Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Thuốc thảo mộc và cách pha chế (phần 1)
Người đăng: Võ Thị Nhung .Ngày đăng: 22/12/2015 10:07 .Lượt xem: 23075 lượt.
Thuốc thảo mộc là thuốc chiết xuất từ các loại cây cỏ, thảo mộc…ức chế quá trình phát triển của sâu bệnh, được coi là một xu hướng sản xuất sạch

1. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay

          Với khí hậu nhiệt đới ẩm, Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các loại cây trồng. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại cây trồng phát triển. Do đó để phòng trừ dịch hại và bảo vệ cây trồng thì việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu.

          Tuy nhiên điều đáng lo ngại là việc sử dụng thuốc của người dân rất tùy tiện, không theo khuyến cáo của bất kỳ cơ quan chức năng hoặc chuyên môn nào nên khiến cho việc lạm dụnthuốc BVTV càng trở nên nguy hiểm. Nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV “4 đúng” gần như không được áp dụng. Người nông dân không hề tuân thủ theo các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc BVTV.

          Thuốc BVTV là con dao 2 lưỡi, dễ dẫn đến những hậu quả tai hại làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường. Do các loại thuốc BVTV thường là các chất hoá học có độc tính cao nên nếu không được quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng cách thì rất dễ gây ô nhiễm môi trường sinh thái, dư lượng thuốc BVTV quá giới hạn cho phép trong nông sản là mối đe dọa lớn đối với sức khoẻ con người. Hiện nay, cả nước có khoảng 15 – 20 triệu người thường xuyên tiếp xúc với thuốc BVTV và 70% trong số đó có triệu chứng ngộ độc. Ngộ độc thuốc BVTV là nguyên nhân gây tử vong cao nhất tại các bệnh viện, chỉ sau cao huyết áp và tai nạn giao thông.

          2. Hiệu quả và lợi ích sử dụng thuốc thảo mộc    

          Thuốc thảo mộc là thuốc chiết xuất từ các loại cây cỏ, thảo mộc…ức chế quá trình phát triển của sâu bệnh, được coi là một xu hướng sản xuất sạch.

          Hiệu quả khi sử dụng: Thuốc thảo mộc không tạo nên tính kháng của dịch hại, không ảnh hưởng đến thiên địch và không để lại dư lượng trên cây trồng. Thuốc tác động đến côn trùng gây hại bằng cách gây sự ngán ăn, xua đuổi, ngăn sự lột xác của côn trùng cũng như ngăn cản sự đẻ trứng là giảm khả năng sinh sản. Do ít độc với các loài thiên địch nên thuốc thảo mộc bảo vệ được sự cân bằng sinh học trong tự nhiên (cân bằng giữa thiên địch và sâu hại), ít gây tình trạng bùng phát sâu hại.

          Lợi ích của thuốc thảo mộc:

          - Nguyên liệu dễ tìm

          - Dễ làm

          - Dễ phổ biến

          - Chi phí thấp

          - Hiệu quả cao

          - Phù hợp với nông dân vùng khó khăn

          3. Cách pha chế một số thuốc trừ sâu thảo mộc         

          3.1. Chiết xuất từ củ Tỏi

          * Công thức 1:       

Vật liệu

Phương pháp chuẩn

Cách sử dụng

Tác dụng

- 85 gram tỏi băm nhỏ;

- 50 ml dầu khoáng sản (dầu hỏa hoặc dầu thực vật);

- 10 ml xà phòng;

- 950 ml nước;

- Lọc;

- Chai đựng.

- Thêm tỏi vào dầu thực vật. 

- Hỗn hợp để lắng trong 24 giờ . 

- Thêm nước và khuấy thêm xà phòng  

- Chứa trong chai

- Pha loãng 1 phần

các nhũ tương với 19 phần nước (ví dụ, 50 ml dung dịch chiếc xuất thêm vào 950ml nước.

- Lắc thật kỹ trước khi phun thuốc. 

- Phun triệt để  trên cây trồng.

- Phun tốt nhất vào buổi chiều mát.

Chống vi khuẩn, nấm, sâu bọ (sâu đục thân, đục quả, bọ trĩ, bọ xít…), tuyến trùng rễ và xua đuổi côn trùng.

 * Công thức 2:

Vật liệu

Phương pháp chuẩn

Cách sử dụng

Đối tượng phòng trừ

- 2 củ  tỏi

- Vài giọt xà  phòng 

- 4 ly nước 

- Cối nghiền

- Lọc

- Chai đựng

- Tỏi xay, cho vào một ít nước. 

- Hỗn hợp  để  lắng trong 24 giờ. 

- Thêm nước và khuấy trong xà phòng. 

- Lọc

- Chứa trong chai. 

trước khi sử dụng. 

- Pha loãng 1 phần nhũ 

tương với 9 phần nước.

- Lắc trước khi phun

thuốc. 

- Phun triệt  để  trên cây trồng bị nhiễm bệnh. 

- Phun tốt nhất vào buổi chiều mát.

-  Đốm đen

- Thối cây con

- Thối quả

-  Nấm mốc sương

 * Chú ý khi sử dụng Tỏi:

          - Không ảnh hưởng tới con người.

          - Chiết xuất từ tỏi có phổ phòng trừ rộng nên có thể giết chết côn trùng có ích.

          - Không dùng phòng trừ rệp vì nó giết chết kẻ thù tự nhiện của rệp.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Kỹ thuật thâm canh sắn (Phần I)
Nên hay không nên đốt rơm rạ trên ruộng lúa?
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối
Hướng dẫn khắc phục sau hạn hán cho cây cà phê, hồ tiêu và cây ăn quả vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ
Chuyển đổi cây trồng ở vùng rốn hạn
Phần 1: Hướng dẫn chăm sóc và quản lý dịch hại trên cây trồng vụ Đông 2016
Phần 2: Hướng dẫn chăm sóc và quản lý dịch hại trên cây trồng vụ Đông 2016
Vai trò của giống trong công tác nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu
Kỹ thuật trồng nấm Mộc nhĩ (nấm mèo) trên mùn cưa
Kỹ thuật trồng nấm Mộc nhĩ (nấm Mèo) trên thân cây gỗ
    
1   2   3   4   5   6   7   8  
    
Các tin cũ hơn:
KỸ THUẬT TRỒNG HOA THIÊN LÝ
KỸ THUẬT SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TẠI CHỖ
PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN HẠI NGÔ
Thời tiết ảnh hưởng việc bón phân ra sao?
Một số biện pháp phòng trừ dịch hại cho cây hồ tiêu đầu mùa mưa
kỹ thuật trồng xen canh cây bắp lai xen với cây lạc trên đất lúa chuyển đổi
Trồng đậu phụng trên đất lúa lãi ròng gần 21 triệu đồng/ha
Bón phân dúi sâu cho lúa: Đôi điều suy ngẫm
Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ
Rau VietGAP bí đầu ra
    
1   2   3   4   5   6  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006941872

    Lượt trong ngày 2400
    Hôm qua: 4566
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 141
    Tổng số 6941872