4. Thức ăn cho vịt
4.1. Loại thức ăn và chất lượng thức ăn
Đối với vịt có thể sử dụng rất nhiều loại nguyên liệu, sản phẩm phụ nông nghiệp cho vịt ăn hoặc sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên nhưng nuôi vịt nên tận dụng các loại thức ăn mà địa phương sẵn có thì giá thành hạ.
Những nguyên liệu thức ăn dùng được cho vịt: Gạo, lúa, ngô, đậu nành, tấm, cám, cá tép, cua, ốc, ….. bã bia bã rượu, khoai rau bèo… nếu thức ăn được nấu chín thì khả năng tiêu hoá và hấp thụ tốt hơn và có hiệu quả kinh tế hơn.
Khi sử dụng các loại thức ăn phải lưu ý không được mốc và ôi chua. Khi sử dụng bất kỳ loại thức ăn nào đều phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng/1kg phù hợp cho từng giai đoạn vịt.
Tiêu chuẩn thức ăn cho vịt sinh sản:
Giai đoạn nuôi
|
Protein (%)
|
Năng lượng (kcal)
|
Giai đoạn vịt con
|
20 - 21
|
2850 - 2900
|
Giai đoạn nuôi hậu bị
|
13,5 - 14,5
|
2850 - 2900
|
Giai đoạn dựng đẻ và đẻ
|
17 - 17,5
|
2650 - 2700
|
4.2. Lượng thức ăn
Đối với vịt nuôi giống phải thực hiện chế độ ăn định lượng để khống chế khối lượng cơ thể theo tiêu chuẩn thì khả năng sinh sản về sau năng suất sẽ cao.
Ngày tuổi
|
Gam/con/tuần
|
Ngày tuổi
|
Gam/con/ngày
|
1
|
4
|
18
|
72
|
2
|
8
|
19
|
76
|
3
|
12
|
20
|
80
|
4
|
16
|
21
|
84
|
5
|
20
|
22
|
88
|
6
|
24
|
23
|
92
|
7
|
28
|
24
|
96
|
8
|
32
|
25
|
100
|
9
|
36
|
26
|
104
|
10
|
40
|
27
|
108
|
11
|
44
|
28
|
108
|
12
|
48
|
29 - 56
|
112
|
13
|
52
|
57 - 70
|
120
|
14
|
56
|
71 - 84
|
130
|
15
|
60
|
85 - 98
|
140
|
16
|
64
|
99 - 112
|
150
|
17
|
68
|
113 - 126
|
160
|
|
|
127 - 133
|
170
|
Ghi chú: (có thể tập dần cho vịt ăn lúa luộc từ tuần tuổi thứ 3)
Có thể thúc đẻ bằng thức ăn hỗn hợp hoặc mồi tươi với lúa, khi vịt đẻ trứng đầu tiên tăng thức ăn lên 15%.
Trong giai đoạn nuôi vịt con và hậu bị còn phụ thuộc vào khối lượng của chúng, nếu khối lượng cao hơn hoặc thấp hơn biểu đồ chuẩn thì phải điều chỉnh lượng thức ăn tăng hoặc giảm 5 gam/con/ngày.
5. Chăm sóc nuôi dưỡng
Thực hiện quy trình cùng vào cùng ra có thể cùng vào cùng ra đối với một trại hoặc cùng vào cùng ra theo dãy chuồng nuôi hoặc ô chuồng. Trong một dãy, ô chuồng nuôi chỉ nên nuôi một loại vịt và cùng lứa tuổi nếu có lệch nhau thì không nên chênh lệch quá 1 tuần tuổi.
5.1. Giai đoạn nuôi vịt con (từ 1 - 56 ngày tuổi)
* Nhiệt độ chuồng nuôi:
Trước khi đưa vịt vào chuồng nuôi thì chuồng nuôi phải được sưởi ấm, chuồng nuôi phải đảm bảo không có gió lùa.
Khi vịt ở trong máy ấp nở với điều kiện nhiệt độ trên 37oC, khi chuyển xuống chuồng nuôi để đảm bảo cho vịt con khoẻ mạnh nhiệt độ chuồng nuôi khi vịt 1 - 3 ngày tuổi phải đạt 28 - 32CoC, từ ngày tuổi thứ 4 trở đi mỗi ngày giảm 1oC cho tới khi đạt 25 oC.
Nhiệt độ chuồng nuôi được đo ở độ cao trên đầu vịt, mỗi quây vịt con nhốt từ 75 - 100 con là phù hợp. Khi vịt con đi lại bình thường và tản đều trong quây hoặc trong chuồng thì khi đó nhiệt độ chuồng nuôi đảm bảo. Trung bình cứ 200w cho 75 con vịt và 140 con vịt cần 1 chụp sưởi.
* Ẩm độ không khí:
Ẩm độ thích hợp cho vịt con là 60 - 70 %. Ẩm độ cao nguy hiểm cho vịt con, nền chuồng ướt làm cho vịt con cảm nhiễm bệnh dễ dàng, cần giữ ấm chân vịt và sạch lông.
* Chế độ chiếu sáng cho vịt:
Từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 2 thắp sáng cả ngày đêm cho vịt, sau đó thời gian thắp sáng là 16 - 18 giờ/ngày, ban ngày sử dụng ánh sáng tự nhiên. Cường độ ánh sáng cho vịt trong giai đoạn này là:
Từ 1 - 10 ngày tuổi 3 w/m2.
Từ 11 - 28 ngày tuổi 1,5w/m2 . Trong thời gian này ban ngày sử dụng ánh sáng tự nhiên.
* Cung cấp nước uống:
Vịt là thuỷ cầm cần rất nhiều nước uống, đảm bảo nước phải trong sạch và thường xuyên. Khi nuôi vịt theo phương thức nuôi khô không có nước bơi lội chỉ dùng nước cho vịt uống nhưng bản tính của vịt vẫn sử dụng nước uống để vẩy lên tắm khô cho nên lượng nước phải tăng gấp đôi so với nhu cầu nước uống và nước trong máng uống sẽ nhanh bẩn do vậy phải cấp đủ và thay nước thường xuyên để đảm bảo nước uống luôn sạch sẽ. Lưu ý vịt ở tuần tuổi thứ nhất không cho uống nước lạnh dưới 10oC, tuần tuổi thứ 2 và 3 không cho uống nước lạnh dưới 6oC và cũng cần hạn chế vịt uống nước trên 25oC. Nhu cầu nước uống trung bình:
1 - 7 ngày tuổi : 120 ml/con/ngày
8 - 14 ngày tuổi : 250 ml/con/ngày
15 - 28 ngày tuổi : 350 ml/con/ngày “ .
Nước uống giai đoạn sau (5 - 8 tuần) nhu cầu cần 0,4 - 0,6 lít/con/ngày, luôn phải có nước sạch cho vịt uống. Ở giai đoạn này máng ăn vẫn để trong chuồng nuôi còn máng uống bố trí ở sân chơi để tránh bị ướt chuồng, máng uống nước không để quá xa nơi vịt ăn.
* Chăm sóc và nuôi dưỡng:
Vịt sau khi nở khô lông cho ăn uống càng sớm càng tốt nếu cho ăn uống muộn thì vịt dễ bị khô chân dẫn đến cứng hàm làm tỷ lệ hao hụt tuần đầu rất cao hoặc ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của vịt.
Giai đoạn vịt từ 1 - 21 ngày tuổi: Dùng thức ăn hỗn hợp dạng viên hoặc gạo nấu thành cơm và trộn với thức ăn giàu đạm cho vịt ăn, sau 2 tuần có thể cho vịt ăn tấm, ngô, gạo lứt, lúa luộc, lúa, đậu nành, cám gạo, bột cá nhạt, bột đầu tôm, premix vitamin, khoáng, hoặc dùng cơm, tấm, ngô, gạo, lúa luộc, lúa sống trộn với thức ăn đạm tươi như: Tôm, tép, cua, ốc, giun đất, rạm, ... và các loại côn trùng khác. Đối với vịt nuôi khi cho ăn trên nền hoặc ni lông phải rắc thức ăn đều và rộng để tất cả vịt được ăn cùng một lúc.
Đối với vịt giống nuôi để sinh sản thì phải cho ăn theo định lượng. Nuôi giống cho ăn theo bữa: 4 tuần đầu cho ăn 4 bữa/ngày, từ 5 - 8 tuần cho ăn 2 bữa/ngày, sau đó chỉ cho ăn một lần hết lượng thức ăn trong ngày để mọi con đều có thể được ăn lượng thức ăn theo tiêu chuẩn, như vậy độ đồng đều của đàn sẽ cao hơn.
Trong quá trình nuôi dưỡng vịt giống để sinh sản phải định kỳ kiểm tra khối lượng cơ thể để khối lượng cơ thể phù hợp với tiêu chuẩn của giống, nếu khối lượng cơ thể chưa phù hợp thì đòi hỏi phải điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Khối lượng cơ thể đến 4 tuần tuổi phù hợp trung bình là 0,8 - 0,9 kg/con
Hàng ngày phải bổ sung thêm chất độn chuồng cho vịt bằng trấu; phoi bào; cỏ khô; rơm rạ. Theo dõi sức khoẻ của đàn vịt, cần phải loại ra khỏi đàn những con ốm yếu và kém ăn để có biện pháp xử lý kịp thời.
* Kiểm tra đàn vịt:
Trạng thái đàn vịt cho phép ta đánh giá về sức khoẻ của nó.
- Vịt con phân tán đều khắp chuồng chứng tỏ đàn vịt khoẻ mạnh, thoải mái, nhiệt độ trong chuồng đúng yêu cầu.
- Vịt con dồn đống là do bị lạnh, nhiệt độ chuồng nuôi thấp.
- Vịt con nằm há mỏ mà cánh dơ lên là do nhiệt độ chuồng nuôi quá cao, vịt không chơi hoặc nằm ở khu vực nhất định là chắc chắn chuồng nuôi có gió lùa.
- Vịt bị bết dính là do chuồng ẩm, chế độ nuôi dưỡng kém.
- Kiểm tra sức khoẻ đàn vịt hàng ngày: Những vịt ốm yếu cần loại ngay ra khỏi đàn, khi đàn vịt biếng ăn, biếng uống, phân thay đổi phải báo ngay cho cán bộ thú y.