Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị “Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Hè thu, vụ Mùa 2023; triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2023 - 2024
Người đăng: Đoàn Thị Văn Công .Ngày đăng: 01/11/2023 15:59 .Lượt xem: 1560 lượt.
Ngày 31/10/2023; tại thành phố Quảng Ngãi Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị “Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Hè thu, vụ Mùa 2023; triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2023 - 2024 vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Đông Nam bộ, Tây Nguyên

Kết quả đánh giá thực hiện sản xuất trồng trọt vụ Hè Thu, vụ Mùa 2023; triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2023 - 2024 vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Đông Nam bộ, Tây Nguyên đạt được như sau:

Hình 1: Ông Hoàng Trung - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - PTNT phát biểu chỉ đạo hội nghị sơ kết 

I. Kết quả sản xuất cây trồng năm 2023

I.1. Ước kết quả sản xuất lúa năm 2023

a) Kết quả sản xuất lúa vụ Hè Thu 2023

Tổng diện tích gieo trồng vụ Hè Thu 2023 ước đạt 266,19 nghìn ha, tăng 1,86 nghìn ha; năng suất ước đạt 60,42 tạ/ha, tăng 0,84 tạ/ha; sản lượng ước đạt 1,61 triệu tấn thóc, tăng 34 nghìn tấn so với vụ Hè Thu 2022; Trong đó:

- Vùng DHNTB: 176,70 nghìn ha, tăng 1,86 nghìn ha; năng suất ước 63,22 tạ/ha, tăng 1,03 tạ/ha; sản lượng 1.117 nghìn tấn, tăng 30 nghìn tấn so cùng kỳ.

- Vùng ĐNB: 84,11 nghìn ha, tăng 0,06 nghìn ha; năng suất ước 54,72 tạ/ha, tăng 0,24 tạ/ha; sản lượng 460 nghìn tấn, tăng 2,4 nghìn tấn so cùng kỳ.

- Vùng TN: 5,38 nghìn ha, giảm 0,06 nghìn ha; năng suất ước 57,8 tạ/ha, tăng 3,10 tạ/ha; sản lượng 31 nghìn tấn, tăng 1 nghìn tấn so cùng kỳ.

II. Kế hoạch và giải pháp sản xuất vụ đông xuân 2023-2024:

II.1. Một số nhiệm vụ trọng tâm

1. Tập trung đẩy mạnh thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Chỉ đạo, tổ chức triển khai mạnh mẽ việc giảm giá thành trong sản xuất lúa và cây trồng khác nói chung.

2. Theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng thủy văn, diễn biến nguồn nước để chủ động bảo vệ sản xuất, hạn chế thiệt hại xảy ra. Xây dựng kế hoạch phòng chống hạn và xâm nhập mặn, kịp thời ứng phó khi có hạn, mặn thiếu nước tưới xảy ra vào mùa khô.

3. Tiếp tục thực hiện giải pháp chỉ đạo gieo sạ tập trung, đồng loạt theo khung lịch khuyến cáo của Cục Trồng trọt.

4. Tăng cường dự tính, dự báo và phòng trừ sâu bệnh kịp thời các đối tượng dịch hại như: chuột, rầy nâu bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa; sâu keo mùa thu trên bắp; sâu bệnh hại trên cây công nghiệp như điều, hồ tiêu, cà phê, cao su,...

5. Đẩy mạnh thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa sang cây trồng khác hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

6. Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.

7. Giám sát tốt vật tư đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

 
Hình 2: Ông Trần Mạnh Báo - Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới phát biểu tham luận

II.1. Giải pháp tổ chức sản xuất cây trồng vụ Đông Xuân 2023 – 2024

Cục Trồng trọt đề nghị các tỉnh, thành tập trung một số giải pháp chỉ đạo:

1. Đối với sản xuất lúa

a) Thời vụ

Đánh giá mùa vụ sản xuất và cân đối nguồn nước tưới, khả năng khai thác các nguồn  nước tưới bổ sung để có các giải pháp tập trung chỉ đạo:

- Vùng an toàn nguồn nước cho sản xuất tập trung canh tác đúng lịch thời vụ, tăng cường thâm canh.

- Vùng có nguy cơ hạn hán, không đủ lượng nước cho sản xuất cần tập trung bố trí  chuyển từ cơ cấu sản xuất 3 vụ sang 2 vụ, hoặc bố trí lại thời vụ sản xuất phù hợp để né tránh hạn, mặn và áp dụng kỹ thuật canh tác để hạn chế tác động của
hạn, mặn đến sản xuất lúa.

- Đẩy mạnh chuyển đổi những vùng thiếu nước tưới sang cây trồng cạn ngắn ngày để tăng hiệu quả sản xuất và tiết kiệm nước tưới.

* Khung thời vụ khuyến cáo:

- Các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ:

+ Những diện tích chủ động nguồn nước: bố trí thời vụ xuống giống đại trà tập trung từ ngày 10/12 - 31/12/2023 (cố gắng không gieo muộn hơn sau ngày 10/01/2023), thu hoạch trước 30/4/2023.

Riêng chân 3 vụ lúa: Bình Định gieo sạ từ ngày 25/11 – 05/12/2023; Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận gieo sạ từ 15/11 và kết thúc trong tháng 12/2023.

+ Những diện tích không chủ động nguồn nước, cần gieo sớm hơn lúa đại trà chính vụ (trước 10/12/2023), diện tích này chiếm 10-15 % diện tích gieo trồng.

+ Vùng trũng thoát nước kém, tranh thủ nước rút đến đâu xuống giống đến đó; phấn đấu gieo sạ trước 10/01/2024. Đối với những diện tích nước rút quá chậm sau 10/01/2024, có thể gieo mạ cấy để tranh thủ thời gian và rút ngắn sinh trưởng, lúa trỗ bông sớm.

b) Cơ cấu giống

- Đẩy mạnh sử dụng cấp giống xác nhận, giống ngắn ngày có năng suất cao, chất lượng khá, cứng cây, chống đổ ngã, chống chịu khô hạn tốt.

- Vùng có nguy cơ thiếu nước: bố trí giống có thời gian sinh trưởng ngắn.

- Căn cứ tình hình từng địa phương cần khuyến cáo cơ cấu giống lúa phù hợp.

* Cơ cấu giống lúa khuyến cáo:

- Các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ:

+ Giống chủ lực: HT1, OM4900, Thiên ưu 8, KDđb, DV108, TBR36, ML48, ML49, ML202, ML214, VD20, Đài thơm 8, TH3-3, Nhị ưu 838.

+ Giống bổ sung: RVT, An Sinh 1399, AN1, BĐR57, BĐR999, BC15, TBR225, Bắc Thịnh, Hà Phát 3, Hưng Long 555, Hương Xuân, Hương Châu 6, DT45, KD28, PC6, ML49, OM6162, OM6976, OM7347, MT10, PY2.

Hình 3: Ông Nguyễn Xuân Vũ-PGĐ Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh Quảng Nam báo cáo tham luận

c) Áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến cho lúa

Bên cạnh yếu tố thời vụ và cơ cấu giống cần tập trung chỉ đạo gói kỹ thuật“1 phải, 5 giảm” đồng bộ.

- Tăng cường bón lót phân hữu cơ. Sử dụng các dạng phân ure chậm tan để chống thất thoát đạm.

- Sử dụng hạt giống xác nhận, hạt lai F1 đối với lúa lai,

- Gieo sạ thưa hợp lý:

+ Lúa thuần gieo từ 80- 100 kg/ha,

+ Lúa lai từ 40-50 kg/ha.

- Tưới phương pháp “nông-lộ-phơi” và theo Sổ tay hướng dẫn tưới tiết kiệm nước của Tổng Cục Thủy lợi ban hành.

- Tranh thủ nguồn nước tưới đủ cho 3 lần bón phân và thời kỳ trỗ bông./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ HỒ CHỨA: Hướng đi cần được quan tâm
Một số hoạt động từ chuyến tham quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh phía Bắc
TRỒNG CÂY GIỔI LÂY HẠT XEN CÂY SẦU RIÊNG: Mô hình khuyến nông được hy vọng tạo sinh kế cho người dân miền núi !
Hướng dẫn xây dựng Tổ khuyến nông cộng đồng trên địa bàn tỉnh năm 2023
Tác dụng của rau Diếp cá: Vừa ăn vừa làm thuốc chữa bệnh
Hội nghị sơ kết mô hình trồng cây Giổi ăn hạt phát triển kinh tế lâm nghiệp cho vùng núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Triển lãm thành tựu sản phẩm OCOP Quảng Nam năm 2023
NHÌN LẠI NĂM 2023: Những gam màu trong sản xuất nông nghiệp Quảng Nam
Hiệu quả bước đầu mô hình trồng cây mía tím (mía mưng)
Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006942293

    Lượt trong ngày 2821
    Hôm qua: 4566
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 130
    Tổng số 6942293