Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Nâng cao thu nhập nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng (chè dây Ra Zéh)
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 28/03/2024 09:53 .Lượt xem: 638 lượt.
Trong những năm qua, hoạt động gây trồng, phục hồi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm dược liệu (chè dây Ra Zéh) được đẩy mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá, góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống bà con đồng bào Cơ Tu xã Tư huyện Đông Giang.

Với mục tiêu gia tăng giá trị canh tác, thời gian qua, xã Tư huyện Đông Giang đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng dược liệu (chè dây Ra Zéh). Khai thác tốt tiềm năng loài cây bản địa, tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. 

Theo tập quán từ xưa đến nay, đa số người dân đồng bào Cơ Tu (Đông Giang) sinh sống hằng ngày chủ yếu phụ thuộc vào việc phát nương làm rẫy, thu hái các lâm thổ sản mọc ở trong rừng tự nhiên và trồng rừng keo nguyên liệu…, công ăn việc làm bấp bênh và sự bấp bênh về giá cả đầu ra sản phẩm, cho nên cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn.

Hình 1: Mô hình trồng cây hoa hồng thu hái búp làm hương liệu chế biến SP (chè dây Ra Zéh) 

Ông Phạm Quốc Phòng ở xã Tư huyện Đông Giang là người tiên phong tham gia thực hiện mô hình chuyển đổi chia sẻ, nhiều năm về trước ông cũng như nhiều hộ dân trong thôn đi phát nương, làm rẫy thấy quanh bờ nương rẫy có rất nhiều chè dây Ra zéh mọc tự nhiên nên các hộ dân hái đem về nấu nước uống hằng ngày. Ông Phòng nói, nước chè dây Ra zéh là thức uống điều trị bệnh về đường ruột, dạ dày, chữa lành vết loét, giúp an thần và ngủ ngon, và cũng có người đạt mua.

Vài năm trở lại đây, số lượng người đặt mua chè dây Ra zéh ngày càng nhiều nên các hộ dân đồng bào Cơ Tu rủ nhau lên rẫy, vào rừng thu hái chè dây mọc tự nhiên mang về sơ chế, đóng gói, tiêu thụ sản phẩm mang tính nhỏ lẻ, truyền thống. Nhờ công dụng hữu ích, chè dây Ra Zéh ngày càng được người tiêu dùng tìm mua, nhu cầu thị trường ngày càng lớn, người dân khai thác cường độ càng lớn, lại không đúng qui trình kỹ thuật đã khiến cho vùng chè dây mọc tự nhiên có nguy cơ cạn kiệt. Trước nguy cơ đó, năm 2015, chính quyền huyện Đông Giang ra chủ trương xây dựng dự án bảo tồn và phát triển cây chè dây Ra Zéh và chọn xã Tư của huyện triển khai thí điểm, bởi trên địa bàn xã này có diện tích chè dây mọc tự nhiên nhiều ở trên đồi, núi… Người dân được khuyến khích di thực cây chè dây Ra Zéh mọc tự nhiên trên rừng về trồng ở vườn nhà, vườn đồi và trên đất nương rẫy…, chính quyền hỗ trợ nguồn giống và kỹ thuật gây trồng.

Năm 2016, ông Phạm Quốc Phòng là người tiên phong đưa cây chè dây từ rừng về trồng thử nghiệm ở vườn nhà. Trong quá trình trồng, chăm sóc, theo dõi, ông thấy cây chè dây dễ trồng, sinh trưởng, phát triển tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng này. Để chủ động được nguồn nguyên liệu chè cung cấp thường xuyên cho thương lái, ông nghĩ đến việc xây dựng vườn ươm cây giống để trồng trong vườn nhà, vườn đồi và trên đất rừng trồng keo canh tác kém hiệu quả. Năm đầu gia đình ông trồng với qui mô (diện tích) 0,5ha và qui mô chè dây hằng năm được nhân rộng thêm. Ông Phòng cho biết thêm, chè dây sau khi trồng 8-10 tháng cho thu hoạch, mỗi năm thu hoạch 6-8 lần, năng suất bình quân năm đầu đạt 4-6 tấn chè tươi/ha, các năm sau năng suất tăng lên từ 15-20%. Hiện nay, vườn chè dây hộ gia đình ông Phòng có qui mô 1,5ha đang cho thu hoạch và vườn hoa hồng trồng để thu hoạch búp làm hương liệu chế biến sản phẩm “Trà hoa hồng túi lọc” qui mô hơn 1.000m2. Khi chủ động được nguồn nguyên liệu ông Phòng xây dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc thiết bị chế biến, không ngừng hoàn thiện quy trình sản xuất. Tất cả các quy trình chế biến chè dây trải qua nhiều công đoạn như: Sơ chế, làm sạch, băm nhỏ, sao, ủ lên men trong nhiều giờ sau đó sấy khô, đóng gói... đều được thực hiện theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, cải tiến bao bì mẫu mã sản phẩm. Hiện nay, đồi chè của gia đình ông Phòng mỗi năm thu hoạch từ 15-20 tấn, doanh thu 180-200 triệu đồng, sau khi trừ chi phí đầu tư thu trên 100 triệu đồng tiền lãi, đồng thời tạo công ăn việc làm thường xuyên, có nguồn thu nhập ổn định cho 3 lao động tại địa phương. Năm 2020 sản phẩm “Trà hoa hồng túi lọc” của hộ gia đình ông được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm đạt chuẩn 3 sao OCOP cấp tỉnh, thị trường tiêu thụ chủ yếu ở thành phố Hội An và thủ đô Hà Nội.

Hình 2: Đồi chè dây sinh trưởng và phát triển tốt trên đất trồng keo lai kém hiệu quả

Từ khi chính quyền địa phương thành lập, xây dựng HTX Nông nghiệp chế biến chè dây thành các sản phẩm trà, dược liệu…; HTX tham gia liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm chè dây cho thành viên nên bà con yên tâm sản suất. Để có nguồn nguyên liệu chủ động, UBND xã hỗ trợ HTX Nông nghiệp quỹ đất xây dựng vườn ươm hơn 1.000m2 để cung ứng giống cho các hộ dân. Chuyển giao kỹ thuật trồng cây thuốc bản địa chè dây cho đồng bào dân tộc Cơ Tu để xây dựng liên kết chuỗi sản xuất dược liệu hiệu quả, bền vững nhằm cải thiện sinh kế, giảm áp lực khai thác tài nguyên rừng tại địa phương, đồng thời tiến hành chuyển giao kỹ thuật xây dựng vườn nhân ươm giống chè dây tại nhà, giúp bà con sản xuất số lượng chè dây nhiều hơn, nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng cây giống để nhân rộng mô hình. HTX Nông nghiệp triển khai việc xây dựng chuỗi nhà máy sơ chế sản phẩm chè dây nhằm tạo đầu ra sản phẩm ổn định để nhân dân yên tâm mở rộng diện tích và chăm sóc, thu hái chè dây, góp phần tạo việc làm tại chỗ tăng thu nhập ồn định cuộc sống cho người dân địa phương.

Hình 3: Sản phẩm “Trà hoa hồng túi lọc đạt chuẩn 3 sao OCOP cấp tỉnh (năm 2020)

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thời gian qua ở Tư nói riêng các xã khác trên địa bàn huyện Đông Giang nói chung đang đi đúng hướng và mang lại hiệu quả tích cực, đã khuyến khích bà con nông dân tiếp tục chuyển đổi diện tích đất vườn tạp, vườn đồi và đất rừng trồng rừng sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây dược liệu (chè dây Ra Zéh) phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập khá ổn định, đời sống người dân nhờ đó được nâng cao. Đây là tiền đề để người dân trong các xã tiếp tục đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.../.

Nguồn tin: Tổng hợp tài liệu và thông tin từ thực địa
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Tập huấn kỹ thuật xây dựng mô hình trồng thâm canh lúa Xươn liên kết tiêu thụ sản phẩm bản địa
Các tin cũ hơn:
Dưa bở trên ruộng cạn
Quảng Nam: Trình diễn 02 giống bí lai mới năng suất cao
Hội thảo đầu bờ mô hình chuyển đổi cây lạc trên đất lúa vụ Hè Thu 2014
Trồng đậu phụng trên đất lúa
Được mùa đậu xanh xuân hè
Quảng Nam đẩy mạnh chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngô
Quảng Nam: Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi trồng lạc trên chân đất lúa kém hiệu quả
Quảng Nam: Giống lúa lai siêu ngắn ngày HBO2 phát huy hiệu quả
Quy hoạch và thiết lập đồng cỏ trong chăn nuôi trâu bò
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình sản xuất lạc giống mới trên đất chuyển đổi
    
1   2   3   4   5   6  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006942142

    Lượt trong ngày 2671
    Hôm qua: 4566
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 113
    Tổng số 6942142