Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Quay về gạo mùa
Người đăng: THỤC ANH .Ngày đăng: 12/05/2014 16:01 .Lượt xem: 13531 lượt.
Một bộ phận người tiêu dùng đang có xu hướng mua gạo mùa sản xuất ở Quảng Nam để sử dụng nhằm hạn chế chất bảo quản, bảo đảm sức khỏe.

Từ nhiều năm nay, chị Nguyễn Thị Phương Thảo (nhân viên Ngân hàng VP, chi nhánh Quảng Nam) không còn mua gạo ngoài các cửa hàng về sử dụng. Thay vào đó, đến mùa thu hoạch lúa, chị lại về Núi Thành để tìm mua gạo mùa hay còn gọi là gạo nhà quê. “Gia đình tôi thích ăn gạo tẻ, gạo nếp được trồng ở xã Tam Mỹ Đông, Tam Mỹ Tây (huyện Núi Thành). Vì gạo ở đây nấu lên thường thơm, ngon không kém gạo ở miền Nam, lại hợp khẩu vị”. Không chỉ chị Thảo mà rất nhiều người thường nhờ người quen, người thân ở quê mua giùm lúa, gạo mỗi khi đến mùa gặt. Thậm chí có nhiều người muốn được ăn gạo mùa quanh năm đã chi tiền mua một lần để dùng cho cả năm. Họ chấp nhận mua lúa giá cao hơn thị trường vài trăm đồng với điều kiện người bán trữ giùm lúa. Khi có nhu cầu, người bán đi xay lúa giúp người mua và được hưởng bột cám, người mua chỉ việc chở gạo về dùng.

Sau mỗi vụ mùa, người tiêu dùng thường thu mua gạo để sử dụng. Ảnh: V.SỰ
Sau mỗi vụ mùa, người tiêu dùng thường thu mua gạo để sử dụng. Ảnh: V.SỰ

Giải thích lý do về việc cầu kỳ trong việc mua gạo ăn, anh Lê Bình Thường (nhân viên Công ty ô tô Trường Hải - Chu Lai, ngụ phường An Sơn, TP.Tam Kỳ) giải thích: “Thực sự vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là mối quan tâm lớn của nhiều người, không phải riêng gia đình tôi. Thế nên, trước thông tin gạo được các chủ vựa, chủ cửa hàng bảo quản bằng cách thường xuyên xịt thuốc diệt mối mọt hay chuột bọ tấn công khiến tôi e ngại. Vì vậy, dù có mất công hơn, chi nhiều tiền hơn để mua gạo sử dụng tôi cũng chấp nhận”.

Theo Công ty Lương thực Quảng Nam, các phương pháp diệt mối mọt trong dân gian như bỏ ớt, tỏi vào gạo… chỉ là giải pháp tạm thời. Nếu trong kho chứa hàng tấn gạo thì việc bảo quản đầu tiên phải là vấn đề sạch sẽ, khô ráo, khử trùng kho thường xuyên, nhiệt độ kho thoáng mát. Hiện chưa có biện pháp nào để nhận biết gạo nhiễm hóa chất diệt mối mọt nên người tiêu dùng khi mua gạo nên mua ở những địa điểm, cơ sở có uy tín, nơi gạo luôn được kiểm định trước khi đóng bao đưa ra thị trường và lượng gạo lớn luôn lưu thông, không bị tồn kho lâu ngày.

Hạt gạo mùa thường có những dấu hiệu dễ nhận biết như: màu trắng đục, hạt cũng hay bị gãy đôi do máy xay gạo tác động, nước vo gạo cũng đục chứ không trong như gạo mua ngoài cửa hàng… Trước nhu cầu và tâm lý muốn ăn gạo mùa, nhiều chủ cửa hàng gạo cũng tìm cách thu mua và bán lẻ. Bà Phạm Thị Lệ (chủ cửa hàng tạp hóa Lệ, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình) nói: “Mỗi mùa thu hoạch lúa, tôi thường thu mua gạo mùa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng số lượng không đáng kể. Bởi người dân thường trồng để sử dụng là chủ yếu, có ít người đem bán nên thường cung luôn không đáp ứng đủ cầu”.

Không chỉ cửa hàng Lệ mà rất nhiều cửa hàng bán gạo ở TP.Tam Kỳ, Hội An… thỉnh thoảng có trưng bảng “bán gạo mùa” để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Chị Hoàng Hạnh - chủ cửa hàng rau sạch Đà Lạt tại 184 Hoàng Diệu, TP.Đà Nẵng, chuyên kinh doanh các thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ sạch cho biết, chị luôn tìm hiểu và nhờ người mua gạo mùa ở Quảng Nam về bán nhưng số lượng không nhiều. “Tôi đang tìm hiểu thông tin ở xã Tam Thành (huyện Phú Ninh) có nhiều nông dân trồng lúa theo phương pháp hữu cơ, không sử dụng thuốc hóa học trong quá trình trồng. Nếu thực sự có điều đó, khách hàng của cửa hàng chúng tôi sẵn sàng bỏ tiền cao hơn để được sử dụng gạo mùa, gạo sạch của nông dân Quảng Nam” - chị Hoàng Hạnh nói.

Nguồn tin: baoquangnam.com.vn
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hội An: Chuyển đổi đất lúa sang trồng cây dược liệu, phục vụ du lịch
Hội An: Chuyển đổi đất lúa sang trồng cây dược liệu, phục vụ du lịch
Cải thiện bưởi Đại Bình
Tây Giang cần nhân rộng các mô hình chăn nuôi tập trung và phát triển kinh tế rừng
Điện Bàn: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp
Niềm vui người dân Tam Trà
Đậu cô ve được mùa, được giá
Hướng mở trong chuyển đổi cây trồng
Lớp học đồng ruộng
Khô khốc những cánh đồng
    
1   2   3  
    
Các tin cũ hơn:
Thành công từ cánh đồng mẫu
Cấm sử dụng lửa trong phân khu bảo vệ rừng đặc dụng






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006934870

    Lượt trong ngày 5133
    Hôm qua: 10556
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 68
    Tổng số 6934870