Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Triển vọng mô hình: “Chăn nuôi ngan địa phương sinh sản” ở vùng miền núi cao
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 27/03/2023 10:32 .Lượt xem: 509 lượt.
Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam phối hợp với UBND xã triển khai thực hiện mô hình “Chăn nuôi ngan địa phương sinh sản” tại xã ANông và xã Ch’Ơm huyện Tây Giang, với số lượng 590 con/02 điểm/20 hộ tham gia.

Hình 1: Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông cùng lãnh đạo xã kiểm tra mô hình

Nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi ngan địa phương sinh sản, vận động người dân áp dụng vào thực tế chăn nuôi của hộ gia đình, từng bước nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi lên thành một trong những ngành mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng núi cao.

Tham gia mô hình, người dân được tập huấn kỹ thuật nuôi ngan sinh sản, được nhà nước hỗ trợ 100% con giống ngan, 70% thức ăn, vắc-xin, thuốc sát trùng. Người dân đối ứng chuồng trại, ao nuôi, công chăm sóc nuôi dưỡng và 30% vật tư thiết yếu còn lại.

Kết quả, sau hơn 7 tháng đưa vào nuôi và chăm sóc theo kỹ thuật đã được chuyển giao, đàn ngan sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ nuôi sống của đàn ngan đạt trên 80%, trọng lượng bình quân đạt trên 2,5 kg/con đối với ngan mái và trên 3,5 kg/con ngan trống.

Theo ghi nhận của các hộ, có được kết quả trên là do giống ngan này có sức khoẻ tốt, thích nghi tốt ở vùng miền núi, thức ăn chất lượng tốt, nhất là được phòng bệnh đầy đủ bằng vắc-xin, các hộ tham gia mô hình chăm sóc nuôi dưỡng đúng kỹ thuật cũng như đảm bảo an toàn sinh học trong suốt quá trình nuôi.

Anh A Lăng Nhing - Cán bộ nông nghiệp xã chia sẻ: Tham gia mô hình, bà con được trang bị kỹ thuật nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng, và nhận thấy rõ ngan giống được tiêm phòng vắc-xin nên chịu lạnh tốt ở vùng miền núi cao, chuồng nuôi được xử lý bằng thuốc sát trùng thường xuyên nên không có mùi hôi, tạo môi trường trong sạch giúp đàn ngan khỏe mạnh, an toàn sinh học.

Hình 2: Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ-Tổng hợp Sở NN-PTNT, Lãnh đạo xã cùng Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông đi kiểm tra mô hình

Ông A Lăng Rép - Phó Chủ tịch UBND xã Ch’Ơm cho biết: Trước đây, các hộ gia đình trong xã nuôi ngan theo phương thức truyền thống, chăm nuôi thả rông, không có chuồng trại, nên vào mùa lạnh ngan rất dễ nhiễm bệnh, bị chết nhiều và phải dùng nhiều thuốc kháng sinh… Thực hiện mô hình “Chăn nuôi ngan địa phương sinh sản” có chuồng trại, ao nuôi, khoanh vùng nuôi, phương thức nuôi theo hướng an toàn sinh học giúp ngan khoẻ mạnh, ít bị nhiễm bệnh, chất lượng thịt chắc, thơm, ngon. Triển vọng, phương thức chăn nuôi theo mô hình này sẽ giúp cho nghề chăn nuôi của xã phát triển hiệu quả và bền vững.

Hình 3: Các hộ nuôi sau 7 tháng tuổi trọng lượng đạt trên 2,5 kg/con đối với ngan mái và trên 3,5 kg con ngan trống

 Năm 2023, Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ con giống ngan, thức ăn, vắc-xin, thuốc sát trùng để nhân rộng mô hình và đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức cho bà con nông dân tham quan, học tập kinh nghiệm nhằm lan tỏa cách làm hiệu quả cho người chăn nuôi trên địa bàn. Từ đó, thúc đẩy ngành chăn nuôi gia cầm phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số  vùng núi cao./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin cũ hơn:
ĐỆM LÓT SINH THÁI TRONG CHĂN NUÔI GÀ
Xây dựng thương hiệu trứng gà sạch
Điện Bàn: Sức lan tỏa mạnh mẽ từ một mô hình Khuyến nông
Một số vấn đề cần quan tâm khi sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi
Hiệu quả từ mô hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo thịt
"Vua bò sát" Nuôi gà Đông Tảo
Điện Bàn: Hội thảo mô hình chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò
Nuôi cúi lúi giảm nghèo
Quảng Nam: Triển khai mô hình chăn nuôi vịt biển sinh sản
Núi Thành: Hội thảo mô hình chăn nuôi gà thịt trên nền đệm lót sinh học
    
1   2   3  
    

Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00004936617

    Lượt trong ngày
    2422
    Năm trước: 1313241
    Tổng số
    4936617