Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Phát triển cây lâm nghiệp
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 24/12/2015 15:06 .Lượt xem: 1555 lượt.
Nâng cao chất lượng giống cây trồng rừng là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Vai trò của giống cây lâm nghiệp trong tái cơ cấu ngành

Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị ngày 10/11/1998 về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn đã ghi rõ “Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu và áp dụng giống mới”. Trong Quyết định 18/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 5/2/2007 về phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 cũng đã chỉ rõ phải “Nghiên cứu phát triển rừng theo 2 hướng chính là cải tạo giống cây rừng và thực hiện các biện pháp lâm sinh”.

Nâng cao chất lượng giống cây trồng rừng là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo Quyết định 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 8/7/2014 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT.

Để nâng cao giá trị gia tăng của ngành, 2 nhiệm vụ cơ bản được đặt ra là: i) Nâng cao năng suất rừng đạt bình quân 15 m3/ha/năm và đến năm 2020 diện tích rừng trồng SX đạt khoảng 3,84 triệu ha; ii) Đưa tỷ lệ giống cây trồng lâm nghiệp mới được công nhận vào SX lên 60 - 70% vào năm 2020, đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng, góp phần đưa năng suất rừng trồng tăng 10% vào năm 2015 và tăng 20% vào năm 2020 so với năm 2011.

Để thực hiện được hai nhiệm vụ cơ bản trên, việc ứng dụng KHCN trong lâm nghiệp và tăng cường công tác quản lý cần được đẩy mạnh, đặc biệt đối với lĩnh vực giống cây lâm nghiệp.

Những thành tựu nghiên cứu giống cây lâm nghiệp

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam mới được tổ chức và sắp xếp lại theo Quyết định số 2099/QĐ-TTg ngày 25/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Viện gồm 7 Viện và Trung tâm nghiên cứu chuyên đề; 6 Viện và Trung tâm vùng.

Trải qua 53 năm xây dựng và phát triển, đến nay Viện đã đạt được nhiều thành tựu khoa học đáng kể về công tác cải thiện giống như đã tạo lập được một mạng lưới nghiên cứu giống cây lâm nghiệp rộng khắp trong cả nước. Đội ngũ cán bộ chủ chốt làm công tác giống được đào tạo bài bản và chuyên sâu từ các nước tiên tiến như Thụy Điển, Australia, Đức, Hungary...

Các cán bộ này có kiến thức, kĩ năng và trình độ ngoại ngữ tốt để hòa nhập với các nước trong khu vực, tạo lập được vị thế và uy tín đối với các tổ chức nghiên cứu và SX lâm nghiệp trong và ngoài nước.

Đối với nhóm cây trồng rừng chủ lực như keo, bạch đàn, thông, ngoài việc cải thiện theo năng suất và tính thích ứng, Viện đã và đang tập trung nghiên cứu các chỉ tiêu về chất lượng phù hợp cho từng mục đích sử dụng gỗ khác nhau và khả năng kháng sâu bệnh.

Trên cơ sở đánh giá các chỉ tiêu về tính chất cơ, vật lý của gỗ, hàm lượng cellulose và hiệu suất bột giấy theo từng gia đình và cá thể cây trội trong các khảo nghiệm giống trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, Viện đã được Bộ NN-PTNT công nhận 146 giống tiến bộ kỹ thuật và giống quốc gia, chiếm hơn 90% số giống cây lâm nghiệp đã được Bộ công nhận.

Trong 146 giống này, có 19 giống quốc gia và 127 giống tiến bộ kỹ thuật. Các giống được công nhận đều có năng suất cao, biến động từ 20 - 40 m3/ha/năm. 

Cụ thể giống tràm lá dài xuất xứ 18960 trồng ở Long An đạt 40,0 m3/ha/năm; giống bạch đàn trắng kháng bệnh SM16 trồng ở Đồng Nai đạt 35,4 m3/ha/năm; các giống keo lai mới AH7 trồng ở Bình Dương đạt 34,9 m3/ha/năm. Các giống keo lá tràm AA9 và AA15 trồng ở Đồng Nai đạt 32 - 33,6 m3/ha/năm.

Viện cũng đã hoạch định được chiến lược cải thiện giống dài hạn cho nhóm các loài cây trồng rừng chủ lực này và xây dựng được các rừng giống, vườn giống, vườn tập hợp giống công tác, vườn cây bố mẹ cố định và di động phục vụ lai tạo giống mới và cung cấp hạt giống chất lượng cao cho SX.

Kết quả là nhiều tổ hợp lai trong loài và khác loài đã được lai tạo, từ đó chọn lọc được nhiều dòng vô tính có sinh trưởng tốt và chất lượng gỗ phù hợp với các mục đích sử dụng gỗ giấy và gỗ xẻ.

Hiện nay, các dòng này đang khảo nghiệm đánh giá tại nhiều vùng sinh thái khác nhau. Việc đánh giá các khảo nghiệm này trong 2 - 3 năm sắp tới sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều sự lựa chọn cho trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy hoặc gỗ xẻ.

Định hướng chiến lược nghiên cứu giống cây lâm nghiệp

Các hoạt động nghiên cứu, phát triển và SX giống cây lâm nghiệp trong thời gian tới sẽ được thực hiện theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu chọn giống truyền thống với ứng dụng công nghệ sinh học, khoa học gỗ, lâm sinh và sâu bệnh rừng; nghiên cứu ứng dụng với công tác khuyến lâm.

Các lĩnh vực ưu tiên tạo bước đột phá trong công tác giống cây lâm nghiệp là chọn lọc, lai tạo giống có định hướng, tạo đa bội và con lai tam bội bất thụ cho các loài cây trồng rừng chủ lực có diện tích trồng rừng lớn, tập trung vào chọn tạo giống phù hợp cho từng vùng trọng điểm, theo từng mục tiêu sử dụng và sức chống chịu cho từng loài nghiên cứu.

Áp dụng một số công nghệ mới như chọn giống bằng các chỉ thị phân tử, biến nạp gene, tạo phôi nhân tạo, kích thích ra hoa sớm và mini-cutting… vào các chương trình cải thiện giống truyền thống nhằm nâng cao hiệu quả và rút ngắn chu kì chọn tạo giống.

Công tác nghiên cứu sẽ được tiến hành đồng bộ từ chọn tạo giống, nhân giống và biện pháp lâm sinh phù hợp trong kinh doanh rừng bền vững cho các loài cây trồng rừng chủ lực cung cấp gỗ lớn, gỗ giấy hoặc tăng sức chống chịu sâu bệnh và hạn hán.

Bên cạnh đó, việc khảo nghiệm mở rộng và xây dựng các mô hình trình diễn có hệ thống cho các giống mới được công nhận cũng sẽ được tăng cường thông qua thực hiện các dự án SX thử nghiệm và dự án khuyến lâm. Các hoạt động nghiên cứu về nhân giống, đặc biệt là kỹ thuật nhân giống hàng loạt bằng công nghệ mô, hom, phục tráng và trẻ hóa chất lượng sinh lý của giống, vi ghép để dẫn dòng và xây dựng vườn giống… cũng sẽ được quan tâm đưa nhanh các giống được công nhận tới người trồng rừng.

Ngoài ra, cần tiếp tục chọn giống, nhân giống cho một số loài cây bản địa có tiềm năng gây trồng và cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao.

Đổi mới công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào SX

Các dự án giống phải tập trung SX và cung ứng giống gốc, giống có chất lượng cao. Viện đang đẩy mạnh xây dựng các vườn giống, rừng giống chất lượng cao, thiết lập ngân hàng hạt giống và cơ sở dữ liệu về nguồn gốc, chất lượng di truyền và khả năng thích nghi của các nguồn hạt và các dòng vô tính đang sử dụng nhằm cung cấp vật liệu giống tốt cho SX và cho mục đích nghiên cứu, bảo tồn và trao đổi giống quốc tế.

Viện đã phát triển một hệ thống thông tin quảng bá các giống tiến bộ kỹ thuật và giống quốc gia đã được công nhận trên các ấn phẩm, trên các trang website của Viện và Tổng cục Lâm nghiệp. Tích cực tham gia các hội chợ giống và hội thảo trên toàn quốc cũng như quốc tế nhằm quảng bá các giống mới và tiến bộ kỹ thuật lâm sinh tới người trồng rừng.

Viện đã và đang chỉ đạo các Viện và Trung tâm trực thuộc xây dựng các khu khảo nghiệm lâu dài tại các vùng, phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh và các công ty lâm nghiệp địa phương để xây dựng các mô hình trình diễn giống mới và các tiến bộ kỹ thuật mới để người trồng rừng có thể tham quan và học tập.              


Nguồn tin: Nguồn: http://nongnghiep.vn
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Những bộ phận thịt gà cực hại
Cách nào mua thịt lợn an toàn?
Biện pháp kỹ thuật chăm sóc và khai thác măng tre
Người bán thực phẩm bẩn sẽ bị phạt tới 20 năm tù
Kỹ thuật xây dựng vườn ươm và trồng rừng thâm canh Keo tai tượng ngoại
Kết quả bước đầu của mô hình chăn nuôi vịt biển thương phẩm
Những điều kiện và mục tiêu để thực hiện trồng rừng thâm canh
Hội nghị Chuyển giao, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong khai thác, bảo quản sản phẩm thủy sản
Thâm canh keo tai tượng giống mới: Nâng cao giá trị kinh tế rừng trồng
Duy Xuyên: Tổ chức tổng kết nông nghiệp năm 2016
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của Quảng Nam, Quảng Ngãi
Chương trình Hợp tác Quảng Nam - Sê Kông (Lào)
Bài thuốc chữa Áp huyết cao
KHUYẾN NÔNG QUẢNG NAM – 20 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
NFA mời Việt Nam đấu thầu 200.000 tấn gạo bổ sung
4 cách làm chậm lão hóa não
Những rau quả giúp bảo vệ gan
Cách chọn cua, ghẹ biển
Sử dụng thuốc tím trong xử lý nước
Cây bưởi trụ trên đất Tam Trà
    
1   2   3   4  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006925965

    Lượt trong ngày 6784
    Hôm qua: 3654
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 168
    Tổng số 6925965