Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Thành công từ cánh đồng mẫu
Người đăng: NGUYỄN SỰ .Ngày đăng: 12/05/2014 15:57 .Lượt xem: 2100 lượt.
Thời gian qua, nhờ chú trọng dồn điền đổi thửa và đẩy mạnh việc liên kết sản xuất nên nông dân huyện Đại Lộc đã hình thành được rất nhiều cánh đồng mẫu lớn cho hiệu quả kinh tế cao…


Tham quan cánh đồng mẫu lớn ở xã Đại Minh.Ảnh: Nguyễn Sự
Tham quan cánh đồng mẫu lớn ở xã Đại Minh.Ảnh: Nguyễn Sự

Giá trị kinh tế tăng mạnh

Nhìn mấy chiếc máy gặt đập liên hợp chạy khắp cánh đồng lúa rộng mênh mông, bà Võ Thị Thủy trú thôn Đông Gia (Đại Minh, Đại Lộc) hồ hởi: “Dồn điền đổi thửa đã mang lại cho nhà nông nhiều cái lợi. Rõ nhất là, đồng ruộng không còn manh mún nên vấn đề cơ giới hóa diễn ra dễ dàng. Việc ứng dụng kỹ thuật mới vào canh tác cũng rất hiệu quả. Đặc biệt, nhờ xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn và liên kết sản xuất giống lúa hàng hóa mà giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích tăng lên đáng kể”. Lúc trước, gần 4 sào ruộng của bà Thủy phân bố rải rác trên 3 cánh đồng. Do vậy, chuyện cày bừa, gieo sạ, bón phân, phun thuốc, thu hoạch gặp không ít trở ngại. Còn nay, dồn điền đổi thửa xong, toàn bộ diện tích đó được gom thành một lô lớn nên việc gì cũng thuận lợi.

Vụ đông xuân này, thông qua Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp & kinh doanh tổng hợp Đại Minh, bà Thủy và hơn 400 hộ dân ở thôn Đông Gia liên kết với Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình sản xuất 50ha giống lúa thuần TBR225. Nhờ nước tưới chủ động, quản lý tốt dịch hại nên năng suất bình quân toàn vùng đạt 350kg giống lúa khô/sào. Theo cam kết trong hợp đồng, doanh nghiệp này sẽ thu mua với cách quy đổi 1kg giống lúa bằng 1,2kg thóc thịt thì tổng sản lượng đạt 420kg lúa thương phẩm/sào. Nếu tính theo giá mà công ty bao tiêu toàn bộ sản phẩm là 6.200 đồng/kg thì mỗi sào đạt giá trị hơn 2,6 triệu đồng. Bà Thủy chia sẻ: “Sau khi trừ chi phí đầu tư, 1 sào đất sản xuất giống lúa thuần TBR225 cho lãi ròng khoảng 1,7 triệu đồng, cao hơn 800 nghìn đồng so với làm lúa thương phẩm”.

Mới đây, trong chuyến khảo sát một số cánh đồng mẫu lớn ở Đại Lộc, ông Lê Muộn – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đánh giá rất cao hiệu quả của những mô hình này. Ông Muộn nói: “Việc xây dựng cánh đồng mẫu và đẩy mạnh liên kết sản xuất với các doanh nghiệp là hướng đi đúng vì đó là cách giúp nông dân tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích. Đặc biệt, sự liên doanh liên kết ấy còn giúp cho nhà nông yên tâm sản xuất bởi đầu ra của sản phẩm đã được thu mua theo phương thức bao tiêu”.

Ông Ngô Văn Phi – Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp & kinh doanh tổng hợp Đại Minh cho biết, ngoài thôn Đông Gia thì đông xuân năm nay đơn vị còn phối hợp với Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình tập huấn kỹ thuật và tổ chức cho gần 900 hộ dân khác ở các thôn Phú Mỹ, Tây Gia, Quảng Huế sản xuất 130ha giống lúa thuần BC15 trên 3 cánh đồng mẫu lớn. Ông Phi nói: “Hiện nay, những chân ruộng canh tác giống lúa BC15 đã cơ bản thu hoạch xong và doanh nghiệp đang tập trung thu mua sản phẩm của nông dân. Qua thống kê, bình quân 1ha đất làm giống lúa này mang lại cho người dân khoảng 53 triệu đồng, trừ chi phí chắc chắn sẽ lãi ròng 32 triệu đồng”. Theo tính toán của ông Phi, vụ này làm 180ha giống lúa TBR225 và BC15 trên 4 cánh đồng mẫu lớn vừa nêu, nông dân xã Đại Minh lợi hơn 2 tỷ đồng so với sản xuất lúa thương phẩm.

Hướng mở trong tái cơ cấu ngành

Ông Hồ Ngọc Mẫn – Trưởng phòng NN&PTNT Đại Lộc cho biết, thời gian qua ngành nông nghiệp huyện và chính quyền các địa phương đã dốc toàn lực để thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, nhanh chóng hình thành những mô hình cánh đồng mẫu lớn với mục đích giúp nông dân phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Ông Mẫn nói: “Tính đến thời điểm này toàn huyện đã xây dựng được 27 cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích 1.263ha, chủ yếu nằm trên địa bàn xã Đại An, Đại Quang, Đại Hòa, Đại Nghĩa, Đại Thắng, Đại Hiệp, Đại Phong, Đại Cường, Đại Minh, thị trấn Ái Nghĩa. Vụ đông xuân năm nay, toàn bộ diện tích trên những cánh đồng mẫu ấy đều được nông dân sản xuất hạt giống lúa thuần, lúa lai thông qua sự liên kết giữa các hợp tác xã với một số doanh nghiệp ở trong và ngoài tỉnh. Qua khảo sát, đánh giá tại nhiều vùng thì việc canh tác giống lúa cho nhà nông mức thu nhập cao hơn 20 - 30% so với làm lúa thương phẩm”.

Theo ông Mẫn, từ hiệu quả thiết thực đó, vụ hè thu sắp tới ngành nông nghiệp huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ chính quyền các địa phương hình thành thêm 15 cánh đồng mẫu lớn với diện tích hơn 600ha. Trong đó, 60% sản xuất giống lúa hàng hóa và 40% chuyên canh, xen canh những loại rau quả và cây trồng cạn chủ lực. “Sở dĩ chúng tôi chọn khâu này làm mũi đột phá vì đây được xem là hướng mở trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Đại Lộc. Qua đó, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, góp phần xây dựng thành công mô hình nông thôn mới” – ông Mẫn chia sẻ.

Nguồn tin: http://baoquangnam.com.vn/
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Cấm sử dụng lửa trong phân khu bảo vệ rừng đặc dụng
Quay về gạo mùa
Hội An: Chuyển đổi đất lúa sang trồng cây dược liệu, phục vụ du lịch
Hội An: Chuyển đổi đất lúa sang trồng cây dược liệu, phục vụ du lịch
Cải thiện bưởi Đại Bình
Tây Giang cần nhân rộng các mô hình chăn nuôi tập trung và phát triển kinh tế rừng
Điện Bàn: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp
Niềm vui người dân Tam Trà
Đậu cô ve được mùa, được giá
Hướng mở trong chuyển đổi cây trồng
    
1   2   3  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006934756

    Lượt trong ngày 5019
    Hôm qua: 10556
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 63
    Tổng số 6934756