Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Kỹ thuật chăm sóc và quản lý dịch hại trên cây hồ tiêu (Phần 1)
Người đăng: Võ Thị Nhung .Ngày đăng: 02/11/2015 15:44 .Lượt xem: 2285 lượt.
Hồ tiêu là một trong những loại cây trồng được nông dân Quảng Nam trồng từ lâu đời. Đây là cây trồng có giá trị kinh tế cao trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, kỹ thuật chăm sóc và quản lý dịch hại trên cây hồ tiêu của nông dân còn nhiều hạn chế, để giúp bà con nông dân chăm sóc và quản lý tốt dịch hại trên hồ tiêu, chúng tôi giới thiệu loạt bài kỹ thuật liên quan đến nội dung này. Sau đây là phần 1:

Hồ tiêu là một trong những loại cây trồng được nông dân Quảng Nam trồng từ lâu đời. Đây là cây trồng có giá trị kinh tế cao trong nhiều năm qua. Tại Quảng Nam, hồ tiêu được trồng ở các vùng như Tiên Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh... Tuy nhiên, những năm gần đây, diện tích trồng hồ tiêu ngày càng giảm.

Diện tích và sản lượng hồ tiêu qua các năm tại tỉnh Quảng Nam

Năm

Diện tích trồng

(ha)

Diện tích thu hoạch

(ha)

Sản lượng

(tấn)

2010

381

311

380

2011

427

314

370

2012

350

327

310

2013

285

223

254

2014

245

178

247

Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Nam năm 2014

Nguyên dân suy giảm diện tích và sản lượng chủ yếu là do: tập quán sản xuất truyền thống của nông dân còn mang tính quảng canh, chưa chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên dịch hại trong vườn tiêu ngày càng nghiêm trọng, nhất là vào mùa mưa, làm suy tàn các vườn tiêu nhanh chóng. Ngoài ra, một số vùng bà con nông dân thấy các cây trồng khác mang lại lợi nhuận nhanh chóng nên chuyển sang trồng các cây trồng khác.

Nhằm nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại, giúp cây tiêu sinh trưởng phát triển tốt, chúng tôi giới thiệu đến bà con nông dân một số kỹ thuật chăm sóc và quản lý dịch hại đang được áp dụng hiệu quả trên các vườn tiêu tại Quảng Nam hiện nay.

I. Chăm sóc hồ tiêu

Quảng Nam nói riêng và các tỉnh Duyên hải Nam trung bộ nói chung, hồ tiêu có mùa ra hoa vào tháng 8 đến tháng 9 và thu hoạch vào tháng 4 đến tháng 6. Cây tiêu sau một năm phát triển, cho hoa, kết trái và đến lúc trái được thu hoạch xong thì cả vườn tiêu cũng đã kiệt sức, do đó cây tiêu cần được chăm sóc thật tốt để cây khỏe mạnh, đủ sức cho mùa vụ tới bội thu.

1. Vệ sinh và tạo tán cho vườn tiêu

Dọn sạch cỏ, lá cây rụng trong vườn, làm cho vườn cây thông thoáng, làm sạch cỏ quanh gốc tiêu trong vòng bán kính khoảng 0,5m. Cần tỉa bớt những cành tược, cành lươn mọc ra từ gốc tiêu và cành tược mọc ngoài khung thân chính, những cành sâu bệnh, cành ốm yếu bị che khuất ánh sáng.

Để hạn chế cỏ dại cũng có thể trồng xen cây che phủ đất (lạc dại…) vào giữa các hàng tiêu. Các loại cây che phủ này còn làm giàu chất hữu cơ cho vườn tiêu và có tác dụng chống xói mòn rất tốt khi tiêu được trồng trên đất dốc.

Trồng xen lạc dại che phủ đất

Ở một số vườn tiêu có hiện tượng hoa trổ rải rác không đúng thời vụ nên cắt bỏ những hoa này để tập trung cho hoa ra hàng loạt và quả chín tập trung. Đối với những chói tiêu đã già cỗi hoặc nhiễm sâu bệnh nặng nên đào gốc và tiêu hủy để tránh lây bệnh sang những chói khỏe trong mùa mưa.
2. Cắt xén nọc cây sống

Xén tỉa nọc sống trước mùa mưa tránh bóng rợp và sâu bệnh hại phát sinh trong mùa mưa do ẩm độ cao và thiếu ánh sáng. Đối với tiêu kinh doanh, đây là thời gian tiêu bắt đầu ra hoa. Tuy nhiên, để mầm hoa xuất hiện và ra rộ thì cần phải có một lượng ánh sáng nhất định, do đó việc xén tỉa nọc sống còn tạo điều kiện kích thích mầm hoa ra rộ và tập trung.

3. Tưới nước, tạo hệ thống rãnh thoát nước

- Vườn tiêu mới trồng và trong giai đoạn chưa cho trái: tưới suốt mùa khô cho đến khi có mưa. Trong năm trồng mới, nếu trong mùa mưa gặp hạn dài ngày cũng phải tưới nước bổ sung kết hợp che chắn.

- Thời kỳ kinh doanh: tưới vào mùa khô khi cây đang nuôi quả, sau khi thu hoạch xong tưới 1 – 2 đợt kết hợp bón phân, sau đó ngừng tưới nước, và chỉ tưới nước vừa đủ để cây tiêu tồn tại, không nên tưới nhiều vì tưới nhiều cây tiêu sẽ tiếp tục sinh trưởng và ra hoa rải rác làm ảnh hưởng mùa thu hoạch kế tiếp.

Khi tưới nước cho hồ tiêu, tuyệt đối không tưới tràn hoặc để hệ thống nước tự chảy từ đầu vườn đến cuối vườn nhằm hạn chế bệnh lây lan đặc biệt là bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, tuyến trùng,…đây là những đối tượng nguy hiểm thường xuyên có mặt trên các vườn tiêu. Tưới vào lúc trời râm mát, kết hợp với các biện pháp che chắn, tủ gốc giữ ẩm cho tiêu.

Hồ tiêu là cây trồng rất thích ẩm nhưng không chịu được úng nên nhất thiết phải thiết kế mương thoát nước cho vườn tiêu. Khoảng 10-15m đào một rãnh thoát nước vuông góc với hướng dốc chính, rãnh sâu 15-20cm, rộng 20cm, giữa hai hàng trụ tiêu. Dọc theo hướng dốc chính, khoảng 30-40m, thiết kế một mương sâu 30-40cm, rộng 40cm, giữa hai hàng trụ tiêu, mương thẳng góc với rãnh thoát nước. Vun gốc tiêu, không cho nước đọng ở gốc. Khi đất trong vườn còn ướt, nhão bùn, không nên đi lại nhiều.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Nam (Còn tiếp)
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hướng dẫn kỹ thuật khử lẫn cho đậu cô ve ( Phục tráng giống quy mô nông hộ )
Kỹ thuật chăm sóc và quản lý dịch hại trên cây tiêu (Phần 2)
Kỹ thuật trồng nấm rơm - phần 2 (trồng nấm rơm trên rơm rạ)
Kỹ thuật trồng rau dền an toàn
Một số tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất rau
Hướng dẫn thâm canh lúa vụ Đông Xuân 2015 – 2016 tại Tỉnh Quảng Nam
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Măng cụt
Hướng dẫn các biện pháp diệt chuột bảo vệ cây trồng
Hướng dẫn kỹ thuật quản lý và phòng trừ cỏ dại hại lúa
Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng các chế phẩm vi sinh để sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại chỗ
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
KỸ THUẬT TRỒNG HOA THIÊN LÝ
KỸ THUẬT SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TẠI CHỖ
PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN HẠI NGÔ
Thời tiết ảnh hưởng việc bón phân ra sao?
Một số biện pháp phòng trừ dịch hại cho cây hồ tiêu đầu mùa mưa
kỹ thuật trồng xen canh cây bắp lai xen với cây lạc trên đất lúa chuyển đổi
Trồng đậu phụng trên đất lúa lãi ròng gần 21 triệu đồng/ha
Bón phân dúi sâu cho lúa: Đôi điều suy ngẫm
Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ
Rau VietGAP bí đầu ra
    
1   2   3   4  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006926381

    Lượt trong ngày 7200
    Hôm qua: 3654
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 164
    Tổng số 6926381