Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Hướng dẫn thâm canh lúa vụ Đông Xuân 2015 – 2016 tại Tỉnh Quảng Nam
Người đăng: Nguyễn Bích Lợi .Ngày đăng: 21/11/2015 17:07 .Lượt xem: 5348 lượt.
Vụ Đông Xuân 2015 – 2016 dự báo sẽ xảy ra hạn nặng và xâm nhập mặn sớm, cần phải sử dụng nước tưới tiết kiệm và tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ và cơ cấu giống của Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam đã ban hành. Để giúp bà con nông dân thuận lợi trong sản xuất, thâm canh lúa vụ Đông Xuân thành công, chúng tôi xin giới thiệu “Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh lúa vụ Đông Xuân 2015 – 2016” như sau:


I. Cơ cấu giống và lịch thời vụ:

1. Ruộng chủ động nước tưới:

- Thời vụ sản xuất Đông Xuân 2015 – 2016, bố trí gieo sạ từ ngày 15/12/2015 đến ngày 05/01/2016. Tùy theo thời gian sinh trưởng của từng giống lúa bố trí trổ từ ngày 15/3 đến ngày 31/3/2016, trổ tập trung từ ngày 20/3 đến ngày 31/3/2016, thu hoạch xong trước ngày 30/4/2016.

- Riêng vùng sử dụng nước của kênh chính Bắc Phú Ninh và Khe Tân, cho lúa trổ từ 15/3 đến 25/3/2016 để cắt nước tu sữa kênh mương từ ngày 10/4 và cấp lại ngày 25/5/2016.

* Lịch gieo sạ cụ thể như sau:

a. Các vùng sử dụng nước tưới không thuộc nguồn nước kênh chính Bắc Phú Ninh và Khe Tân.

- Nhóm giống chủ lực: cơ cấu tối thiểu 60% diện tích.

+ Nhóm giống có TGST từ 105-115 ngày, gồm các giống thuần Thiên ưu 8, TBR45, OM4900 và giống lúa lai CNR 6206: gieo sạ từ ngày 25/12/2015 – 05/01/2016.

+ Nhóm giống có TGST dưới 105 ngày, gồm các giống lúa thuần HT1, HT9 và các giống lúa lai Xuyên Hương 178, TH 3-3: gieo sạ từ 01/01 đến ngày 05/01/2016.

- Nhóm giống bổ sung: cơ cấu tối đa 30% diện tích.

+ Nhóm giống có TGST trên 115 ngày gồm các giống thuần Xi23, 13/2, CH207 và giống lai Nhị ưu 838, BTE-1 gieo sạ từ ngày 20/12 - 25/12/2015.

+ Nhóm giống có TGST từ 105 - 115 ngày gồm các giống thuần VN121, BC15, TBR225 gieo sạ từ 25/12/2015- 05/01/2016.

+ Nhóm giống có TGST dưới 105 ngày gồm các giống thuần PC6, SV181, Khang dân đột biến, ĐV 108 và các giống lai Syn6, TEJ vàng, TH3-5 gieo sạ từ ngày 01/01 - 05/01/2016.

- Nhóm giống triển vọng: cơ cấu không quá 10% diện tích gồm các giống:

+ Những giống có TGST từ 105-115 ngày: Q.Nam 6, BM 125 và giống lúa lai Nam ưu 604.

+ Những giống có TGST dưới 105 ngày: Q.Nam 9 (N04-05), P6 đột biến.

b. Vùng sử dụng nước tưới kênh chính Bắc Phú Ninh và Khe Tân: Sử dụng cơ cấu giống như trên và sạ sớm hơn.

- Nhóm giống trung ngày (105-115 ngày): sạ từ 20-31/12/2015.

- Nhóm giống ngắn ngày (dưới 105 ngày): sạ từ 25/12/2015 – 31/12/2015.

Nếu sử dụng bổ sung giống dài ngày, sạ từ 15 - 20/12/2015.

*Lưu ý: Đối với các huyện miền núi cao, tùy từng tiểu vùng mà bố trí lịch sạ (hoặc cấy) phù hợp để thu hoạch cùng lúc hoặc chỉ trễ hơn khoảng 5-7 ngày so với các huyện đồng bằng để khỏi ảnh hưởng sản xuất Hè Thu.

2. Ruộng không chủ động nước tưới:

- Đề nghị chuyển đổi sang trồng các cây trồng cạn như ngô, lạc, sắn hoặc sắn xen lạc… để có hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Chỉ những ruộng không thể chuyển đổi thì sử dụng các giống lúa CH207, PC6, P6 đột biến và các giống đã thích nghi với từng địa phương, sạ từ ngày 01 – 10/12/2015 để lúa trổ vào đầu tháng 3/2016.

II. Phân bón cho các loại đất:

1. Lượng bón: Tính cho 1 sào (500m2 )

ĐVT: kg

Loại phân

Lúa lai

Lúa thuần

(trung, ngắn ngày)

Phân chuồng

400-500

350-400

 

Vôi

20-25

20-25

 

Lân nung chảy

20-25

15-20

 

Urê

10-11

8-9

 

Kali (KCl)

6-7

5-6

 

NPK (16:16:8)

7-8

6-7

 

    Lưu ý: Bà con nên tăng cường bón phân chuồng hoai mục , nếu không có phân chuồng có thể thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh từ 50 – 100 kg/ sào, bón cân đối lượng N-P-K và cách bón theo tờ rơi của sở đã ban hành.

2. Cách bón :

Cách bón

Giống lúa

Thời

điểm bón

Lúa thuần (trung và ngắn ngày)

Lúa lai

Bón lót

Trước khi làm đât lần cuối

(Vôi bón khi cày ải).

Toàn bộ phân chuồng + Lân + 3-4 kg NPK

Bón thúc

Lần 1

(Sau sạ 10-12 ngày)

3-4 kg Ure + 2kg Kali

4-5 kg Ure + 2kg Kali

Lần 2

(Sau sạ 20-25 ngày)

2-3 kg Ure + 2kg NPK

3-4 kg Ure + 4kg NPK

Bón đòng

Sau sạ 55-60 ngày (với giống trung ngày)

Sau sạ 45-50 (Với giống ngắn ngày)

2 kg Ure + 2-3 kg Kali

2 kg Ure + 2-3 kg Kali

*Giống dài ngày (lúa thuần và lúa lai) bón lần 3 lúc 35-40 ngày sau sạ 2-3kg Ure và 1-2kg Kali

     Một số lưu ý khi bón phân:

- Vôi bón trước khi cày lật đất, lân bón lót trước khi san phẳng mặt ruộng để sạ.

- Bón thúc sớm quyết định đến năng suất các giống lúa trung, ngắn ngày; phải bón lần 1 kịp thời lúc 10-12 ngày sau sạ, kết hợp tỉa dặm sớm.

- Bón phân vào lúc sáng sớm hay chiều mát, khi ruộng có nước, kết hợp làm cỏ sục bùn để vùi phân, hạn chế mất đạm và phát thải khí (N2O) gây hiệu ứng nhà kính.

- Đối với đất xám, cát pha thì tổng số lượng bón urê và kali cao hơn đất phù sa bồi 01kg/sào.

- Tăng cường sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, đạm xanh  (Ure trộn 7% NEB 26), phân ủ (phân ủ với chế phẩm Trichoderma với phân xanh + phân chuồng, phân Bokashi…) để giảm bớt lượng phân khoáng hóa học.

III. Chăm sóc, quản lý dịch hại

- Cày lật đất sớm, đắp bờ giữ nước để hoai mục gốc rạ, cỏ dại, hạn chế sâu bệnh và để nước bừa sạ đầu vụ. Bón đủ vôi, phân chuồng, phân ủ.

- Sạ cùng trà, cùng nhóm giống trong từng cánh đồng; áp dụng quy trình canh tác "3 giảm, 3 tăng”; ”1 phải 5 giảm"; mỗi sào sạ hàng với 1-1,2 kg giống lúa lai; 2-2,5 kg giống lúa thuần.

- Nên xử lý hạt giống trước khi gieo sạ (bằng nước vôi trong 2% hoặc nước ấm ”3 sôi 2 lạnh hoặc nước muối 15%). Ruộng đủ nước, trời không lạnh phun thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm; gặp lạnh hoặc nước khó khăn, phun thuốc hậu nẩy mầm; kết hợp dùng công cụ sục bùn trừ cỏ khi tỉa dặm, cắt bỏ bông cỏ trên ruộng.

- Tưới nước tiết kiệm: Tưới "ướt khô xen kẻ", giúp đất thông thoáng, rễ lúa ăn sâu, huy động tốt dưỡng chất, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Cách tưới như sau: Giữ đủ nước (2-3cm) từ mọc mầm đến bón thúc lần 1, sau đó để ruộng tự khô và tưới lại trước khi bón thúc lần 2, sau đó tiếp tục để ruộng tự khô đến khi nứt chân chim thì cho nước vào ruộng từ 3-5cm, tiếp tục làm như vậy cho đến khi lúa làm đòng. Từ lúc làm đòng giữ nước thường xuyên trong ruộng đến lúc vào chắc thì rút nước để khô ruộng cho dễ thu hoạch.

- Thường xuyên thăm đồng, phát hiện kịp thời sâu bệnh để phòng trừ phù hợp, hạn chế tối đa phun thuốc trừ sâu thời gian sạ đến 30 ngày sau sạ. Đối với giống nhiễm bệnh đạo ôn cần phun phòng trước trỗ 5-7 ngày; đối với ruộng bị rầy nâu, rầy lưng trắng phun khi mật độ rầy 2-3 con/dãnh (trên 2.000 con/m2), khi phun ruộng phải có nước, vạch gốc lúa và phun kỹ vào phần gốc, phun bao vây từ ngoài vào trong ruộng./.

Tải về tại đây.doc

Nguồn tin: Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Nma
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Măng cụt
Hướng dẫn các biện pháp diệt chuột bảo vệ cây trồng
Hướng dẫn kỹ thuật quản lý và phòng trừ cỏ dại hại lúa
Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng các chế phẩm vi sinh để sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại chỗ
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Bòn bon
Sâu bệnh hại nấm rơm và cách phòng trừ
Kỹ thuật chăm sóc và quản lý dịch hại trên cây tiêu (Phần cuối)
Lợi ích và một số lưu ý khi sản xuất rau theo hướng VietGAP
Một số phương pháp sơ chế và bảo quản nấm rơm
Bệnh héo rũ Panama hại chuối và biện pháp phòng trừ
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9  
    
Các tin cũ hơn:
KỸ THUẬT TRỒNG HOA THIÊN LÝ
KỸ THUẬT SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TẠI CHỖ
PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN HẠI NGÔ
Thời tiết ảnh hưởng việc bón phân ra sao?
Một số biện pháp phòng trừ dịch hại cho cây hồ tiêu đầu mùa mưa
kỹ thuật trồng xen canh cây bắp lai xen với cây lạc trên đất lúa chuyển đổi
Trồng đậu phụng trên đất lúa lãi ròng gần 21 triệu đồng/ha
Bón phân dúi sâu cho lúa: Đôi điều suy ngẫm
Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ
Rau VietGAP bí đầu ra
    
1   2   3   4   5  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006809451

    Lượt trong ngày 2626
    Hôm qua: 3604
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 95
    Tổng số 6809451