Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Kỹ thuật trồng Dầu rái
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 19/06/2015 17:07 .Lượt xem: 2188 lượt.
Dầu rái (Dipterocarpus - alatus) là cây gỗ lớn, có đường kính ngang ngực 70 - 80cm, chiều cao từ 40 - 50m, thân tròn, thẳng. Cây Dầu rái mọc phổ biến ở vùng rừng Quảng Nam, đặc biệt mọc thành rừng thuần loại ở Đại Lộc, Duy Xuyên, Nông Sơn.

Vỏ cây Dầu rái màu xám nâu bong thành những mảnh nhỏ, cuống và mặt dưới của lá phủ lông hình sao, lá đơn mọc cách hình trứng hay trái xoan thuôn dài 25 - 30cm, rộng 8 - 15cm, gân bên 15 - 20 đôi, lá kèm lớn tạo thành búp màu đỏ dài 5 - 6cm, cuống dài 3- 4cm. Dầu rái ra hoa tháng 1 - 2, đến tháng 3 - 5 thì quả chín, quả có 2 cánh dài 10 - 15cm. Do có cánh nên khi rụng, quả bay rất xa, vì vậy phải thu hái kịp thời.

I. Điều kiện gây trồng

Dầu rái thích hợp nơi có nhiệt độ từ 24 - 270C, độ cao dưới 700m so với mực nước biển, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 - 2.200mm,  ưa đất thịt nhẹ đến trung bình, đất xám phù sa cổ, đất đỏ hay nâu đỏ,đất sâu, ẩm, thoát nước tốt, địa hình tương đối bằng phẳng, độ PH từ 4,5 - 5,5

Dầu rái phải được trồng nơi có thực bì là rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng phục hồi sau nương rẫy, nơi còn có cây bụi cao hơn 2m và nơi có độ che phủ trên 50%. Không trồng Dầu rái nơi đất trống, đồi núi trọc, nơi chỉ có thảm cỏ, cây bụi thấp, không còn hoàn cảnh rừng.

II. Kỹ thuật tạo cây con

          1. Chọn giống: Chọn cây mẹ lấy hạt giống có tán dày, đều, hình chóp, dáng đẹp, thân cao và thẳng, không sâu bệnh, tuổi cây từ 30 - 50, có đường kính ngang ngực từ 30 – 100cm. Chọn quả to làm giống, 1kg quả có từ 60 – 70 quả.

2. Thu hái hạt giống: Do quả Dầu rái có 2 cánh dài 10 – 15cm, nên khi rụng, quả bay rất xa, vì vậy phải thu hái kịp thời. Mùa quả có đợt chín sớm tháng 3, nhưng theo kinh nghiệm không nên thu hái đợt này vì chất lượng kém. Thường thu hoạch vào đầu tháng 4 đến giữa tháng 5, khi vỏ quả và cánh quả bắt đầu chuyển sang màu nâu. Nếu vận chuyển đi xa thì có thể thu hái trên 1 tuần trước khi quả chín (quả mới chuyển sang màu vàng)

3. Bảo quản hạt giống: Hạt Dầu rái có chứa hàm lượng dầu cao, nên dễ mất sức nảy mầm nhanh. Do vậy, sau khi thu hoạch – chế biến nên đem gieo ngay. Nếu cần thiết phải cất trữ tạm thời thì áp dụng phương pháp bảo quản ẩm:

- Trộn hạt với cát ẩm 20%. Tỷ lệ 1 hạt + 2 cát (theo thể tích), đánh thành luống cao 30cm, trên phủ một lớp cát dày 3cm, hàng ngày kiểm tra nếu thấy hạt bị khô phải phun ẩm bổ sung. Với phương pháp này, chỉ có thể duy trì sức sống của hạt không quá 20 ngày.

4. Xử lý hạt giống:

- Hạt Dầu rái không có tính ngủ, nên không cần biện pháp xử lý phá ngủ, trước khi ngâm hạt cần cắt bỏ cánh hạt còn lại khoảng 1 – 2cm rồi ngâm hạt 2 giờ trong nước sạch, sau đó vớt ra cho vào bao tải. Mỗi ngày rủa chua một lần, đến khi hạt nứt nanh đem gieo trực tiếp vào bầu. Đặt hạt nghiêng khoảng 450 vào bầu đất để phần cánh lên phía trên rồi lấp đất phủ kín hạt.

5. Tạo cây con: Túi bầu làm bằng túi PE không đáy, kích thước 12 x 18 cm. Hỗn hợp ruột bầu đất thịt nhẹ tầng A giàu mùn (88%) + phân chuồng hoai (10%) + Supe lân (2%). Làm giàn che cao 1,6 – 1,8m với độ che bóng khoảng 60% - 70%, tháng thứ 2 che bóng 40%, tháng thứ 3 dỡ dần giàn che cho tới khi cây con đem trồng.

- Nửa tháng đầu ngày tưới 2 lần, sau đó ngày tưới 1 lần, lượng nước tưới 7 lit/m2 (lưu ý không để nước tưới đọng trên mặt bầu).

- Thường xuyên theo dõi làm cỏ xới váng, chống úng và sâu bệnh cho cây.

6. Tiêu chuẩn cây con: Chiều cao thân cây 50 – 60cm, đường kính cổ rể từ 0,5cm – 0,6cm, tuổi cây từ 12 tháng tuổi trở lên, cây sinh trưởng bình thường, phát triển cân đối, không bị sâu bệnh hoặc cụt ngọn.

III. Kỹ thuật trồng rừng

1. Xử lý thực bì: Xử lý thực bì theo băng song song với đường đồng mức, trên băng chặt phát dọn toàn bộ thực bì, băm nhỏ, xếp sang hai bên băng chặt, thực bì được phát sạch sát gốc  không cao quá 10cm (không chặt cây gỗ và cây tái sinh mục đích nếu có).

Đất trồng Dầu rái phải có cây che bóng trong thời gian 3 – 4 tuổi, nếu chưa có cây che bóng thì phải trồng cây che bóng trước, sau đó trồng xen Dầu rái theo hàng

          2. Mật độ trồng: Mật độ trồng có thể thay đổi  tùy theo yêu cầu làm giàu rừng hoặc trồng tập trung. Mật độ trồng rừng tập trung: 1.111 cây/ha, theo cự ly hàng – cây: 3– 3m, hoặc mật độ: 1.333 cây/ha theo cự ly hàng – cây: 3 x 2,5m.

3. Làm đất trồng rừng: theo phương pháp thủ công cục bộ, hố đào có kích thước 40cm x 40cm x 40cm, hố được đào theo hình nanh sấu và theo đường đồng mức. khi đào lớp đất mặt để riêng một bên, lớp đất dưới để riêng miệng hố ở phía dưới dốc.

Sau khi đào hố xong từ 1 – 2 tuần, hố phải được lấp lại, lớp đất mặt lấp xuống trước sau khi đã nhặt sạch cỏ, rể cây, hố lấp xong miệng hố phải hình mâm xôi, mặt đất trong hố phải cao hơn mặt đất tự nhiên từ 5 – 10cm.

          4. Kỹ thuật trồng:

Trồng bằng cây con có bầu làm bằng polyetylen đã được ươm ở vườn ươm. Lúc trồng cần rạch bỏ vỏ bầu, tránh vỡ bầu đất, dùng cuốc hoặc bay moi đất giữa hố với độ sâu, sâu hơn chiều cao của túi bầu, đặt bầu cây vào giữa hố, lấp đất đến cổ rể của cây, dùng tay ém chặt bầu cây và vun đất cao hơn mặt hố 1 – 2cm. Cố gắng điều chỉnh cho trục thân cây đứng thẳng. Tiến hành cuốc thục quanh gốc cây với đường kính 1m.

5. Thời vụ trồng: Từ tháng 9 đến 15/12 hàng năm.

IV. Chăm sóc rừng trồng: rừng trồng được chăm sóc liên tục trong 4 năm, với số lần chăm sóc 2 – 2 – 1 - 1.

- Năm thứ nhất và năm thứ 02 số lần chăm sóc 02 lần/năm.

Lần 1: Vào tháng 4 – 6. Nội dung: phát dọn thực bì theo băng trồng, không chặt cây gỗ và cây tái sinh mục đích (nếu có), cắt bỏ dây leo bu bám trên cây trồng.

Lần 2: Tháng 10 – 11. Nội dung: phát dọn thực bì, không chặt cây gỗ và cây tái sinh mục đích (nếu có), cắt bỏ dây leo bu bám trên cây trồng. dẫy cỏ và cuốc thục quanh gốc cây với đường kính 1m, tra dặm cây chết (lần thứ 02 năm chăm sóc thứ nhất).

- Năm thứ ba và thứ tư số lần chăm sóc 1 lần/năm. Thực hiện vào khoảng tháng 8 – 10. Nội dung chăm sóc: phát dọn thực bì và cắt bỏ dây leo bu bám trên thân cây trồng, dẫy cỏ và cuốc thục quanh gốc cây với đường kính 1m.

Thường xuyên quản lý bảo vệ rừng trồng, phòng chống cháy, sâu bệnh, người và gia súc phá hoại rừng trồng.         


Nguồn tin: Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Đánh giá tình hình thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi và triển khai các nhiệm vụ cấp bách 6 tháng cuối năm 2015
Tác dụng không ngờ của tỏi mọc mầm
Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp về phát triển ong mật bền vững, chất lượng
Lợi ích của nước mật ong ấm
Nước chanh mật ong - thức uống giải độc tuyệt đỉnh
Báo cáo Khuyến nông đô thị với chuyên đề: Đổi mới hoạt động khuyến nông phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
Kỹ thuật trồng rau mồng tơi an toàn
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Cao Đức Phát nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tổng kết công tác khuyến nông và Tuyên dương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong hoạt động khuyến nông giai đoạn 2011 – 2015
Xây dựng nền tảng "tam nông"
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    
Các tin cũ hơn:
Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 của Quảng Nam, Quảng Ngãi
Chương trình Hợp tác Quảng Nam - Sê Kông (Lào)
Bài thuốc chữa Áp huyết cao
KHUYẾN NÔNG QUẢNG NAM – 20 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
NFA mời Việt Nam đấu thầu 200.000 tấn gạo bổ sung
4 cách làm chậm lão hóa não
Những rau quả giúp bảo vệ gan
Cách chọn cua, ghẹ biển
Sử dụng thuốc tím trong xử lý nước
Cây bưởi trụ trên đất Tam Trà
    
1   2   3  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006926736

    Lượt trong ngày 7555
    Hôm qua: 3654
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 165
    Tổng số 6926736