Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Kỹ thuật chăn nuôi vịt biển sinh sản phần 3
Người đăng: Phạm Thị Thu Thủy .Ngày đăng: 24/11/2015 09:30 .Lượt xem: 3591 lượt.
Chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến bà con Quy trình chăn nuôi vịt biển sinh sản (phần 3)

5.2. Giai đoạn nuôi vịt hậu bị:

Giai đoạn hậu bị là giai đoạn 9 tuần tuổi đến khi bắt đầu đẻ: 9 - 19 tuần

Trong giai đoạn này vịt phát triển đưới điều kiện khí hậu tự nhiên không đòi hỏi ngặt ngèo nhưng phải lưu ý trong thời gian này khi vịt thay lông rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp và mưa. Vịt nuôi thức ăn hạn chế, cả về số lượng và chất lượng, chăm sóc nuôi dưỡng làm sao đạt khối lượng ở mức yêu cầu của giống để đảm bảo có năng suất đẻ trứng cao trong giai đoạn sinh sản.


Hình: Vịt vào giai đoạn sinh sản

* Ánh sáng và chế độ chiếu sáng:

Giai đoạn từ 9 tuần đến trước khi vịt đẻ 5 tuần (tuần thứ 16) sử dụng ánh sáng tự nhiên. Sau đó tăng dần thời gian chiếu sáng cho vịt như sau:

Trước khi đẻ 4 - 5 tuần đảm bảo thời gian chiếu sáng 12 giờ/ngày. Sau đó mỗi tuần tăng 1 giờ cho tới khi vịt vào đẻ đạt mức thời gian chiếu sáng 16 - 18 giờ/ngày.

* Chăm sóc nuôi dưỡng:

Giai đoạn hậu bị nuôi cho vịt ăn hạn chế cả về số lượng và chất lượng thức ăn, cho nên lượng thức ăn hàng ngày chỉ đổ 1 lần hết lượng thức ăn đó, cho ăn sao cho tất cả vịt trong đàn đều được ăn giống nhau. Độ đồng đều càng cao về khối lượng vịt trong đàn thì sau này năng suất sinh sản càng cao. Nếu cho ăn thêm rau xanh thì cho ăn rau xanh sau khi cho ăn thức ăn tinh. Nhu cầu nước uống cho vịt mỗi ngày cho mỗi con cần từ 0,5 - 0,6 lít/con.

Trong giai đoạn này để đảm bảo cho vịt có độ đồng đều cao về khối lượng thì định kỳ kiểm tra khối lượng, cân để điều chỉnh thức ăn sao cho vịt có khối lượng phù hợp với chuẩn của giống, những con quá to hoặc quá nhỏ có thể nhốt riêng và cho ăn riêng.

Khối lượng vịt trong giai đoạn hậu bị chuẩn cho từng giống là:

Tuần tuổi

Khối lượng (kg/con)

10

1,7 - 1,9

12

2,0 - 2,2

14

2,2 - 2,3

16

2,3 - 2,4

18

2,4 - 2,5

Vào đẻ

2,5 - 2,7

Trước khi kết thúc giai đoạn vịt hậu bị 2 tuần tiến hành chọn lọc thông qua ngoại hình, và tiêu chuần khối lượng chọn tương tự giai đoạn kết thúc 8 tuần tuổi, chỉ đưa những con đạt tiêu chuẩn giống vào đàn sinh sản.

5.3. Giai đoạn sinh sản:

* Điều kiện khí hậu:

          Tạo điều kiện khí hậu thích hợp cho vịt đẻ. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với vịt đẻ là 16 - 24 oC và ẩm độ là 60 - 70%. Chuồng nuôi và ổ đẻ phải luôn khô ráo và sạch sẽ.

* Ánh sáng và chế độ chiếu sáng:

         Trong suốt giai đoạn vịt đẻ cần thời gian chiếu sáng mỗi ngày 16 - 18 giờ. Thời gian chiếu sáng không đảm bảo sẽ làm giảm năng suất trứng. Cường độ  chiếu sáng là 5 w/m2.

* Chăm sóc nuôi dưỡng

Chuồng phải sạch sẽ và khô ráo độn chuồng phải dày 20 - 30 cm, hàng ngày cho thêm độn chuồng đặc biệt là vị trí ổ đẻ.


                                             Hình: Độn chuồng bằng rơm

Chuyển từ thức ăn vịt hậu bị sang thức ăn vịt đẻ được tiến hành 2 tuần trước khi vịt đẻ và tăng lượng thức ăn lên 10%, khi vịt, ngan đẻ quả trứng đầu tiên tăng lượng thức ăn lên 15%. Khi đàn đẻ 5% tăng dần lượng thức ăn sao cho 7 ngày sau trở đi vịt ăn tự do theo nhu cầu ở ban ngày, phải đổ thức ăn làm nhiều lần trong ngày (2 - 3 lần) để thức ăn không bị tồn đọng ở máng ăn. Thức ăn phải đảm bảo chất lượng, máng ăn phải để trong chuồng nuôi tránh mưa và sương làm mốc thức ăn, nếu nuôi nhốt trên vườn cây phải để máng ăn ở vị trí cố định và phải có che mưa nắng. Nhu cầu nước uống cần cho vịt giai đoạn sinh sản từ 0,6 - 0,7 lít/con/ngày.

Hạn chế tác động mạnh về ánh sáng, âm thanh và những tác động bất thường khác đến đàn sinh sản để tránh hiện tượng đẻ non và đẻ trứng hai lòng.

Vịt nuôi trên khô phải lưu ý vệ sinh sân chơi luôn sạch sẽ để tránh được khi vịt giao phối xong thì gai giao cấu bị chạm xuống nền chuồng và sân chơi bị nhiễm trùng nhiễm bẩm dẫn đến hao hụt con đực nhiều.

* Thu nhặt trứng:

Chất độn ổ đẻ phải được bổ sung thường xuyên vào các vị trí của ổ đẻ, suốt giai đoạn vịt đẻ chỉ cần bổ sung không cần thay độn chuồng, vịt đẻ tập trung vào thời gian 3 - 5 giờ hàng ngày vì vậy trứng được thu nhặt vào buổi sáng từ 6 - 7giờ. Sau khi nhặt trứng nếu trứng bẩn phải rửa bằng thuốc sát trùng hoặc xông sát trùng sau đó trứng để ấp được đưa vào bảo quản. Nếu không có kho lạnh thì bảo quản bằng than hoa.


Hình: Thu nhặt trứng vịt biển tại Tam Thăng
Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Nam (Còn tiếp)
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Kỹ thuật chăn nuôi vịt biển sinh sản phần 4
Kỹ thuật chăn nuôi vịt biển sinh sản (phần cuối)
Ủ rơm với urê làm thức ăn chăn nuôi
Bệnh liên cầu khuẩn lợn
Kỹ thuật chăm sóc heo đen hậu bị
Kỹ thuật chăm sóc heo nái đen sinh sản
Một số cải tiến chuồng trại trong chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học tại Quảng Nam
Hiệu quả mô hình nuôi lợn nái ngoại trên nền đệm lót sinh học
Kỹ thuật chăn nuôi gà Ai Cập hướng trứng
Bệnh Leuco trên gà và biện pháp phòng chống
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ
Cần đẩy mạnh phát triển mô hình nuôi vỗ béo bò
Kỹ thuật trồng một số loại cây làm thức ăn cho gia súc
Xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi - một số công nghệ mới
Quy trình ủ chua cỏ xanh dự trữ làm thức ăn cho gia súc
Kỹ thuật nuôi trùn quế
Những điều cần biết về tinh phân biệt giới tính trên vật nuôi
Chất thải trong chăn nuôi và một số biện pháp xử lý
Bệnh liên cầu khuẩn lợn và biện pháp phòng trị
Nuôi nhông trên cát
    
1   2  
    







Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00007092793

    Lượt trong ngày 3842
    Hôm qua: 2727
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 64
    Tổng số 7092793