Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG VÀ YÊU CẦU THÍCH ỨNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Người đăng: Duy Nguyên .Ngày đăng: 02/02/2023 10:47 .Lượt xem: 314 lượt.

Vai trò của khuyến nông

Vai trò của khuyến nông là chuyển giao tiến bộ về kỹ thuật, tiến bộ về tổ chức sản xuất đến với hộ và nhóm hộ nông dân. Hoạt động khuyến nông bao gồm cả quá trình thuyết phục, đào tạo làm thay đổi nhận thức và kỹ năng sản xuất nông nghiệp của nông dân bằng nhiều hình thức khác nhau như: Xây dựng mô hình trình diễn, đào tạo tập huấn, tuyên truyền thông qua báo hình, báo nói, báo viết và tư vấn trực tiếp cho nông dân. Như vậy, khuyến nông chính là việc cung cấp đầu vào của nông dân cho nông dân, do đó, không riêng ở Việt Nam mà các nước Đông Nam Á có nền kinh tế phát triển hay đang phát triển đều rất chú trọng đến công tác khuyến nông. Khuyến nông là một phần thiết yếu của nghiên cứu và phát triển nông nghiệp. Nghiên cứu tập trung tạo ra các giải pháp công nghệ hữu ích phục vụ sản xuất và đời sống, còn khuyến nông tập trung vào việc thuyết phục nông dân chấp thuận và áp dụng công nghệ đó vào sản xuất để tạo ra năng suất cao hơn, giá trị sản phẩm cao hơn, thu nhập cao hơn cho nông dân.

Những trở lực trong thực tiễn

Trong những năm gần đây, hệ thống khuyến nông hoạt động trong điều kiện có nhiều khó khăn: (i)Tính chất, khối lượng công việc của công tác khuyến nông được UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT giao cũng như yêu cầu của sản xuất ngày càng nhiều, đa dạng. Một số nhiệm vụ như xúc tiến thương mại trong nông nghiệp, làm cầu nối trong liên doanh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản phẩm, khuyến nông trong tình hình biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp gắn với du lịch và xây dựng nhãn hiệu thương hiệu nông sản…vẫn còn khá mới mẽ đối với hệ thống khuyến nông. Trong khi các yếu tố như nguồn nhân lực, đầu tư các điều kiện đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của đơn vị vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu; (ii)Địa bàn công tác rộng khắp, nhiều chương trình, mô hình, dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nên ảnh hưởng nhiều đến quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của nông dân về việc triển khai các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; (iii)Ngân sách nhà nước các cấp đầu tư cho các hoạt động thuộc lĩnh vực khuyến nông còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn sản xuất. Định mức kinh tế - kỹ thuật cho việc xây dựng các chương trình khuyến nông thay đổi, nhất là các đối tượng cây trồng, con vật nuôi mới chưa có định mức. Vì vậy, việc ứng dụng triển khai xây dựng và nhân rộng mô hình gặp nhiều khó khăn; (iv)Trình độ và khả năng tiếp nhận, đầu tư ứng dụng kỹ thuật mới tiên tiến vào sản xuất của đa phần bà con nông dân còn nhiều hạn chế, nhất là đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa. Mặc dù trong thời gian qua, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ở Quảng Nam có khá hơn trước nhưng vẫn còn khiêm tốn, chưa có doanh nghiệp nào lớn làm đầu tàu cho mối liên kết tiêu thụ nông sản, thiếu doanh nghiệp chế biến; (v)Các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung gặp nhiều khó khăn trong chi tiêu hoạt động do các cấp thẩm quyền chưa giao tự chủ kịp thời theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; điều này ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động của đơn vị cũng như cải thiện đời sống cho VC NLĐ; (vi) Một số quy định mới của nhà nước triển khai vào thực tiễn sản xuất gặp không ít khó khăn đối với việc mua sắm hàng hóa là cây/con giống như: Không có nhà thầu tham gia dự thầu hoặc hồ sơ dự thầu không đảm bảo theo quy định, một số quy định của Nhà nước về kỹ thuật quản lý cây/con giống chưa thật sự sát với thực tiễn nên cấp cơ sở cũng như các cơ quan địa phương không thực hiện được; (vii)Giá thị trường biến động lớn theo hướng tăng vì vậy giá mua giống, vật tư tại thời điểm lập dự toán năm trước không theo kịp giá thị trường tại thời điểm tổ chức, triển khai ở năm sau, gây khó khăn trong thực hiện; Chi phí hợp đồng với đơn vị tư vấn về lập hồ sơ mời thầu, thẩm định, đánh giá hồ sơ dự thầu,...theo phương thức đấu thầu qua mạng không được cấp trên duyệt cấp nên rất khó khăn cho đơn vị thực hiện; (viii) Mức hỗ trợ của một số chương trình, dự án, đề án không thống nhất, thậm chí một số chương trình, dự án, cơ chế hỗ trợ 100%, dân không phải đối ứng nên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc vận động người dân tham gia mô hình khuyến nông.

Đổi mới để thích ứng trong tình hình mới

Trong bối cảnh hiện nay, khi nền sản xuất bắt đầu chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, khuyến nông càng trở nên tối cần thiết. Trước yêu cầu của tình hình mới, hệ thống khuyến nông cần phải thay đổi để thích ứng với yêu cầu đó. Khuyến nông không chỉ là khuyến khích sản xuất nông nghiệp mà còn khuyến khích tổ chức lại đời sống nông thôn, khuyến khích thay đổi nhận thức người nông dân. Nói cách khác, khuyến nông là khuyến cả tam nông: Nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Trong giai đoạn mới, cần phải nâng cao vai trò và vị thế của Khuyến nông…

Tăng cường khuyến nông cơ sở: Trước tình hình hệ thống khuyến nông trên cả nước đang bị đứt gãy, ngày 14/9/2022, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 2396/QĐ-UBND kèm theo Kế hoạch xây dựng Tổ Khuyến nông cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025, nhằm khơi dậy nguồn nhân lực khuyến nông tuyến cơ sở, nâng cao, đổi chất lượng hoạt động khuyến nông, với mục tiêu: (1)Tăng cường công tác khuyến nông cơ sở, đặc biệt là thôn, khối phố, lấy tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp, nông dân sản xuất giỏi, điển hình làm nền tảng để hỗ trợ nông dân sản xuất bền vững, nhằm huy động nguồn nhân lực dồi dào và giàu kinh nghiệm trong cộng động;(2) đẩy mạnh hoạt động khuyến nông cơ sở theo hướng hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp cho nông dân, dựa trên 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm: Chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến; hỗ trợ hình thành phát triển hợp tác xã (vận động, tư vấn nông dân tham gia vào HTX, hỗ trợ tư vấn tổ chức sản xuất,...); thông tin thị trường, liên kết sản xuất, đa dạng hóa chức năng và phương thức hoạt động khuyến nông.

Bên cạnh hệ th