Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Hướng dẫn kỹ thuật quản lý và phòng trừ cỏ dại hại lúa
Người đăng: Võ Thị Nhung .Ngày đăng: 24/11/2015 08:26 .Lượt xem: 4000 lượt.
Cỏ dại được xếp vào nhóm đối tượng dịch hại nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho ruộng lúa. Tuy không gây hại trực tiếp, nhưng cỏ dại gây ra không ít tác hại: cạnh tranh không gian, ánh sáng, dinh dưỡng và nước với cây lúa; là ký chủ trung gian của sâu, bệnh hại lúa và còn là nơi cư trú của chuột; cỏ dại lẫn vào trong sản phẩm cây trồng, trong hạt giống làm giảm giá trị hàng hóa; gây khó khăn

Cỏ dại được xếp vào nhóm đối tượng dịch hại nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho ruộng lúa. Tuy không gây hại trực tiếp, nhưng cỏ dại gây ra không ít tác hại: cạnh tranh không gian, ánh sáng, dinh dưỡng và nước với cây lúa; là ký chủ trung gian của sâu, bệnh hại lúa và còn là nơi cư trú của chuột; cỏ dại lẫn vào trong sản phẩm cây trồng, trong hạt giống làm giảm giá trị hàng hóa; gây khó khăn cho canh tác, tăng chi phí sản xuất…

Vì vậy, vấn đề phòng trừ cỏ dại cho lúa là yêu cầu hết sức quan trọng trong sản xuất lúa. Để quản lý và phòng trừ cỏ dại tốt, bà con nên lưu ý một số kỹ thuật sau:

1. Biện pháp phòng

- Không để cỏ tạo hạt trên đồng ruộng (cắt bông sớm)

- Sử dụng giống không lẫn hạt cỏ.

- Vệ sinh nông cụ sạch cỏ trước khi sử dụng

- Dùng phân hữu cơ đã hoai ủ.

- Quản lý nước thích hợp (tưới ướt khô xen kẽ)

2. Biện pháp trừ

Có thể nhổ cỏ bằng tay, làm đất, sử dụng nước thích hợp và dùng thuốc hoá học.

Thuốc trừ cỏ được phân thành 2 nhóm:

2.1 Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm

Để sử dụng thuốc tiền nảy mầm có hiệu quả bà con cần chú ý:

- Mặt ruộng bằng phẳng, tháo cạn nước vừa đủ ẩm: hiệu quả phòng trừ sẽ cao hơn.

- Phun sớm sau khi sạ khoảng 1 – 3 ngày.

- Sau phun 2 đêm cho nước vào ruộng.

- Phun thuốc trừ cỏ sớm sẽ tránh được sự cạnh tranh về dinh dưỡng giữa cây lúa và cây cỏ, tạo điều kiện cho lúa mọc tốt và mọc khỏe ngay từ đầu.

2.2. Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm

Để sử dụng thuốc hậu nảy mầm (cỏ non) có hiệu quả bà con cần chú ý:

           - Ruộng cần phải tháo cạn nước (đủ ẩm) trước khi phun.

           - Khi cỏ có 2-3 lá.

           - Phun lúc trời tạnh ráo (lá cỏ khô ráo) tốt nhất nên phun chiều mát.

           - Sau khi phun 1- 2 đêm thì cho nước vào ruộng.    

          * Những trường hợp phun thuốc hiệu quả thấp hoặc không có hiệu quả:

          - Phun lúc sáng sớm (lá cỏ còn ướt) hoặc trời đang mưa.

          - Ruộng không cạn nước.

          - Sau 1- 2 đêm không cho nước vào.

          - Phun lúc cỏ chưa mọc hoặc cỏ quá lớn (cỏ đã già).     

          * Khi sử dụng thuốc BVTV bà con cần lưu ý :

- Một là đúng thuốc: Mỗi loại thuốc có tác dụng trên một số loại cỏ nhất định, vì vậy trước khi mua thuốc cần kiểm tra ruộng đang có loại cỏ nào để chọn thuốc mua cho phù hợp.

- Hai là đúng lúc: là sử dụng thuốc phun đúng thời điểm qui định, nếu phun sớm hoặc phun trễ cũng kém hiệu quả diệt cỏ và lúa có thể bị ngộ độc.

- Ba là phun thuốc phải đúng liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn ghi trên bao bì của nhà sản xuất. Không nên pha quá đậm đặc hoặc quá loãng cũng đều làm giảm hiệu lực của thuốc.

- Bốn là phải đúng cách: không phun lặp, không đi ngược chiều gió khi phun, đảm bảo độ ẩm đất thích hợp, không nên sử dụng thuốc trừ cỏ trong thời tiết rét lạnh, nhiệt độ xuống thấp.

* Chú ý: Chỉ mua thuốc ở những đại lý thuốc BVTV đủ điều kiện.

2.3. Nguyên nhân và cách nhận biết cây lúa bị ngộ độc thuốc trừ cỏ

- Nguyên nhân:

+ Sử dụng thuốc trừ cỏ trong điều kiện thời tiết rét lạnh

+ Sử dụng thuốc trừ cỏ quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, có hoạt chất cấm (2,4D)…

+ Phun thuốc trễ, nhất là đối với thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm hay các loại thuốc trừ cỏ già.

+ Không tuân thủ nguyên tắc 4 đúng.

+ Tự ý hỗn hợp các loại thuốc trừ cỏ, thuốc trừ cỏ với thuốc trừ sâu, trừ bệnh với nhau.

+ Phun nhầm thuốc trừ cỏ cho cây trồng cạn ( thuốc trừ cỏ đậu, ngô…)

- Cách nhận biết cây lúa bị ngộ độc thuốc cỏ:

+ Vào giai đoạn lúa mới sạ: Cây lúa bị ngộ độc thuốc trừ cỏ thường có hiện tượng vàng lá, lùn cây, lâu hồi xanh, chậm đẻ nhánh làm ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất, chất lượng lúa cuối vụ.

+ Vào giai đoạn lúa đẻ nhánh: vào giai đoạn này dễ bị nhầm lẫn giữa cây lúa bị ngộ độc thuốc trừ cỏ và bị muỗi hành gây hại.

Hiện tượng do ngộ độc thuốc trừ cỏ

Hiện tượng do muỗi hành gây hại

Đọt non có màu xanh vàng, lá lúa tròn se lại như lá hành.

Đọt non có màu đọt chuối, lá lúa tròn se lại như lá hành.

Bên trong đọt se lại: đặc

Bên trong đọt bị muỗi hành: rỗng

Một bụi lúa có từ 1 – 3 đọt non bị ngộ độc (khi bụi lúa bị ngộ độc nặng có thể bị ảnh hưởng hết các chồi).

Một bụi lúa chỉ có từ 1 – 2 đọt non bị muỗi hành gây hại (muỗi hành nặng có thể phá hết các chồi).

Lá bị hại vàng và khô lụi, không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đẻ nhánh của cây lúa.

Chồi chính bị ăn phá làm cây lúa nảy nhiều chồi phụ, cây lúa thường lùn, cứng, thân thẳng và nhiều nhánh.

+ Nếu ngộ độc thuốc diệt mầm cỏ đậu thì cây lúa có hiện tượng lùn lại đẻ nhiều nhánh, lá se lại, cứng và có màu xanh đậm.

 

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng các chế phẩm vi sinh để sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại chỗ
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Bòn bon
Sâu bệnh hại nấm rơm và cách phòng trừ
Kỹ thuật chăm sóc và quản lý dịch hại trên cây tiêu (Phần cuối)
Lợi ích và một số lưu ý khi sản xuất rau theo hướng VietGAP
Một số phương pháp sơ chế và bảo quản nấm rơm
Bệnh héo rũ Panama hại chuối và biện pháp phòng trừ
Thuốc thảo mộc và cách pha chế (phần 1)
Kỹ thuật thâm canh sắn (Phần I)
Nên hay không nên đốt rơm rạ trên ruộng lúa?
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9  
    
Các tin cũ hơn:
KỸ THUẬT TRỒNG HOA THIÊN LÝ
KỸ THUẬT SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TẠI CHỖ
PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN HẠI NGÔ
Thời tiết ảnh hưởng việc bón phân ra sao?
Một số biện pháp phòng trừ dịch hại cho cây hồ tiêu đầu mùa mưa
kỹ thuật trồng xen canh cây bắp lai xen với cây lạc trên đất lúa chuyển đổi
Trồng đậu phụng trên đất lúa lãi ròng gần 21 triệu đồng/ha
Bón phân dúi sâu cho lúa: Đôi điều suy ngẫm
Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ
Rau VietGAP bí đầu ra
    
1   2   3   4   5  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006809257

    Lượt trong ngày 2433
    Hôm qua: 3604
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 84
    Tổng số 6809257