Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Lợi ích và một số lưu ý khi sản xuất rau theo hướng VietGAP
Người đăng: Võ Thị Nhung .Ngày đăng: 08/12/2015 09:18 .Lượt xem: 1949 lượt.
Rau VietGAP đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các yếu tố dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng đạm nitrat, các kim loại nặng, số lượng vi sinh và ký sinh trùng đều được kiểm soát ở mức giới hạn cho phép nên không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

1. Thế nào là Rau VietGAP

            VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm. VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ  tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất. 

Rau VietGap là sản phẩm rau tươi được sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

Rau VietGAP đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các yếu tố dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng đạm nitrat, các kim loại nặng, số lượng vi sinh và ký sinh trùng đều được kiểm soát ở mức giới hạn cho phép nên không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

2. Lợi ích khi áp dụng VietGAP

- Đối với xã hội: Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

- Đối với nhà sản xuất: Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu làm đất, chăm sóc cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định. Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý.

- Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu: Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng, giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất.

- Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại.


Sản phẩm Rau an toàn của Hợp tác xã rau, quả Bàu Tròn - Đại An, Đại Lộc

3. Một số lưu ý khi sản xuất rau theo hướng VietGAP

3.1. Chọn đất trồng

- Đất cao, thoát nước thích hợp với sự sinh trưởng của rau.

- Cách xa đường quốc lộ; Cách xa khu dân cư; Cách xa các nhà máy công nghiệp, khu giết mổ tập trung, khu chăn nuôi tập trung, bệnh viện,...

- Đất không được có tồn dư hóa chất độc hại.

3.2. Nguồn nước tưới

- Sử dụng nước giếng khoan, nước tưới không bị ô nhiễm được cơ quan chức năng phân tích xác nhận đủ tiêu chuẩn để sản xuất rau VietGAP.

- Nước rửa rau là nước sinh hoạt, đảm bảo theo yêu cầu nước sạch.

3.3. Giống

- Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống. Giống nhập nội phải qua kiểm dịch.

- Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không mang nguồn sâu bệnh.

- Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý để diệt nguồn sâu bệnh.

3.4. Phân bón

- Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho rau.

- Tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha loãng nước để tưới.

- Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau. Cần kết thúc bón trước khi thu hoạch theo thời gian quy định từng loại rau.

3.5. Sử dụng thuốc BVTV và hóa chất

- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:

+ Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng.

+ Sử dụng thuốc trong danh mục cho phép sử dụng; Không sử dụng các loại thuốc cấm, thuốc đã hết hạn sử dụng.

+ Lựa chọn các loại thuốc ít độc với người, thiên địch và động vật khác; ưu tiên sử dụng thuốc chọn lọc, thuốc điều hòa sinh trưởng côn trùng, thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc)...

+ Tùy theo loại thuốc mà thực hiện theo hướng dẫn về sử dụng và thời gian cách ly.

3.6. Sử dụng một số biện pháp khác

Sử dụng nhà lưới, nhà kính để che chắn: nhà lưới, nhà kính có tác dụng hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, sương giá, nắng hạn, rút ngắn thời gian sinh trưởng của rau, ít dùng thuốc bảo vệ thực vật.

- Sử dụng màng nilon để phủ đất sẽ hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, tiết kiệm nước tưới, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

3.7. Thu hoạch

Thu hoạch rau đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng loại rau; đảm bảo thời gian cách ly thuốc BVTV và bón phân lần cuối; loại bỏ lá già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng.

3.8. Sơ chế và kiểm tra

Sau khi thu hoạch, rau sẽ được chuyển vào phòng sơ chế. Ở đây rau sẽ được phân loại, làm sạch. Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng.

3.9. Vận chuyển: Sau khi đóng gói, rau sẽ được niêm phong và vận chuyển đến cửa hàng hoặc trực tiếp cho người sử dụng.

3.10. Bảo quản và sử dụng: Rau được bảo quản ở cửa hàng ở nhiệt độ 20oC và thời gian lưu trữ không quá 2 ngày. Rau an toàn có thể sử dụng ngay không cần phải ngâm nước muối hay các chất làm sạch khác.
* Ghi chép: Đây là yêu cầu bắt buột và rất cần thiết cho người sản xuất, phải ghi chép lại tất cả các khâu sản xuất, loại giống, phân, thuốc liều lượng và thời gian sử dụng. Ghi chép vừa đảm bảo để truy nguyên nguồn gốc vừa giúp người sản xuất quản lý vật tư mình đã sử dụng, qua đó hạch toán kinh tế cũng như làm cơ sở điều chỉnh cho hợp lý hơn.

4. Một số cơ sở sản xuất rau sạch, rau VietGAP trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

          - Hợp tác xã rau sạch Mỹ Hưng: Thôn Hưng Mỹ, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

          - Hợp tác xã rau, quả Bàu Tròn: Thôn Bàu Tròn, xã Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

          - Hợp tác xã Nông nghiệp Cẩm Hà (Trà Quế):  Thôn Cửa Suối, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

          - Hợp tác xã sản xuất dịch vụ Nông nghiệp và Kinh doanh Tổng hợp Đại Cường: Thôn 10, xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Một số phương pháp sơ chế và bảo quản nấm rơm
Bệnh héo rũ Panama hại chuối và biện pháp phòng trừ
Thuốc thảo mộc và cách pha chế (phần 1)
Kỹ thuật thâm canh sắn (Phần I)
Nên hay không nên đốt rơm rạ trên ruộng lúa?
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối
Hướng dẫn khắc phục sau hạn hán cho cây cà phê, hồ tiêu và cây ăn quả vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ
Chuyển đổi cây trồng ở vùng rốn hạn
Phần 1: Hướng dẫn chăm sóc và quản lý dịch hại trên cây trồng vụ Đông 2016
Phần 2: Hướng dẫn chăm sóc và quản lý dịch hại trên cây trồng vụ Đông 2016
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9  
    
Các tin cũ hơn:
KỸ THUẬT TRỒNG HOA THIÊN LÝ
KỸ THUẬT SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TẠI CHỖ
PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN HẠI NGÔ
Thời tiết ảnh hưởng việc bón phân ra sao?
Một số biện pháp phòng trừ dịch hại cho cây hồ tiêu đầu mùa mưa
kỹ thuật trồng xen canh cây bắp lai xen với cây lạc trên đất lúa chuyển đổi
Trồng đậu phụng trên đất lúa lãi ròng gần 21 triệu đồng/ha
Bón phân dúi sâu cho lúa: Đôi điều suy ngẫm
Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ
Rau VietGAP bí đầu ra
    
1   2   3   4   5  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006941642

    Lượt trong ngày 2171
    Hôm qua: 4566
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 114
    Tổng số 6941642