Ông Phạm Minh Tuấn, người trồng nhãn tại thôn A Sờ xã Mà Cooih, cho biết: Trong dịp về thăm quê nhà tại huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên đúng vào mùa thu hoạch nhãn, ông được người cháu dẫn đi xem vườn nhãn của của các hộ dân ngoài này trồng cho thấy cây nào cũng xanh tốt, quả trĩu cành. Tìm hiểu thì được thì được người cháu cho biết, loại cây nhãn ghép này rất dễ trồng, kinh phí đầu tư trồng thấp, ít bị sâu bệnh hại, đầu ra sản phẩm ổn định. Tôi thấy đất đai ở đây cũng khá tương đồng như ở vùng quê (thôn A Sờ xã Mà Cooih huyện Đông Giang) nơi gia đình ông sinh sống, nên ông đã bàn với các con khai thác vườn keo lai trồng trong vườn nhà chuyển sang trồng thử nghiệm cây nhãn ghép Hưng Yên.
Hình 1: Ông Phạm Minh Tuấn kiểm tra tỷ lệ chín của vườn nhãn trước khi thu hoạch
Nói là làm, giữa năm 2017 ông Tuấn liên hệ với người cháu ở ngoài Hưng Yên mua gửi vào cho ông 60 cây giống nhãn ghép về trồng. Trong quá trình trồng và chăm sóc ông đã áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất với quy trình khép kín, chặt chẽ từ khâu cắt tỉa, tạo tán, bón phân, phù hợp theo từng thời điểm; tưới nước và giữ độ ẩm cho cây, chăm sóc để bảo đảm cây ra hoa tốt, đậu quả nhiều, không bị rụng quả non. Sau 4 năm trồng và chăm sóc vườn nhã đã cho hoa, kết trái, nhưng lứa nhãn đầu tiên ông đã cắt bỏ hết hoa không cho đậu quả, chỉ để lại khoảng 10 chùm để xem chất lượng quả trồng ở đây như thế nào. Từ năm thứ năm ông để cây nhã ra hoa thu hoạch sản phẩm, năm đó bình quân mỗi cây cho thu hoạch từ 20-30kg quả/cây, qua theo dõi vườn nhãn cho thấy sản lượng quả năm sau tăng hơn năm trước từ 15-20% (mùa thu hoạch chính vụ là từ đầu tháng 9 đến 15/10 hằng năm). Năm nay, vườn nhãn được mùa và đang thu hoạch, bình quân mỗi cây đạt năng suất từ 35-40kg quả. Quả nhãn to ngọt, cơm dày và hạt nhỏ, sản lượng, chất lượng không thua kém nhãn bản địa (Hưng Yên). Nhãn được tiêu thụ ngay tại vườn cho khách tham quan du lịch với giá từ 30.000-50.000 đồng/kg (tuỳ theo loại quả), bình quân mỗi cây thu được từ 1,4 - 1,6 triệu đồng. Theo ước tính của ông vườn nhãn 53 cây năm nay cho thu nhập gần 80 triệu đồng, sau khi trừ chi phí đầu cho lãi ròng gần 50 triệu đồng.
Hình 2: Giống nhãn Hưng Yên trồng tại thôn A Sờ xã Mà Cooih - Đông Giang quả to, mẫu mã đẹp
Anh Tuấn cho biết thêm, vùng đất ở thôn A Sờ xã Mà Cooih là vùng đất tích tụ của dãy núi đá vôi tạo nên, do đó đất đai ở đây rất xấu, muốn trồng cây ăn quả thì điều đầu tiên là phải cải tạo vườn trồng bằng cách sử dụng phân chuồng ủ hoai mục và phân đậu tương để cải tạo đất vườn, phân bón đậu tương cung cấp đầy đủ nguồn đa trung và vi lượng cùng các axit amin, đặc biệt là axit humic giúp cây dễ hấp thu dinh dưỡng và sử dụng phân một cách triệt để. Bên cạnh đó, phân đậu tương có lượng đạm thực vật rất cao chiếm 40% nên làm tăng độ màu mỡ của đất trồng, giúp cứng cây, bật nhiều mầm lộc và mầm nụ, hoa to, đậm màu và bền hoa. Phòng ngừa, tăng sức đề kháng và hạn chế nấm bệnh cho cây trồng. Hạn chế lá vàng, rụng lá trên cây, giúp bộ rễ phát triển mạnh. Tăng mật độ vi sinh vật có ích trong đất, làm cho đất tơi xốp, dinh dưỡng được giữ, hấp thu và sử dụng triệt để. Phân hủy các chất khó tan và độc tố trong đất nhờ các chủng vi sinh vật trong dịch phân đậu tương đang có. Từ đó, phân đậu tương giúp cải tạo đất trồng vô cùng hiệu quả, cây ít sâu bệnh, ra hoa đậu trái nhiều, ít rụng.
Hình 3: Vườn nhãn sinh trưởng tốt trên vùng đất thôn A Sờ xã Mà Cooih (Đông Giang)
Ông Tuấn luôn nhiệt tình đón chào những ai tới thăm vườn nhãn và tư vấn miễn phí về kinh nghiệm trồng nhãn, cải tạo đất vườn trồng cây ăn quả và cung cấp cây giống nhãn Hưng Yên đảm bảo chất lượng với phương châm hết sức giản dị. “Tôi biết tới đâu thì nói tới đó, chỉ mong bà con mình xây dựng vườn cây ăn quả cho năng suất cao, chất lượng tốt”, ông cho hay./.