Theo đó, sự kiện môi trường có quy mô tầm quốc gia và quốc tế này được tổ chức tại tỉnh Quảng Nam, nhằm góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của nhân dân về tầm quan trọng của bảo tồn đa dạng sinh học với mục tiêu phát triển Quảng Nam thành một trong các tỉnh tiên phong về việc phát triển nền kinh tế tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn và có tính cân đối hài hòa giữa môi trường và phát triển; đồng thời đây là nhân dịp để giới thiệu, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng của thiên nhiên ban tặng; góp phần tích cực trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học, sống hài hòa với thiên nhiên và góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu. Để giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về đa dạng sinh học, chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin về lĩnh vực này.
Định nghĩa về đa dạng sinh học (Biodiversity) và các mức độ tiếp cận
Theo Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (WWF) định nghĩa: “Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những Hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. Theo Công ước Đa dạng sinh học: “Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các HST trên cạn, ở biển và các HST dưới nước khác, và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên”. Theo sách giáo khoa cấp học phổ thông (sinh học lớp 6): “Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số lượng cá thể trong loài và môi trường sống”. Như vậy, đa dạng sinh học được hiểu là sự phong phú, đa dạng về nguồn gen, giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
Để tiếp cận đa dạng sinh học, chúng ta nên tìm hiểu ở 3 mức độ: Đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), đa dạng sinh học giữa các loài (đa dạng loài) và đa dạng sinh học ở mức độ hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái). Đa dạng loài là tần số và sự phong phú về trạng thái của các loài khác nhau, bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ vi mô hơn, đa dạng di truyền được hiểu là tần số và sự đa dạng của các gen và bộ gen trong mỗi quần thể và giữa các quần thể với nhau, bao gồm cả sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly về địa lý cũng như sự khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. Đa dạng hệ sinh thái là sự phong phú về trạng thái và tần số của các hệ sinh thái khác nhau, bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống, các hệ sinh thái nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và kể cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau. Từ ba góc độ này, người ta có thể tiếp cận với đa dạng sinh học ở cả ba mức độ: Mức độ gen (phân tử), mức độ cơ thể và mức độ hệ sinh thái (IUCN, 1994).
Lợi ích và ý nghĩa của đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học mang lại những lợi ích trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Đa dạng sinh học giúp duy trì sự sống của con người và mọi sinh vật khác, thể hiện ở chỗ: (1)Duy trì sự cân bằng sinh thái: Đa dạng sinh học là nền tảng của hệ sinh thái, giúp duy trì sự cân bằng sinh thái và sự tự phục hồi của các nhóm sinh vật;(2)Cung cấp các sản phẩm tự nhiên: Đa dạng sinh học cung cấp nhiều sản phẩm quan trọng cho cuộc sống như thực phẩm, thuốc, vật liệu xây dựng, nhiên liệu, giống cây trồng và vật nuôi;(3)Cung cấp các dịch vụ sinh thái: Đa dạng sinh học cung cấp các dịch vụ sinh thái cần thiết như lọc không khí, nước, đất, kiểm soát côn trùng và muỗi gây hại;(4)Giúp phát triển kinh tế: Đa dạng sinh học mang lại nhiều cơ hội kinh doanh và phát triển kinh tế như tập trung vào các ngành công nghiệp như du lịch sinh thái, chế biến thực phẩm, các sản phẩm thuốc, sản phẩm rừng và khoáng sản;(5)Tạo ra giá trị văn hóa: Đa dạng sinh học cung cấp nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các nhà bảo tồn thiên nhiên, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong văn hóa, lịch sử và sự phát triển của nhân loại;(6)Vấn đề môi trường toàn cầu: Đa dạng sinh học đã trở thành một yếu tố quan trọng trong các đối thoại và đàm phán liên quan đến vấn đề môi trường toàn cầu và bảo vệ động vật hoang dã. Như vậy, có thể thấy đa dạng sinh học đem lại lợi ích to lớn đối với cuộc sống của chúng ta, và điều này càng làm tăng ý thức về sự bảo tồn loài động vật, sinh vật hoang dã và các nguồn tài nguyên tự nhiên quý giá của thiên nhiên.
Đa dạng sinh học có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống còn của con người và loài sinh vật khác, bởi:(*)Đa dạng sinh học là yếu tố quyết định tính ổn định và là cơ sở sinh tồn của sự sống cho trái đất và của các hệ sinh thái tự nhiên. Bởi vì nó làm cân bằng số lượng cá thể giữa các loài và đảm bảo cho khống chế sinh học cho các loài với cá thể được tiếp nhận trong hệ sinh thái. Đảm bảo cho hệ sinh thái được đảm bảo, sự chu chuyển oxy và các nguyên tố dinh dưỡng khác toàn trái đất. Chúng giúp cân bằng sự ổn định và sự màu mỡ của đất và các hệ sinh thái khác nói chung trên trái đất.(**)Các hệ sinh thái tự nhiên có giá trị thực tiễn rất cao như làm cho hệ sinh thái nông nghiệp trở nên mềm dẻo hơn trước sự biến động của môi trường. Hoặc hạn chế sự xói mòn của mặt đất và bờ biển, điều tiết dòng chảy của các con sông, suối, loại bỏ những dòng chảy bẩn để lọc những dòng chảy sạch cho con người sử dụng, ở thềm lục địa làm giảm cường độ phá hoại của sóng, dòng biển, là nơi nuôi dưỡng, cung cấp thức ăn và duy trì cuộc sống cho hàng vạn loài sinh vật biển.(***)Ngoài ra, việc đa dạng sinh học làm cho sản xuất nông nghiệp trở lên có hiệu quả hơn, bền vững hơn về kinh tế và xã hội. Tại nước ta, đất đai phì nhiêu, màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nước ta phát triển nền nông nghiệp lúa nước lâu năm. Từ đó đem lại nguồn doanh thu hằng năm khá lớn, mang thương hiệu Việt đến nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó việc đa dạng các sản phẩm cây trồng hay vật nuôi sẽ góp phần đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu khác nhau của xã hội.
Sự suy giảm đa dạng sinh học và nhận diện một số nguyên nhân
Song song với quá trình khái thác và biến đổi khí hậu một số chủng loại và môi trường sống của chúng bị biến mất. Điều này đồng nghĩa với việc đa dạng sinh thái bị suy giảm. Theo thông tin từ Ủy ban Bảo tồn Thiên nhiên Chung, ảnh hưởng đa dạng sinh học của Việt Nam chủ yếu đến từ ô nhiễm môi trường. Trong đó, các mối đe dọa hàng đầu đến từ: nguồn thải nông nghiệp và lâm nghiệp (ảnh hưởng tới 298 loài); nước thải sinh hoạt và đô thị (tác động đến 258 loài); nguồn thải công nghiệp và quân sự (ảnh hưởng đến 245 loài). Ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí, rác thải, biến đổi khí hậu... đang đe dọa 236 loài. Các hệ sinh thái tự nhiên của Việt Nam tiếp tục bị thu hẹp diện tích, xuống cấp về chất lượng, đặc biệt là các hệ sinh thái đất ngập nước, núi đá vôi, bãi bồi cửa sông ven biển... làm mất nguồn cung cấp nước ngầm, nơi sinh sản, phát triển, cư trú của các loài sinh vật. Từ năm 2014 đến năm 2022, đã phát hiện 344 loài mới gồm 208 loài động vật, 136 loài thực vật nhưng các loài này đang phải đối mặt với những nguy cơ tuyệt chủng rất lớn. Từ những phân tích trên chúng ta thấy rằng tình hình chung về đa dạng sinh học ở Việt Nam đang ở mức báo động và đáng được quan tâm hàng đầu. Hiện nay, tình trạng đa dạng sinh học của Việt Nam vẫn đang gặp nhiều thách thức nghiêm trọng. Việt Nam đang đứng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á về mức độ mất môi trường sống đa dạng, chỉ sau Indonesia. Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển Phong hóa (WRI), ở Việt Nam, khoảng 22 triệu ha diện tích đất đang bị suy thoái môi trường, trong đó hầu hết tập trung ở vùng đồi núi và đồng bằng sông Cửu Long.
Sự suy giảm đa dạng sinh học là quá trình phức tạp, liên quan ràng buộc đến nhiều nguyên nhân khác nhau. (i)Mất môi trường sống: Một số môi trường sống tự nhiên đang bị mất đi như rừng, rừng ngập mặn, đại dương, sa mạc, đầm lầy, sông hồ ... Do đất đai bị xâm chiếm, rừng bị phá hủy, sông ngòi bị ô nhiễm, sự đô thị hóa, biến đổi khí hậu và các hoạt động công nghiệp như khai thác mỏ, đường sắt, cảng biển, và các khu vực phục vụ cho nhu cầu xây dựng..(ii)Sự di cư và xâm nhập của các loài: Khi các loài vật xâm nhập vào khu vực mới, chúng có thể cạnh tranh với những loài vật đang sống ở đó trước đó và gây sự mất cân bằng trong hệ sinh thái.(iii) Sự đánh bắt quá mức của con người: Khi con người đánh bắt các loài vật qua mức cho phép hoặc làm mất môi trường sống của chúng, điều này có thể gây sự suy giảm đa dạng sinh học và thậm chí dẫn đến tuyệt chủng của một số loài.(iv)Thay đổi sử dụng đất và nông nghiệp: Việc phát triển nông nghiệp và chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu thực phẩm đã dẫn đến sự đánh bại của các hệ sinh thái tự nhiên và sự suy giảm đa dạng sinh học. (v)Các hoạt động khai thác động vật hoang dã: Sự đi săn bắt, khai thác thủy sản, và bắt các loài vật quý hiếm nhằm mục đích thương mại hoặc giải trí cũng góp phần vào suy giảm đa dạng sinh học.(vi)Sự thay đổi khí hậu và biến đổi khí hậu: Sự thay đổi và biến đổi khí hậu, như tăng nhiệt độ trái đất, sự thay đổi mô hình mưa và kiểm soát chế ngựvà sự tăng độ bức hạt khí trong không khí, đang gây ra ảnh hưởng xấu đến sự sống của nhiều loài sinh vật.(vii)Sự gia tăng của các loại chất độc hóa học: Sử dụng hóa chất độc hại trong nông nghiệp, tăng lượng chất thải công nghiệp, và sản xuất các loại chất độc hại khác đang gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các loài sinh vật cũng như môi trường sống của chúng.
Hy vọng rằng các hoạt động tại sự kiện “Phục hồi đa dạng sinh học - Quảng Nam 2024” sẽ Thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết, chia sẽ trách nhiệm trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi sinh thái bằng các hành động cụ thể, thiết thực và phù hợp với thực tế với từng địa phương trên địa bàn cả nước để cùng chung tay bảo vệ và gìn giữ môi trường sống của chúng ta./.