Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoan ta - Tên khoa học: Melia azedarach L
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 05/12/2014 14:44 .Lượt xem: 19476 lượt.
Cây Xoan ta (còn gọi là Sầu đông, Thầu đâu) có tên khoa học là Melia azedarach L thuộc họ Xoan Meliaceae. Cây gỗ nhỡ, có chiều cao từ 15 - 20m, cây được trồng phổ biến trong nhân dân, có vùng sinh thái rộng trong đó có địa bàn tỉnh ta. Gỗ Xoan ta nhẹ, dễ bào nhẵn, cưa xẻ và chạm trổ được dùng để đóng đồ mộc, dùng trong xây dựng, đồ dùng trong gia đình. Xoan ta có thể trồng cây phân tán hoặc trồng

I. Điều kiện gây trồng

Xoan ta thích hợp nơi có nhiệt độ từ 21-- 250C, độ cao  dưới 500m so với mực nước biển, độ dốc dưới 250, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 - 2.000mm,  ưa các loại đất nhiều mùn, đất ẩm ven khe suối, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến, độ pH từ 5,0 - 6,0.

II. Kỹ thuật tạo cây con

          1. Chọn giống, thu hái:

Cây trồng được 4 - 5 tuổi bắt đầu ra hoa, thường thu hái hạt ở cây có độ tuổi thành thục 7- 9 tuổi. Thời gian thu hái từ tháng 12 đến tháng 2, khi chín quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng, thịt quả mềm, hạt mẩy, nhân màu trắng. Cứ 5 - 6 kg hạt tươi chế biến phơi khô 2 -3 nắng và hong tiếp trong râm 1 - 2 ngày thì được 1 kg hạt khô, có khoảng 2.200 -2.500 hạt/kg. Tỉ lệ nẩy mầm trên 80%.

2. Chế biến và bảo quản:

- Quả thu hái về chọn quả to, đường kính trên 8mm, dài 12mm cho vào trong bao tải và ủ từ 3 - 5 ngày, 2 ngày dội nước một lần. Trước khi đãi lấy hạt, dùng chân hoặc vật cứng chà, dạp lên bao tải hạt để cho phần thịt hạt mềm nhũn và sau đó cho ra rổ, rá để đãi, loại bỏ phần thịt quả.

- Hạt chế biến nếu loại bỏ phần thịt kịp thời thường có màu trắng, nếu ủ lâu hạt thường có màu xám đen. Hạt sau khi chế biến đem phơi khô 2 -3 nắng và hong tiếp trong râm 1 - 2 ngày.

2. Xử lý hạt:

Xử lý hạt bằng nước nóng. Ngâm hạt trong nước có nhiệt độ 60 - 700 trong 8 giờ, sau đó vớt hạt ra xả sạch bằng nước lạnh và đem ủ tiếp 3 - 4 ngày rồi đem gieo. Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp đốt để xử lý hạt giống: đào hố, cho hạt xuống, lấp một lớp đất bột, tủ rơm rạ rồi đốt. Sau khi đốt trộn đều tro nóng với hạt trong hố, ủ từ 2 - 3h rồi đem gieo.

3. Tạo cây con:

- Gieo hạt: gieo hạt thẳng vào bầu hoặc gieo trên luống, khi cây mạ đạt chiều cao từ 1 - 5cm thì nhổ cấy vào bầu.

- Vỏ bầu bằng Polyetylen có kích th­­ước 10 x 15cm thủng đáy, hỗn hợp ruột bầu gồm: 88% đất v­­ườn ư­­ơm hoặc đất tầng A + 10% phân chuồng hoai + 2 % supelân.

- Bầu đóng xong đ­­ược xếp thành luống rộng 1m, dài tùy theo điều kiện cụ thể của vư­ờn ư­ơm, mặt bầu phải bằng phẳng, lấp đất xung quanh luống đến 2/3 bầu, lấp đất bột vào khe hở giữa các bầu, luống bầu cách nhau 40-50cm để thuận lợi cho việc đi lại chăm sóc.

4. Chăm sóc cay con

- Che nắng cho cây

+ Sau khi cấy xong tiến hành cắm ràng ràng che mặt luống và tưới nước cho cây. Che phủ khoảng 60% mặt luống.

+ Xoan ta là cây ưa sáng nhưng khi còn nhỏ chịu bóng nhẹ và phát triển nhanh. Khi cây con được 30 ngày tuổi, dỡ bỏ dần vật liệu che phủ và bỏ hẳn khi cây con được 45 ngày tuổi.

- Tưới nước

Tưới nước đủ ẩm cho cây vào buổi sáng sớm và chiều mát. Số lần tưới nước và lượng nước tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và tình hình sinh trưởng của cây con. Bình quân lượng nước cho mỗi lần tưới là 3 - 5 lít/m2. Ngừng tưới nước trước khi xuất vườn 20 - 30 ngày để huấn luyện cây.

5. Tiêu chuẩn cây con: Chiều cao thân cây 50 - 60cm, đường kính cổ rể từ 0,5 - 0,6cm, tuổi cây 8 - 10 tháng tuổi, cây sinh trưởng bình thường, phát triển cân đối, không bị sâu bệnh hoặc cụt ngọn.

III. Kỹ thuật trồng rừng

1. Xử lý thực bì:

Xử lý thực bì theo băng song song với đường đồng mức, trên băng chặt phát dọn toàn bộ thực bì, băm nhỏ, xếp sang hai bên băng chặt, thực bì được phát sạch sát gốc không cao quá 10cm (không chặt cây gỗ và cây tái sinh mục đích nếu có).

          2. Mật độ trồng:

Mật độ trồng có thể thay đổi  tùy theo yêu cầu làm giàu rừng hoặc trồng tập trung. Mật độ trồng rừng tập trung: 1.110 cây/ha, theo cự ly hàng - cây: 3 - 3m (đối với những vùng đất giàu mùn) trồng mật độ: 1.660 cây/ha theo cự ly hàng - cây: 3 - 2m.

          3. Làm đất trồng rừng: theo phương pháp thủ công cục bộ, hố đào có kích thước 40cm x 40cm x 40cm, hố được đào theo hình nanh sấu và theo đường đồng mức, khi đào lớp đất mặt để riêng một bên, lớp đất dưới để riêng miệng hố ở phí dưới dốc.

Sau khi đào hố xong từ 1 - 2 tuần, hố phải được lấp lại lớp đất mặt lấp xuống trước sau khi đã nhặt sạch cỏ, rể cây, hố lấp xong miệng hố phải hình mâm xôi, mặt đất trong hố phải cao hơn mặt đất tự nhiên từ 5 - 10cm.

          4. Kỹ thuật trồng:

Trồng bằng cây con có bầu làm bằng polyetylen đã được ươm ở vườn ươm. Lúc trồng cần rạch bỏ vỏ bầu, tránh vỡ bầu đất, dùng cuốc hoặc bay moi đất giữa hố với độ sâu, sâu hơn chiều cao của túi bầu, đặt bầu cây vào giữa hố, lấp đất đến cổ rể của cây, dùng tay ém chặt bầu cây và vun đất cao hơn mặt hố 1 - 2cm. Cố gắng điều chỉnh cho trục thân cây đứng thẳng. Tiến hành cuốc thục quanh gốc cây với đường kính 1m.

5. Thời vụ trồng: từ tháng 9 đến 15/12 hàng năm.

IV. Chăm sóc rừng trồng: rừng trồng được chăm sóc liên tục trong 3 năm, với số lần chăm sóc 2 - 2 - 1.

- Năm thứ nhất và năm thứ 02: số lần chăm sóc 02 lần/năm.

Lần 1: vào tháng 4 - 6. Nội dung: phát dọn thực bì theo băng trồng, không chặt cây gỗ và cây tái sinh mục đích (nếu có), cắt bỏ dây leo bu bám trên cây trồng.

Lần 2: tháng 10 - 11. Nội dung: phát dọn thực bì, không chặt cây gỗ và cây tái sinh mục đích (nếu có), cắt bỏ dây leo bu bám trên cây trồng, dẫy cỏ và cuốc thục quanh gốc cây với đường kính 1m, tra dặm cây chết (lần thứ 02 năm chăm sóc thứ nhất).

- Năm thứ ba số lần chăm sóc 1 lần/năm. Thực hiện vào khoảng tháng 8 - 10. Nội dung chăm sóc: phát dọn thực bì và cắt bỏ dây leo bu bám trên thân cây trồng, dẫy cỏ và cuốc thục quanh gốc cây với đường kính 1m.

Thường xuyên quản lý bảo vệ rừng trồng, phòng chống cháy, sâu bệnh, người và gia súc phá hoại rừng trồng.

Nguồn tin: Sở NN&PTNT Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển - giải pháp ứng phó với biến đỏi khí hậu.
Những giải pháp canh tác bền vững cho vùng đất dốc Quảng Nam
Kỹ thuật trồng cây lim xanh
Kỹ thuật khai thác rừng trồng mây
Một số biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô
Kỹ thuật trồng Chanh bốn mùa
Kỹ thuật trồng cây ba kích
Kỹ thuật trồng và chăm sóc tre Bát Độ lấy măng
Một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây bưởi
DANH MỤC: Giống cây lâm nghiệp chính
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Năm 2016, hoàn thành trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Kỹ thuật trồng chuối mốc
Kỹ thuật trồng Lâm sản ngoài gỗ
Kỹ thuật trồng và khai thác cây Song mật
Canh tác nương rẫy bền vững
Kỹ thuật cải tạo vườn tạp
KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ GÂY TRỒNG CÂY BỜI LỜI ĐỎ
Kỹ thuật trồng rừng keo lai nuôi cấy mô thâm canh
Bệnh Thán thư hại cây ăn quả và biện pháp xử lý






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006845701

    Lượt trong ngày 467
    Hôm qua: 4647
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 91
    Tổng số 6845701