Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Thành công bước đầu nuôi cua thương phẩm từ cua bột trong ao nước lợ
Người đăng: Nguyễn Thị Đồng .Ngày đăng: 11/09/2015 13:43 .Lượt xem: 2411 lượt.
Việc sử dụng con giống Cua bột sản xuất nhân tạo vào nuôi thương phẩm đã khắc phục được những nhược điểm của cua giống tự nhiên, có nhiều ưu việt.

Để tận dụng tối đa diện tích để nuôi trồng thủy sản nước lợ, đa dạng hóa đối tượng nuôi và hạn chế dịch bệnh xảy ra trong tôm nuôi ở vùng triều, trong nhiều năm qua Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đã xây dựng nhiều mô hình chuyển đổi các đối tượng nuôi thủy sản nước lợ đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân. Năm 2015, Trung tâm tiếp tục phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện mô hình Nuôi cua thương phẩm từ giống cua bột sản xuất nhân tạo trong ao nước lợ tại thành phố Hội An và Tam Kỳ trên diện tích 1,6 ha, với 6 hộ tham gia.



Ảnh: Ao nuôi Cua của hộ ông Lê Đình Trai
- Tam Thăng, Tam Kỳ


Sau thời gian 4 tháng nuôi, mô hình đã tổ chức hội thảo đầu bờ (vào ngày 18/8 và 27/8/2015). Qua đây, mô hình được đánh giá đã được các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật và khá hiệu quả. Tỷ lệ sống của cua ở giai đoạn ương đạt 35- 40%, đến khi thu hoạch đạt 20- 25%, hiện cua có trọng lượng 0,25- 0,3 kg/con, đạt cỡ thương phẩm, đang tiến hành thu hoạch, dự kiến năng suất 1,2- 1,4 tấn/ha. Mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, thu lãi từ 70 - 90 triệu đồng/ha. Ngoài ra, các hộ còn thả nuôi xen một ít tôm sú, tôm thẻ chân trắng vào ao để tận dụng diện tích mặt nước, tăng thu sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế.

Tại hội thảo, các chủ hộ tham gia mô hình và bà con nông dân cho biết:

- Từ việc chuyển đổi nguồn giống cua tự nhiên sang cua bột giúp cua nuôi thích ứng hơn và có khả năng chịu đựng với những biến đổi của môi trường tốt hơn so với cua giống tự nhiên.

- Nuôi cua thương phẩm từ cua bột sản xuất nhân tạo sẽ khắc phục được những nhược điểm của cua giống tự nhiên như kích cỡ không đồng đều, các phần phụ thường hay bị tổn thương do bị đánh bắt, chất lượng không đảm bảo, vì vậy khi nuôi dễ bị bệnh, tỷ lệ sống thấp, nguồn giống không chủ động về số lượng, mùa vụ...

- Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cua so với nuôi tôm thì không lớn, nhưng mô hình này dễ áp dụng, chi phí vừa phải phù hợp với đa số người dân, nuôi có lãi và ổn định, nhất là ở vùng triều nuôi tôm hiệu quả thấp hoặc thua lỗ.

Qua 2 năm triển khai thử nghiệm, cho thấy mô hình bước đầu thành công. Tuy vậy, trong quá trình triển khai chúng tôi cũng gặp những khó khăn nhất định. Vì đây là mô hình nuôi mới, được thực hiện lần đầu nên có khó khăn về mặt kỹ thuật, việc nuôi cua trực tiếp từ cua bột C2- C3 có kích thước quá nhỏ (≥ 0,5 cm), các hộ chưa nắm bắt được kỹ thuật nuôi nhất là giai đoạn ương từ cua bột lên cua giống (2- 3 cm) nên ban đầu còn rất ngại, chưa dám tham gia và đầu tư. Song, đến nay có thể khẳng định các hộ tham gia mô hình đã làm chủ được quy trình kỹ thuật ương nuôi, tại các địa phương có xây dựng mô hình bà con cũng đã được tiếp cận và mạnh dạn tự mua cua bột về ương, thả nuôi trong ao của hộ gia đình mình ở các vụ tiếp theo.

Vì thế, việc sử dụng cua bột thay thế nguồn cua giống khai thác tự nhiên để nuôi thành cua thương phẩm có nhiều triển vọng, cần được nhân rộng. Mô hình mở ra hướng mới, tạo cơ sở để cho bà con nông dân lựa chọn, sử dụng có hiệu quả mặt nước các ao nuôi tôm bỏ trống ngày càng tăng vì dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. 

Theo ý kiến của bà con nông dân và các đại biểu dự hội thảo đề nghị:

- Hiện nay, nguồn giống cua bột đã được một số cơ sở sản xuất, tuy nhiên số lượng chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho người nuôi. Số lượng cua bột của mỗi hộ gia đình không nhiều, nếu mua từ Nha Trang, Bình  Định thì vận chuyển xa, chi phí con giống lên cao. Vì vậy, nếu các cơ sở sản xuất trong tỉnh chủ động được con giống thì có thể lúc gần thu hoạch tôm vụ 1, bà con tự mua cua bột về ương nuôi trước đạt lên cỡ cua giống để thả nuôi vụ 2 là rất hiệu quả.

- Các địa phương quan tâm hơn nữa, tập huấn, tuyên truyền, vận động để bà con nông dân ứng dụng vào sản xuất đại trà, giúp tăng mức thu nhập, hạn chế được rủi ro và đảm bảo sản xuất ổn định hơn.

Hy vọng trong thời gian đến với mong muốn của bà con nông dân, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng mô hình tại các địa phương có nghề nuôi thủy sản nước lợ, qua đó chúng tôi sẽ hoàn chỉnh được quy trình kỹ thuật nuôi nhất là giai đoạn ương từ cua bột lên cua giống phù hợp với điều kiện tại Quảng Nam để chuyển giao cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh./.

Nguồn tin: Trung tâm KN-KN Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Điện Bàn: Hội thảo mô hình nuôi ghép cá rô phi đầu vuông là đối tượng chính
Hội thảo mô hình cá Lăng nha lồng bè trên hồ chứa
Hầm bảo quản hải sản bằng vật liệu PU: Nâng cao giá trị sau thu hoạch
Kết quả bước đầu mô hình nuôi thủy sản vùng triều an toàn dịch bệnh và môi trường (Nuôi tôm thẻ chân trắng - cá đối mục).
Các mô hình khuyến ngư đem lại hiệu quả
Mô hình nuôi thủy sản vùng triều an toàn dịch bệnh và môi trường cần được nhân rộng
Hiệu quả mô hình nuôi cua tại Núi Thành và Hội An
Hiệu quả mô hình nuôi cá lồng tại Nông Sơn
Nhân rộng các mô hình thủy sản hiệu quả
Hội thảo mô hình nuôi ghép "Tôm thẻ chân trắng – Cá đối mục"
    
1   2   3  
    
Các tin cũ hơn:
HIỆU QUẢ VIỆC NUÔI CÁ DIÊU HỒNG TRONG AO NƯỚC LỢ
Điện Bàn: Triển khai mô hình "Nuôi lươn trong bể xi măng"
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình nuôi cá diêu hồng lồng theo hướng VietGAP
Hiệu quả từ mô hình nuôi cá Lăng nha bằng lồng trên sông và hồ chứa
Nuôi cá lồng bè trên lòng hồ Sông Tranh 2
Ứng dụng công nghệ PU Foam trong hầm bảo quản sản phẩm trên tàu dịch vụ hậu cần nghề cá
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình nuôi ghép cá trắm cỏ làm chính trong ao






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006844988

    Lượt trong ngày 4401
    Hôm qua: 5105
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 86
    Tổng số 6844988