Theo thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng 150.000 người mới mắc ung thư và 75.000 người tử vong vì căn bệnh này. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam chỉ ra, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư có thể là do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày. Chính vì vậy, việc lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn và đa dạng cho mỗi bữa ăn để phòng tránh ung thư là vô cùng quan trọng.
Tăng cường chất xơ và vitamin
Chất xơ là các chất mà con người không thể tiêu hóa hoặc chỉ có thể tiêu hóa một phần nhưng nó giúp thực phẩm di chuyển qua ruột và loại bỏ được các độc tố ra khỏi cơ thể. Một chế độ ăn giàu chất xơ, ít chất béo có thể sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng và trực tràng. Tăng chất xơ trong bữa ăn như rau, trái cây hay ngũ cốc, có thể thông qua ảnh hưởng nhu động ruột và tận dụng chất sinh học oestrogen trong cơ thể mà giảm nguy cơ của ung thư kết tràng và ung thư tuyến vú, thậm chí còn có thể giảm nguy cơ của ung thư miệng, hầu họng, thực quản, dạ dày, tiền liệt tuyến, nội mạc tử cung và buồng trứng…
Các loại vitamin có khả năng phòng chống ung thư rất hiệu quả. Đầu tiên phải kể đến vitamin A có tác dụng ức chế khối u ác tính. Vitamin E có tác dụng chống ôxy hóa, có thể ức chế sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể, bảo vệ tế bào phân chia bình thường, ngăn cản tế bào thượng bì tăng trưởng quá mức, giảm bớt tế bào biến chuyển ung thư. Vitamin C có tác dụng phòng, chống ung thư rất mạnh, nó có thể ngăn cản hình thành chất gây ung thư nitrosamin, thúc đẩy sự hình thành của tế bào lympho, tăng chức năng miễn dịch cơ thể. Chính vì vậy để cung cấp đủ vitamin cần ăn nhiều rau và quả, kiên trì mỗi ngày ăn 400 - 800g các loại rau, quả. Mỗi ngày đảm bảo ăn 3 - 5 loại rau và 2 - 4 loại quả, đặc biệt lưu ý hấp thu đủ vitamin A, C.
*/ Và những lưu ý
Hạn chế hấp thu thức ăn nhiều chất béo đặc biệt là hấp thu chất béo động vật, mỗi ngày lượng thịt nạc hấp thu hạn chế dưới 90g, tốt nhất chọn thịt cá và gia cầm thay thế thịt bò, lợn, dê...
Hạn chế lượng muối dùng trong nấu ăn và nêm nếm. Ngoài ra, tuyệt đối không ăn thức ăn thiu và mốc, không ăn thức ăn đã nhiễm khuẩn và nấm. Chống ôi thiu bằng các phương pháp thích hợp khác để bảo quản những thức ăn dễ ôi thiu. Hạn chế sử dụng chất phụ gia, thức ăn ô nhiễm và chất tồn dư độc hại. Tập các thói quen tốt trong ăn uống như: Nấu chín thức ăn ở nhiệt độ vừa phải, không nên thường xuyên ăn các loại thịt rán, nướng hoặc dùng lại dầu mỡ đã qua chiên xào. Nên ăn luộc hấp để đảm bảo vitamin và dưỡng chất.
Theo Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ, nhiều bệnh ung thư có thể phòng tránh được và 35 - 50% bệnh ung thư là do thói quen ăn uống không lành mạnh và ăn kiêng quá khắt khe.
Ngoài ra, tập thể dục, thể thao đều đặn hạn chế uống rượu, các thức uống có cồn cũng là một trong phương pháp phòng chống ung thư hiệu quả.