Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây bưởi
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 18/12/2015 09:30 .Lượt xem: 2896 lượt.
Bưởi là loại cây tương đối dễ trồng, cho thu nhập khá cao, tuy nhiên hiện nay trong sản xuất còn nhiều hạn chế như: chưa đủ cây giống sạch bệnh, chất lượng tốt, bón nhiều phân hoá học, ít bón phân hữu cơ trong thời gian dài làm cho đất bị chai cứng, làm giảm độ phì của đất, sâu bệnh ngày càng phát triển, dẫn đến việc sử dụng nhiều thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh gây ô nhiễm môi trường.

Vì vậy, cần phải ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trên vườn cây có múi theo hướng sản xuất an toàn, góp phần tạo ra một nền nông nghiệp bền vững.

    I. Biện pháp kỹ thuật

1. Chọn giống

          - Việc chọn giống tốt và sạch bệnh sẽ giúp cây sinh trưởng khoẻ trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, tăng sức đề kháng đối với sâu bệnh, cho trái có phẩm chất ngon.

          - Chọn cây đúng giống, năng suất, chất lượng cao được nhân giống từ cây mẹ đã được tuyển chọn và được công nhận cây đầu dòng.

2. Chọn và làm đất

- Cây bưởi thích hợp với các loại đất phù sa cổ, phù sa được bồi đắp hàng năm, đảm bảo các yêu cầu về thoát nước tốt, có tầng canh tác dày trên 0,5m, có đủ nguồn nước để tưới vào mùa khô hạn.

- Xung quanh vườn trồng các loại cây chắn gió, che gió như keo, mít, xoài, dừa, không nên trồng các cây có múi khác. Cần thiết kế hệ thống mương, rãnh tưới và thoát nước.

3. Đào hố

- Kích thước hố: 0,6m x 0,6m x 0,6m.

- Khi đào hố chú ý lấy lớp đất mặt đổ sang một bên, lớp đất phía dưới đổ sang bên khác.

4. Mật độ, khoảng cách trồng và cách trồng

Tuỳ chất đất, địa hình và điều kiện thâm canh để xác định mật độ trồng bưởi cho thích hợp:  

- Khoảng cách 5 x 5 m, mật độ 400 cây/ha.

- Khoảng cách 6 x 5 m, mật độ 335 cây/ha.

- Khoảng cách 6 x 6 m, mật độ 280 cây/ha.

* Cách trồng:

- Đào 1 lỗ 30 x 30 cm giữa tâm hố, xé bao ngoài bầu cây rồi đặt nhẹ vào giữa tâm hố, gạt đất nén chặt, tránh làm vỡ bầu. Dùng cọc và dây mềm cố định cây lại. Khi đặt cây chú ý tư thế của cây sao cho thân chính không bị nghiêng. Trồng xong tưới nước đủ ẩm, tủ rơm rác xung quanh (tủ cách gốc 10 cm).

- Để tư thế của cây sao cho cành ghép quay về hướng dưới gió chính từng mùa để tránh gió làm tách gãy cành ghép.

- Cây có múi có nhiều rễ bàng mọc cạn gần mặt đất nên cần phải tủ gốc để giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô.

- Mùa vụ trồng cây tốt nhất vào đầu mùa mưa.

5. Tưới tiêu nước

- Mùa nắng cần tưới nước thường xuyên cho cây con và cây đang ra hoa kết trái.

- Mùa mưa nên xẻ rảnh thoát nước, không để nước đọng lâu trong vườn.

6. Trồng xen

Khi cây còn nhỏ có thể trồng xen rau màu để lấy ngắn nuôi dài, hoặc trồng xen ổi để hạn chế rầy chổng cánh. Trồng mận, mãng cầu, cau… giữa 2 hàng bưởi để tạo bóng mát, vì cây bưởi không ưa ánh nắng trực tiếp.

7. Chăm sóc, bón phân

7.1.Bón phân:

* Bón lót: Lượng phân bón/hố: Phân chuồng 40 - 50 kg, vôi bột 1kg, Lân supe 1kg, đạm Urê 0,1 - 0,15kg, Kali 0,15 - 0,2kg.

- Cách bón: Trộn vôi bột với lớp đất phía dưới đổ 1/3 hố, lượng phân còn lại trộn đều với đất mặt đổ vào và lấp hố trước khi trồng 20 - 25 ngày.

- Lượng phân bón hàng năm cho 1 cây (kg): 

Tuổi cây

(năm)

Phân chuồng (kg)

Lân Supe (kg)

Vôi bột (kg)

Đạm Urê (kg)

Kali

(kg)

1 - 3

20 - 40

0,8 - 1,0

1,0

0,4 - 0,6

0,2 - 0,3

4 - 5

40 - 55

1,2

0,5

0,7 - 0,8

0,4 - 0,5

6 - 7

55 - 60

1,3 - 1,5

1,0

0,9 - 1,0

0,6 - 0,7

8 - 10

60- 70

1,6 - 1,8

1,2

1,1 - 1,2

0,8 - 1,0

Trên 10

Trên 70

1,9 - 2,2

1,5

1,3 - 1,5

1,1 - 1,2

- Thời kỳ bón:

+ Bón lót: Sau khi thu hoạch quả, bón 100% phân chuồng + Lân + vôi + 10% Đạm + 20% Kali.  

+ Bón thúc:

          Bón thúc lần 1: Vào tháng 1 - tháng 2: 30% Đạm + 30% Kali.

          Bón thúc lần 2: Vào tháng 4: 25% Đạm + 25% Kali.

          Bón thúc lần 3: Vào tháng 6: Toàn bộ lượng phân còn lại.

          - Cách bón:

           + Bón lót: Đào rãnh quanh tán gốc (rộng, sâu 25 - 30cm), trộn và rải đều phân quanh rãnh, lấp đất kín.

           + Phân vô cơ: Có thể vãi quanh tán, cào lấp phân, nếu khô hạn sau khi bón phân thì tưới nước hoặc hoà phân vào nước để tưới.

      Lưu ý: Ngoài ra, có thể sử dụng các loại phân bón qua lá như: 3 lá xanh, Agriconic, đạm Humic để phun cho cây, đặc biệt lúc cây có quả.

7.2.Tỉa cành, tạo tán:

- Tạo tán: Là việc làm cần thiết nhằm hình thành và phát triển bộ khung cơ bản, vững chắc từ đó phát triển tán lá cho cây.

- Tỉa cành: Sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành sau đây:

+ Cành đã mang quả (thường rất ngắn khoảng 10-15cm).

+ Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không thể mang quả

+ Cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời kỳ cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.

Chú ý: Phải khử trùng dụng cụ bằng cách hơ qua ngọn lửa hoặc cồn 70o khi cắt hoặc tỉa cành để tránh lây bệnh.

- Kiểm soát chiều cao của tán cây: Khi cành bưởi cao trên 3-4m thì cắt bỏ nhằm khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát để duy trì sức sống tốt của cây, đảm bảo sự cân bằng sinh trưởng và kết trái ở mức tối hảo.

8. Xử lý ra hoa: Bưởi không cần xử lý vẫn có thể ra hoa, tuy nhiên để cây ra hoa tập trung có thể xử lý ra hoa cho cây theo những cách như sau:

8.1. Xử lý ra hoa bằng cách tạo khô hạn:

- Bưởi cần thời gian khô hạn để phân hóa mầm hoa. Ở các vườn quản lý được nước thì có thể tạo sự khô hạn để bưởi ra hoa đồng loạt. Tạo khô hạn vào tháng 12 đến tháng 01 dương lịch, thu hoạch quả vào tết Trung thu; hoặc tạo khô hạn ở tháng 3-4 dương lịch thu hoạch quả vào Tết Nguyên đán. Gặp lúc mưa nhiều thì có thể dùng tấm nylon đen che phủ chung quanh gốc cũng có thể tạo sự khô hạn để xử lý ra hoa. Muốn thu hoạch trái vào tháng 11-12 dương lịch, có thể thực hiện như sau: Sau thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh, làm cỏ, quét vôi gốc, kế đến bón phân cho cây. Cây được bón phân lần 2 trước khi xử lý ra hoa. Đến đầu tháng 3 dương lịch ngưng tưới nước cho tới 20/3 dương lịch (20 ngày) thì tưới nước trở lại 2-3 lần/ngày và liên tục 3 ngày. Nếu cây ra tượt non, dùng các loại phân như:150g MKP (0-52-34) + 1g Progibb 10%/bình 8lít, hoặc 200-350g KNO3/bình 8lít phun lên cây để giúp lá non mau thành thục, kích thích ra hoa. Đến ngày thứ tư, tưới nước 1lần/ngày, 7-15 ngày sau khi tưới đợt đầu tiên cây sẽ ra hoa, lúc này ngày tưới ngày nghỉ, 10-15 ngày sau khi cây trổ hoa, hoa rụng cánh và đậu quả.

8.2. Xử lý ra hoa bằng cách sãi lá của cành mang trái:

- Phương pháp này có thể giúp ra hoa rãi vụ, nhưng chỉ có kết quả chủ yếu trên cây mới cho trái trong vài năm đầu, khi cây đã phát triển, cành mang quả nhiều, kỹ thuật trên ít hiệu quả.

8.3. Tỉa trái:

- Trên mỗi chùm trái chỉ nên giữ lại tối đa là 02 trái, tốt nhất là 01 trái. Các trái bưởi đậu trong thời gian cây còn nhỏ cũng cần được tỉa bỏ. Nên để trái thu hoạch khi tuổi cây tính từ lúc trồng phải được ít nhất là  36 tháng

8.4. Neo trái:

- Đến thời điểm thu hoạch mà giá bưởi hạ thì có thể neo trái trên cây từ 15-30 ngày để chờ xuất bán bằng cách phun lên cây các loại phân bón lá như: Retain, ProGibb…hoặc bón nhiều phân dạng đạm và tưới nước thường xuyên .

9. Thu hoạch:

9.1. Thời điểm thu hoạch:

- Cây bưởi từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 7-8 tháng, tùy theo mùa vụ, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng,… Khi trái chín, túi tinh dầu nở to, vỏ căng và chuyển màu, đáy trái hơi bằng và khi ấn thì mềm, trái nặng. Nên thu hoạch vào lúc trời mát, thao tác nhẹ tay. Tránh thu quả lúc nắng gắt, sẽ làm các tế bào tinh dầu căng dễ vỡ. Không nên thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ.

9.2. Cách thu hoạch:

- Dùng kéo cắt cả cuống quả, lau sạch cho vào giỏ chứa để nơi thoáng mát chờ phân loại, lau sạch vỏ quả và vận chuyển đến nơi bảo quản, tiêu thụ.

Nguồn tin: Trung tâm KN-KN Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
DANH MỤC: Giống cây lâm nghiệp chính
Kỹ thuật gieo trồng cây xà cừ
Kỹ thuật trồng rừng xoan chịu hạn (NEEM)
Thâm canh keo tai tượng giống mới: Nâng cao giá trị kinh tế rừng trồng
Biện pháp kỹ thuật canh tác NLKH thích ứng với BĐKH
Một số điểm cần đặc biệt lưu ý về trồng mây
Song mây: Hình thái, vùng phân bố và công dụng của song mây
Không trồng keo lai với mật độ dày để tránh dịch bệnh
Các bệnh thường gặp ở cây keo và biện pháp phòng chống
Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng với mục đích kinh doanh gỗ lớn (phần 1)
    
1   2   3   4  
    
Các tin cũ hơn:
Năm 2016, hoàn thành trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Kỹ thuật trồng chuối mốc
Kỹ thuật trồng Lâm sản ngoài gỗ
Kỹ thuật trồng và khai thác cây Song mật
Canh tác nương rẫy bền vững
Kỹ thuật cải tạo vườn tạp
KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ GÂY TRỒNG CÂY BỜI LỜI ĐỎ
Kỹ thuật trồng rừng keo lai nuôi cấy mô thâm canh
Bệnh Thán thư hại cây ăn quả và biện pháp xử lý
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoan ta - Tên khoa học: Melia azedarach L
    
1   2  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006845424

    Lượt trong ngày 190
    Hôm qua: 4647
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 87
    Tổng số 6845424