Ngày 28/5/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 703/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 2143/QĐ-UBND ngày 16/8/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 20/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh quy định nội dung, mức chi thực hiện nhiệm vụ Phát triển sản xuất giống trong Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 1311/QĐ-UBND ngày 31/5/2024 của UBND tỉnh Ban hành danh mục các giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống
thủy sản khác để hỗ trợ thực hiện Chương trình phát triển nghiên cứu, sản
xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030; UBND tỉnh Quảng Nam đã có Công văn số 7301/UBND-KTN ngày 15/10/202 về việc đẩy mạnh sản xuất và tăng cường quản lý chất lượng giống cây trồng, con vật nuôi; …
Vấn đề đặt ra là cần có giải pháp để thúc đẩy công tác nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng nói chung và giống cây dược liệu nói riêng; đồng thời phải đảm bảo các quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, cần thực hiện một số nội dung sau đây:
1. Giải pháp định hướng
- Triển khai và tổ chức tốt việc thực hiện quy hoạch trồng và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh để đảm bảo vùng sản xuất tập trung, hiệu quả.
- Tập huấn, tuyên truyền để trang bị kiến thức về trồng, chăm sóc cây dược liệu cho đồng bào miền núi. Đồng thời xây dựng mô hình trình diễn để giúp người dân có thêm những thông tin, kinh nghiệm về trồng và phát triển cây dược liệu.
- Xúc tiến, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong việc liên kết sản xuất, quảng bá hình ảnh cây dược liệu để thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho người dân an tâm sản xuất.
- Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư theo hướng hỗ trợ người dân thành lập các HTX dược liệu để vận dụng cơ chế chính sách hỗ trợ trong phát triển cây dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm .
- Hoàn thiện thể chế quản lý cây dược liệu, nhất là công tác quản lý để nâng cao chất lượng cây giống để phát triển bền vững.
- Tăng cường công tác nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và phát triển cây dược liệu. Đặc biệt là trong công tác phát triển giống cây dược liệu.
Hình ảnh: Vườn ươm giống Ba kích
2. Giải pháp cụ thể
a) Đối với việc mua, bán cây giống
- Khi có nhu cầu mua bán cây giống, phải chọn những cơ sở kinh doanh đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 22 Luật Trồng trọt và Điều 8 Nghị định 94/2019/NĐ-CP gồm:
- Có địa điểm giao dịch hợp pháp. Trước khi buôn bán giống cây trồng có trách nhiệm gửi thông báo qua thư điện tử hoặc gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam các thông tin sau: Địa chỉ giao dịch, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện hợp pháp, điện thoại liên hệ để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở.
- Có hồ sơ đảm bảo truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng gồm: Thông tin về hợp đồng, hóa đơn mua bán lô giống; hồ sơ chất lượng lô giống, nhãn lô giống theo quy định tại Điều 10, Nghị định 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019.
b) Đối với giống cây trồng, khi đưa vào sản xuất phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 22 và Khoản 2, Điều 23 Luật Trồng trọt, gồm:
- Có giống cây trồng hoặc được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc công nhận lưu hành đặc cách hoặc đã tự công bố lưu hành giống cây trồng.
- Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc
gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng; trường hợp không có tiêu chuẩn
quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
c) Không mua bán hạt giống, cây giống…ở các đơn vị, cơ sở không đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng theo quy định của pháp luật hiện hành như đã nêu ở trên.
Hình ảnh: Trồng Ba kích theo hướng thâm canh
2. Để thuận lợi trong việc mua giống cây trồng thực hiện các cơ chế chính sách, các địa phương có thể đăng thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông (cổng thông tin điện tử địa phương, báo, đài,...) để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đáp ứng được các yêu cầu theo quy định tham gia cung ứng giống.
3. Đối với cây giống được cho phép mua bán từ các nông hộ để phục vụ cho các Chương trình, mô hình mà người dân được hưởng lợi trực tiếp
- Điều quan trọng đầu tiên là phải được quy định hoặc làm rõ trong quá trình phê duyệt chương trình, mô hình, dự án.
- Công tác thông tin, tuyên truyền để người dân biết sớm chuẩn bị nguồn cây giống cung cấp cho chương trình, mô hình, dự án. Có như vậy mới chủ động được nguồn cây giống đủ số lượng, chất lượng và phù hợp chủng loại.
Trên đây là một số giải pháp góp phần giải quyết những khó khăn trong phát triển giống cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam./.