I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Cá chình là loài di cư ngược dòng sông, mỗi năm vào mùa xuân, có nhiều chình con kết thành đàn lớn bơi vào cửa sông, cá chình cái bơi ngược dòng sông, lên nguồn các sông hồ để vỗ béo cho đến tuổi trưởng thành và thành thục, đến mùa thu cá chình hợp thành đàn lớn bơi lại cửa sông kết đàn cùng cá chình đực bơi ra đại dương để sinh sản. Hiện nay việc cho sinh sản nhân tạo cá chình chưa thành công, con giống đưa vào nuôi nhân tạo chủ yếu được vớt từ tự nhiên
Cá chình là loài ăn thịt. Trong tự nhiên, cá chình con ăn các loài giáp xác phù du, khi lớn lên ăn tôm, cua nhỏ, các loại côn trùng thuỷ sinh, ốc, giun, cá con, những mãnh vụn động vật thối rữa. Nuôi ở trại, cho ăn thức ăn chế biến nhân tạo. Nhiệt độ thích nghi là: 20-280C, nếu nhiệt độ xuống 8-100C chình ngừng ăn, bơi sát xuống đáy bùn hoặc sỏi sạn để tìm chỗ qua đông, khi nhiệt độ lên 300C cá cũng ngừng ăn.
Thịt cá chình rất béo, ngon, dinh dưỡng phong phú, có giá trị xuất khẩu lớn.
II. KỸ THUẬT NUÔI
1. Những yêu cầu chọn trại nuôi
A- Nguồn nước
Nguồn nước phải đảm bảo đầy đủ, chủ động khi cấp và thay nước, tốt nhất nên chọn địa điểm nuôi có nguồn nước tự lưu thông. Nước nuôi cá chình giống cần các tiêu chuẩn sau:
Bảng 1. Tiêu chuẩn chất lượng nước để nuôi cá chình
Nội dung kiểm định
|
pH
|
Oxy hoà tan (mg/l)
|
Độ muối (%)
|
NH3 (mg/l)
|
H2S (mg/l)
|
Fe (mg/l)
|
Nhiệt độ nước (0C)
|
Phạm vi thích hợp nhất
|
7,2-8,0
|
5-10
|
0-0,2
|
0
|
0
|
0-0,05
|
25-28
|
b. Thức ăn
Có thể dùng thức ăn tự nhiên như cá tạp, ốc, giun...hoặc thức ăn tự chế biến và tổng hợp có độ đạm bảo đảm.
c. Môi trường địa lý
Nuôi cá chình cần tránh tiếng động mạnh, không ô nhiễm công nghiệp, mùa mưa không ngập nước.
2. Xây dựng công trình nuôi.
a. Bể xi măng
Chia ra: bể nuôi cá chình con (bể cấp 1), cá chình giống (bể cấp 2, cấp 3), cá chình lớn.
Bể nuôi có hình chữ nhật hoặc hình vuông, 4 góc bể được xây vát, xung quanh tường và đáy bể phải láng nhẵn và có màu tối. Độ sâu của nước 1-1,5m, mặt trên xây nhô ra 10-15cm hoặc làm cọc dăng lưới để tránh cá chình lóc ra ngoài. Bể nuôi cá chình con sâu độ 1m, chình giống sâu 1,2-1,5m.
Đáy bể được đầm kỹ để không bị rò rỉ nước, độ nghiêng đáy bể 3-4 độ để thuận lợi khi tháo nước và làm vệ sinh bể.
Có ống cấp nước vào và tháo ra dễ dàng, nước cấp vào phải trong sạch và bảo đảm theo yêu cầu
Nên thả các ống nhựa đen hay gác các tấm tôn xi măng xuống đáy bể để làm nơi cho cá trú ẩn
b. Ao đất
Diện tích khoảng 0,05 -0,2 ha, nước sâu 1,5-2,0m. Đáy ao là đất thịt hay thịt pha ít cát, không đào ao ở vùng đất bị nhiễm phèn. Có hệ thống cấp thoát nước độc lập, ống thoát nước nên đặt sát đáy ao để tháo nước dễ dàng, tốt nhất có thể sử dụng độ chênh lệch để tự thoát, tự cấp, tiết kiệm được giá thành sản xuất.
3. Chuẩn bị ao, đìa
- Đối với bể xi măng cần ngâm kỹ và xử lý bằng phèn chua hay cây chuối chát cho hết chất xi măng, rữa kỹ lại bể trước khi thả cá
- Đối với ao đất cần tháo khô nước, dọn sạch cỏ xung quanh bờ và đáy ao, đắp lại các chỗ bị rò rỉ, san bằng đáy ao nghiêng về cống thoát nước. Dùng vôi bột từ 10-12kg/100m2 vãi đều xung quanh bờ và đáy ao để diệt hết địch hại và trung hoà đáy ao
Sau đó cấp nước vào cho đầy bể, ao và thả cá giống
4. Thả nuôi cá giống
Hiện nay chủ yếu giống được vớt từ tự nhiên nên rất khó chọn được đàn giống có số lượng nhiều và bảo đảm chất lượng, tuy nhiên cần chọn đàn giống có đặc điểm sau:
* Kích thước đồng đều, không có giống tạp
* Độ béo cao, trên thân trơn liền, mặt lưng màu xanh lam, mặt bụng màu trắng.
* Không có bệnh, không bị xây sát, hoạt động và bắt mồi mạnh.
* Chất lượng của cá chình giống nuôi trong năm là tốt nhất.
Thả cá giống vào ao:
Túi cá giống đem về ngâm xuống nứớc bể hay ao 3-5 phút để trung hoà nhiệt độ giữa nước bao chứa cá và nước bể hay ao mới thả cá ra từ từ. Nếu cá vận chuyển ở xa về với thời gian dài trên 10 giờ thì cần thả cá chình vào lồng lưới có xục khí 5 phút để cá khoẻ lại, sau đó thả cá từ từ ra ao, bể.
Cá chình không có vảy nên khi vận chuyển hay bị xây sát và thường có ký sinh trùng bám ngoài da, nên cần tiến hành công tác triệt trùng một cách nghiêm ngặt. Trước khi thả cá cần tắm trong dung dịch muối ăn 1,5-3% (15-30 phút) hoặc dung dịch Trichlorphorum 4mg/l (10-15 phút) để làm lành vết thương và loại bỏ các nguồn bệnh do cá chình giống mang lại.
Mật độ thả:
Bảng 2. Mật độ thả nuôi cá chình thương phẩm
Tuỳ điều kiện công trình ao nuôi và khả năng đầu tư của chủ hộ mà thả mật độ nuôi khác nhau, tuy nhiên cá chình là loài nuôi cần đầu tư lớn, không nên thả dày và nên thả đủ số lượng cá giống một lần và cở đồng đều để không ảnh hưởng đến sản lượng.
Kích thước giống chình (g/con)
|
20-10
|
40-20
|
80-40
|
100
|
Số con trên đơn vị diện tích (con/ha)
|
75.000-105.000
|
60.000-75.000
|
37.500-60.000
|
30.000-45.000
|
5. Thức ăn và cách cho ăn
a -Thức ăn tự nhiên
Có thể sử dụng thức ăn khai thác tự nhiên để hạ giá thành sản xuất
Giun chỉ và giun đất: Giun có hàm lượng đạm và muối khoáng cao là thức ăn bón cho chình tập ăn tốt nhất. Giun có thể chế thành bột giun, hàm lượng protit trên 70%, có thể làm nguồn protit cho thức ăn chế biến tổng hợp và chất sử dụng để hấp dẫn cá chình ăn.
Ốc và trai nước ngọt: Tách vỏ, rửa sạch, xay rồi cho chình ăn.
Bọn rận nước: Bao gồm loại râu ngành, chân chèo. Nguồn đạm cao, dễ nuôi thành lượng lớn trong ao.
Cá tạp: Những vùng ven biển có nguồn cá tạp phong phú, giá tương đối rẻ, dùng cho cá chình ăn rất tốt, có thể mua cá tươi cho ăn hoặc số lượng nhiều thì ướp đông cho cá ăn dần, có thể tận dụng để phối chế ra thức ăn tổng hợp cho cá ăn.
b- Thức ăn chế biến tổng hợp
Cho ăn thức ăn tổng hợp thì bảo đảm đủ các thành phần dinh dưỡng cho cá và giảm được ô nhiễm nguồn nước so với ăn cá tươi
Nguyên liệu cấu thành:
* Nguyên liệu đạm: Bột cá, cám gạo, các loại đậu, bột men.
* Thức ăn năng lượng: Tinh bột khoai tây, khoai lang.
* Nguồn thức ăn đặc biệt: Chủ yếu để bổ sung thêm muối dinh dưỡng, vitamin, acid amino.
* Chất gia giảm: Cần bổ sung vào để thúc đẩy quá trình phát dục, sinh trưởng, phòng trị bệnh.
c-Cho ăn
Thời gian và số lần cho ăn:
Khi cá còn nhỏ cho ăn một ngày 2 lần, buổi sáng 8-9 h, buổi chiều 2-3 h, vào mùa hè buổi sáng cho ăn sớm hơn 1-2 h, buổi chiều cho ăn chậm hơn 1-2 h.
Khi cá chình tương đối lớn hoặc nhiệt độ nước thấp mỗi ngày chỉ cho ăn 1 lần, nhiệt độ nước dưới 160C mỗi ngày cho ăn 1 lần, dưới 120C không cần thiết phải cho ăn vì nhiệt độ thấp cá chình không bắt mồi, nhiệt độ cao trên 300C cá bắt mồi giảm
Lượng cho ăn:
Bảng 3. Tỷ lệ cho ăn với kích cỡ khác nhau của chình
Giống chình (g/con)
|
10-20
|
20-30
|
40-80
|
100
|
Tỷ lệ cho ănn(%)
|
4-5
|
3-4
|
2-3
|
2
|
Phương pháp cho ăn: Nên làm sàn cho cá ăn để dễ kiểm tra thức ăn thừa và tránh ô nhiễm nguồn nước. Có thể cho ăn theo 4 phương pháp định vị: định giờ, định vị trí, định chất và định lượng
Quản lý việc cho ăn: Cho ăn đúng số lượng, chất lượng, định kỳ 3-7 ngày điều chỉnh lượng cá chình ăn 1 lần.
Cần quan sát lượng thức ăn cá ăn hàng ngày để điều chỉnh cho phù hợp đồng thời phát hiện bệnh cá để xử lý kịp thời
6. Quản lý nuôi cá chình thương phẩm
Hàng ngày đi tuần tra ao 3 lần vào sáng, trưa, tối. Sáng sớm chú ý hiện tượng nổi đầu; Buổi trưa đi tuần xem tình trạng chình sau khi ăn xong; Buổi tối chú ý hiện tượng chình có nổi đầu, bỏ trốn.
Thường xuyên quan sát hoạt động của cá: Nếu cá tập trung hết ở sàn ăn là cá khoẻ mạnh, nếu tập trung ở cống cấp nước là cá thiếu ô xy còn cá bơi một mình ven bờ màu săc bị thâm đen là cá bị bệnh cần phải bắt tách riêng để chữa trị
7. Phòng trị bệnh
a- Phòng bệnh
Cá chình cũng như các loại động vật thuỷ sản khi đã bị bệnh rồi rất khó chữa trị và vừa tốn kém lại không hiệu quả, vì vậy biện pháp tốt nhất là phòng bệnh
- Chọn con giống khoẻ mạnh không có dấu hiệu bệnh lý
- Giữ mực nước ao, bể ổn đinh, thay nước trong sạch thường xuyên, ổn định các yếu tố môi trường trong ngưỡng cho phép cá chình phát triển
- Cho ăn thức ăn đầy đủ và bảo đảm chất lượng
b- Một số bệnh thường gặp
@. Bệnh màng thận:
- Nguyên nhân: Đến nay chưa rõ.
- Dấu hiệu bệnh lý: Bên ngoài da không thấy rõ, mang sưng to, màu đỏ sậm, khe mang sưng dày, có nhiều nốt dính liền, lá mang ra máu, kiểm tra hoá nghiệm huyết tương, hàm lượng ion Cl- thấp; Có thể gây nên hiện tượng chết hàng loạt.
- Phòng trị: Sử dụng thuốc kháng sinh cơ bản vô hiệu. Khi mới phát hiện bệnh cho muối ăn vào ao đạt nồng độ 0,4-0,7% mới có hiệu quả.
@. Bệnh gan thận:
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn Edwardsiella tarda gây ra. Phát bệnh ở nhiệt độ 150C, bệnh lên tới đỉnh cao ở nhiệt độ 25-300C, bệnh thường gặp và gây hậu quả nghiêm trọng.
- Dấu hiệu bệnh lý: Vi khuẩn xâm nhập vào gan, thận. Giai đoạn chình con đen và con trắng thường mắc bệnh loại hình đau thận, giai đoạn chình lớn thường mắc bệnh loại hình đau gan. Lúc giải phẩu cho thấy gan sưng to và bị thối rữa, da thịt có nhiều lỗ châm kim, thối rữa, thận bị sưng to và cứng.
- Phòng trị:
* Giai đoạn chình con trắng nên triệt để tiêu độc, rửa sạch giun tơ trước khi cho ăn. Hạ nhiệt độ nước ao nuôi dưới 250C và dùng thức ăn nhân tạo.
* Trộn nước tỏi và Norfloxacin 3-5g/1 kg thức ăn, cho ăn liên tục 5-7 ngày.
@. Bệnh đỏ vây:
- Dấu hiệu bệnh lý: Do vi khuẩn Aeromonas sp gây nên. Da sung huyết, xuất huyết, có nhiều điểm đỏ, lúc bệnh nặng phát sinh lỡ loét, gan, bụng sưng to, tỷ lệ chết cao. Bệnh phát sinh quanh năm, mùa xuân nhiều nhất.
- Phòng trị:
* Vệ sinh ao, đáy ao triệt để; dùng dung dịch 30-40% nước vôi xịt rửa toàn bộ đáy và thành ao hoặc dùng clorin 2 mg/l xịt rửa 5-7 giờ liền.
* Khi chuyển ao, trước khi thả dùng dung dịch muối ăn 3-5% tắm cho cá 1-15 phút.
@. Bệnh lở mang:
- Dấu hiệu bệnh lý: Do vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập vào mang. Cá bệnh bơi độc lập, nổi đầu. Dùng tay ấn nhẹ mang, có máu lẫn nước nhầy chảy ra, da biến trắng, gan biến trắng vàng. Phát sinh nhiều lúc nhiệt độ cao, chình lớn hay bị, chình con ít bị, gây chết rải rác.
- Phòng trị:
* Giảm cho ăn và cho ăn thức ăn sống.
* Dùng thuốc kháng sinh (theo quy định) trộn vào thức ăn.
@. Bệnh thối đuôi:
- Dấu hiệu bệnh lý: Do cảm nhiễm vi khuẩn. Da lở loét, có thể phát sinh từ phần đuôi, ngực, dưới hàm, mõn…Cá bệnh nổi đầu, bơi lội không nổi, khi bệnh nặng có thể đứt đuôi. Chình giống và đen hay bị, chình lớn trên 100g ít bị.
- Phòng trị:
* Khi vận chuyển hạn chế chình xây xác. Trước khi thả giống phải tắm bằng nước muối 2-3% hoặc thuốc tím 10mg/l.
@. Bệnh viêm ruột:
- Dấu hiệu bệnh lý: Do vi khuẩn đường ruột cảm nhiễm. Do thức ăn, nước ao kém chất lượng, oxy hoà tan thấp. Trong nước ao phân cá lầy nhầy. Cá bệnh chết, xung quanh lỗ hậu môn màu đỏ, xoang bụng viêm có mùi hôi, da và vây sung huyết. Xuất hiện bệnh ở chình lớn.
- Giữ vững phương châm cho ăn “4 định”, tăng cường quản lý chất lượng nước, hợp lý mật độ thả, lắp đặt máy sục khí.
* Giảm bớt cho dầu cá vào thức ăn.
@. Bệnh nấm thuỷ mi:
- Dấu hiệu bệnh lý: Trên cơ thể cá có những khuẩn ti màu trắng giống búi bông vải bám vào. Thường hay xuất hiện vào mùa đông. Chình con khi phát sinh bệnh tỷ lệ chết cao.
- Phòng trị:
* Tránh hiện tượng chình bị xây xác. Trước khi thả nên tắm cá bằng dung dịch nước muối 0,1-0,7%.
* Định kỳ triệt trùng ao, đìa.
* Nâng nhiệt độ nước lên 250C trong 1 tuần.
@. Các loại bệnh khác: trùng bánh xe, chỉ hoàn trùng, lồi lõm, bào tử trùng 2 cực, trùng mỏ neo...
- Phòng trị chung: Triệt trùng ao, đìa...