui người dân Tam Trà
Đậu cô ve được mùa, được giá
    
1   2  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006941610

    Lượt trong ngày 2139
    Hôm qua: 4566
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 117
    Tổng số 6941610