Hiệp Đức là một huyện miền núi của tỉnh, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp là chính. Diện tích đất nông nghiệp 42.494,81 ha, chiếm 85,99% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất dùng cho sản xuất nông nghiệp 7.726,89 ha. Đây là một lợi thế lớn để phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi. Chăn nuôi là ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của huyện Hiệp Đức . Từ năm 2011 đến nay việc cải tạo chất lượng đàn bò, đặc biệt là chương trình lai hoá đàn bò nhằm để từng bước nâng cao tầm vóc của đàn bò vàng điạ phương luôn được quan tâm chú trọng. Huyện ban hành Quyết định 78/QĐ-UBND của UBND huyện về hỗ trợ trồng cỏ nuôi bò lai thâm canh, Quyết định 399/QĐ-UBND, ngày 11/10/2011 phê duyệt Đề án phối tinh nhân tạo bò trên địa bàn huyện giai đoạn 2012-2015. Ngoài ra, kết hợp các cơ chế chủ hỗ trợ của Tỉnh, và nhiều nguồn vốn từ khác nhau như chương trình phát triển vùng, chương trình 135, KHCN, chương trình khuyến nông… tổ chức đào tạo cán bộ kỹ thuật, trang bị các vật dụng ( bình nitơ, súng bắn tinh, tinh công rạ, tiền công cho dẫn tinh viên…) được hỗ trợ 100% để phục vụ công tác truyền giống bằng thụ tinh nhân tạo. Địa điểm tiếp nhận tinh ngay trạm Khuyến nông- Khuyến lâm huyện nên thuận tiện cho các DTV đến nhận tinh và nitơ kịp thời.
Vì vậy, công tác lai tạo đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo ngày càng được nhân rộng. Tổng đàn bò trên địa bàn huyện hiện có là 11.000 con, Tỷ lệ bò lai nhóm Zê bu chiếm 80,5% trong tổng đàn. Có được kết quả tốt như vậy là nhờ sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo thường xuyên của UBND huyện và sự vào cuộc tuyên truyền vận động cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Bên cạnh đội ngũ dẫn tinh viên hoạt động tích cực “ở đâu nông dân cần, DTV có mặt kịp thời” để phục vụ công tác phối giống. Các dẫn tinh viên đều đã qua đào tạo có tay nghề kỹ thuật phối tinh kinh nghiệm, và hoạt động rất tích cực có đạo đức nghề nghiệp và tạo được uy tín đối với người dân.
Từ năm 2011-2015 Số lượng tinh tiếp nhận và cấp ra là (các loại tinh dùng phối giống chủ yếu là nhóm bò lai ZÊBU: Brahman, Drocmater, Limuousind),
- Tổng hợp số liệu tinh,vật tư TTNT cấp phát và theo dõi phối giống giai đoạn 2012-2015 cụ thể:
Năm
|
Số liều tinh
nhận vào (liều)
|
Số liều tinh
cấp ra phối giống (liều)
|
Số lượng nitơ ( lít)
|
Bao tay, ống gen (bộ)
|
Số bò nái phối giống
có chữa (con)
|
2012
|
2.913
|
2.913
|
2.800
|
2.913
|
1.795
|
2013
|
3.645
|
3.645
|
2.500
|
3.645
|
2.611
|
2014
|
5.105
|
5.105
|
2.615
|
5.105
|
3.696
|
2015
|
5.550
|
5.550
|
2.105
|
5.550
|
4.414
|
Tổng cộng
|
17.213
|
17.213
|
10.020
|
17.213
|
12.516
|
- Bảng số liệu trên cho thấy, số lượng tinh mua vào và cấp ra tăng dần qua các năm, số bò được phối tinh có chữa cũng tăng theo. Từ 2012-2015, tổng số bò phối tinh nhân tạo ra đời là 12.516 con. Năm 2012, tổng số đàn bò lai trên địa bàn huyện là 7.551 con, trong đó bò lai do phối tinh nhân tạo đạt 1.795 con, chiếm 23,77% so với tổng số bò lai. Đến 2015, tổng đàn bò lai là 8.896 con, trong đó bò lai do phối tinh nhân tạo đạt 4.414 con, chiếm 49,62%., Điều này chứng tỏ bò lai bằng phối tinh nhân tạo chiếm tỉ lệ không nhỏ trong tổng số đàn bò lai. Góp phần tăng tỉ lệ bò lai từ 70,8% năm 2012 lên 80,05% năm 2015, vượt so với Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện và Nghị Quyết HĐND huyện là 5,05%.
- Qua thực tế công tác phối tinh nhân tạo bò trên địa bàn huyện của các DTV và kết quả phúc tra kiểm tra của tổ công tác huyện, để có 01 con bê lai ra đời thì cần 1,4- 1,5 liều tinh/ bò cái có chữa và để bảo quản 01 liều tinh thì lượng nitơ tiêu tốn trung bình khoảng 0,9 lít/ 01 liều tinh.
Trạm KN-KL là cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện công tác phối tinh nhân tạo bò, viên chức trạm trực thường xuyên trong giờ hành chính và các ngày nghỉ cuối tuần để cấp phát tinh cho các DTV hoạt động. Đồng thời, hợp đồng mua tinh, ni tơ và các dụng cụ kịp thời không để việc phối tinh bị gián đoạn.
- Công tác tiếp nhận và cấp phát tinh kịp thời, có sổ sách ghi chép, theo dõi nhập và nhận tinh. Nhằm tránh tình trạng thất thoát tinh, khi các DTV đến nhận tinh tại trạm phải báo cáo số lượng chủ hộ có bò nái được phối tinh lần trước đã nhận, mới được nhận lần kế tiếp.
- Khi thực hiện phối tinh đều có phiếu theo dõi về con giống và giao cho chủ hộ biết theo dõi.
-Mỗi năm bình quân có 3000 - 3200 con bê lai các giống chuyên thịt (nhómmáu ngoại) từ bò cái được phối giống bằng phương pháp TTNT được sinh ra và sinh trưởng phát triển tốt, có ngoại hình đẹp.Trong tổng đàn bò cái sinh sản 5867con thì có 30% cái sinh sản có tỉ lệ lai 75% máu ngoại, và 50% cái sinh sản có tỉ lệ lai 50% máu ngoại, đây cũng là điều kiện để tiến hành lai tạo bò ngoại có trọng lượng, chất lượng thịt ngon như giống Bò 3B.......
Từ nhiều năm qua, công tác phối tinh bò nhân tạo đã được duy trì, đi vào nề nếp và hoạt động có hiệu quả cao.
Bê lai BBB ra đời từ công tác TTNT (40 ngày tuổi, nặng 50kg)
* Hiệu quả kinh tế
- Trọng lượng bê lai sơ sinh đạt 20-21kg/con ( cao hơn bò vàng địa phương 5-7kg).
- Trọng lượng bò lai 12 tháng tuổi đạt 150 kg/con (cao hơn bò vàng địa phương 30kg/con)
- Giá bán 01 con bò lai ở cùng độ tuổi thường cao hơn bò vàng địa phương 4.000.000 - 5.000.000 đồng/con, nhất là bò cái để làm giống.
- Từ 2012-2015 có khoảng 12.500 con bò lai được sinh ra, như vậy việc cải tạo đàn bò mang lại lợi ích về kinh tế:
12.500 con x 4.000.000 đ/con = 50.000.000.000 đồng
- Trong đó chi phí nhà nước hỗ trợ (Mua tinh, nitơ, dụng cụ và tiền công phối tinh cho các DTV ) là 2.512.422.000đồng, như vậy lợi ích từ công tác phối tinh được lợi khoảng 47,487 tỷ đồng.
* Hiệu quả xã hội
- Thay đổi dần tập quán chăn nuôi của đa số nông dân từ quảng canh sang thâm canh, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thay đổi nhận thức và tính ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước cho toàn xã hội.
- Đồng thời việc thực hiện chương trình cải tạo đàn bò sẽ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập góp phần vào việc xây dựng Nông thôn mới.
- Việc thực hiện chương trình cải tạo đàn bò bằng phối tinh nhân tạo bò sẽ tạo nền tảng để phát triển chăn nuôi hàng hoá chất lượng thương phẩm; TTNT còn giúp công tác quản lý Nhà nước về con giống thống nhất.
Có thể khẳng định rằng, hiện nay người chăn nuôi bò đã nhận thức được giá trị kinh tế của con bò lai, vì vậy công tác phối tinh nhân tạo được thực hiện thuận lợi và ngày càng được nhân rộng. Nhằm thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện, Nghị quyết HĐND huyện là đẩy mạnh tỉ trọng ngành chăn nuôi trong sản xuất Nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.