Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Một số biện pháp quản lý đất trồng và kỹ thuật trồng cây bưởi theo hướng hữu cơ (Phần 1)
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 06/12/2022 15:29 .Lượt xem: 600 lượt.
Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững. Ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe người trực tiếp trồng, chăm sóc và thu hoạch.

I. Biện pháp quản lý đất trồng bưởi

Đất trồng bưởi có thể trở nên ô nhiễm trong quá trình sản xuất do được bón thêm các hoá chất vật tư nông nghiệp. Vì vậy, người sản xuất cần phải chú ý tới việc đánh giá các mối nguy xuất hiện trong quá trình trồng cây bưởi tại vườn nhà, vườn đồi và trang trại.

Hình 1: Bưởi trồng theo hướng hữu cơ cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn, ít sâu bệnh, cho quả đều, vỏ bóng đẹp và chất lượng quả ngon hơn

1. Phân tích và nhận dạng mối nguy

STT

Mối nguy

Nguồn

Cơ chế/phương thức ô nhiễm

1

Hoá chất

(Tồn dư của thuốc BVTV và hoá chất khác trong đất)

- Sử dụng không đúng thuốc BVTV trong tholwif gian dài.
- Sử dụng phân bón và các loại  hoá chất quá nhiều dẫn đến tồn dư trong đất.

- Xả các bao bì chứa đựng không hợp lý; rò rỉ hoá chất, dầu mỡ một cách ngẫu nhiên vào đất.

Cây bưởi có thể hấp thu các loại hoá chất trong đất hoặc qua lá mà cách ly không đảm bảo thời gian dẫn đến tồn dư các loại hoá chất này trong sản phẩm

2

Kim loại nặng (As, Pb, Cd, Hg)

- Sử dụng liên tục các loại phân bón có hàm lượng kim loại nặng cao.

- Rác thải, nước thải từ các vùng phụ cận.

Cây bưởi có thể hút các kim loại nặng có hàm lượng cao trong đất.

3

Vi sinh vật (Vi khuẩn, virus) và ký sinh trùng

- Sử dụng phân tươi chưa qua xử lý.

- Phân của động vật nuôi trong khu vực sản xuất và vùng phụ cận.

Vi sinh vật và ký sinh trùng xâm nhập vào sản phẩm khi sản phẩm tiếp xúc với nguồn lây 

2. Biện pháp đánh giá, loại trừ hoặc giảm thiểu mối nguy

2.1. Đánh giá cảm quan

- Hàng năm hoặc trước mỗi vụ sản xuất mới cần thực hiện các đánh giá sau đây đối với vùng/ vườn trồng cây bưởi:

+ Nguy cơ hoặc khả năng xâm nhập của động vật nuôi trong vườn trồng/ trang trại trồng cây bưởi.

+ Nguy cơ xuất hiện các mối nguy tiềm tàng.

Ví dụ như: hệ thống rác thải, nơi chứa rác thải, các hoạt động của khu công nghiệp gần vườn trồng bưởi trong thời gian qua.

+ Ngập lụt của vườn cây bưởi trong mùa mưa bão gây nên, bởi nước mặt bị ô nhiễm.

2.2. Phân tích đất

Nếu những đánh giá về mặt cảm quan ở trên cho thấy vùng đất trồng có khả năng bị ô nhiễm bởi những mối nguy thì phải lấy mẫu đất để phân tích. Mẫu phân tích là chọn một thể tích (hay khối lượng) nhỏ phù hợp và chỉ vừa đủ của đối tượng cần nghiên cứu phân tích để làm phân tích ngay tại hiện trường hay đóng gói để vận chuyển về phòng thí nghiệm để xử lý và xác định (định tính hay định lượng) các chất chúng ta mong muốn của đối tượng nghiên cứu nhưng lại phải bảo đảm giữ nguyên đúng thành phần của đối tượng thực tế lấy mẫu.

Dư lượng của kim loại nặng trong đất phải được so sánh đối chiếu với ngưỡng tối đa cho phép theo QCVN 01-132:2013/BNNPTNT và QCVN 03-MT/2015/BTNMT.
Dư lượng hoá chất, thuốc BVTV trong đất phải phù hợp QCVN 15: 2008/BTNMT.

3. Biện pháp khắc phục

Trong trường hợp phát hiện thấy mối nguy hoá học có thể dẫn tới mức ô nhiễm không thể chấp nhận được thì người sản xuất cần thực hiện những bước sau:

+ Tìm hiểu nguyên nhân của sự ô nhiễm dẫn tới mối nguy.

+ Tìm ra những biện pháp thích hợp để khống chế mối nguy.

+ Thực hiện các hành động khắc phục.

Hình 1: Vườn trồng bưởi sản xuất theo hướng hữu cơ dưới gốc cây trồng luôn sạch sẻ, không có rác thải, tàn dự của thuốc BVTV

Chú ý: không được sử dụng vùng đất để sản xuất nếu chưa đảm bảo thời gian xử lý hoặc biện pháp sử dụng chưa giảm được nguy cơ. Không sử dụng để sản xuất cây bưởi nếu vùng đất chưa được kiểm soát các mối nguy.

Trong trường hợp có sử dụng các biện pháp xử lý mối nguy, có thể tìm đến tư vấn của các chuyên gia kỹ thuật. Điều cần phải chú ý là xem xét khả năng của các biện pháp xử lý áp dụng có thu được kết quả hay không. Cần ghi chép lại đầy đủ thông tin về các bước xử lý và kết quả.

4. Xói mòn và thoái hoá đất

Khuyến khích nông dân sử dụng các biện pháp canh tác để giảm thiểu những tác động của việc trồng cây bưởi tới môi trường như xói mòn đất hoặc rửa trôi các chất dinh dưỡng, hoá chất nông nghiệp vào các nguồn nước xung quanh sẽ sử dụng. Ví dụ: người sản xuất có thể dùng màng phủ ni lông hoặc các vật liệu hữu cơ để che phủ đất khi canh tác ở vùng đất dốc.

Biện pháp khác là trồng những loài cây chống rửa trôi và cây phủ đất ở những vùng đệm hoặc các khu vực liền kề.

5. Kiểm soát động vật nuôi trong nhà và chăn thả tại trang trại

Các động vật nuôi trong nhà hoặc chăn thả ngoài vườn trồng cần được cách ly bằng những vật cản thích hợp để không xâm nhập vào khu vực trồng cây ăn quả đặc biệt là những cây ăn quả có tán thấp. Tuyệt đối cách ly gia súc, gia cầm trước thời điểm thu hoạch quả ít nhất 2 tuần./.

(Còn nữa)

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Kỹ thuật trồng vườn Bưởi sản xuất theo hướng hữu cơ (Phần 2)
Hướng dẫn kỹ thuật bón phân và tưới nước cho cây măng cụt
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Gừng trâu cho năng suất cao
Kỹ thuật chọn giống, trồng và chăm sóc Dừa xiêm xanh
Hướng dẫn cách trồng, chăm sóc và thu hoạch cây Sâm Bố Chính
Các tin cũ hơn:
KỸ THUẬT TRỒNG HOA THIÊN LÝ
KỸ THUẬT SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TẠI CHỖ
PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN HẠI NGÔ
Thời tiết ảnh hưởng việc bón phân ra sao?
Một số biện pháp phòng trừ dịch hại cho cây hồ tiêu đầu mùa mưa
kỹ thuật trồng xen canh cây bắp lai xen với cây lạc trên đất lúa chuyển đổi
Trồng đậu phụng trên đất lúa lãi ròng gần 21 triệu đồng/ha
Bón phân dúi sâu cho lúa: Đôi điều suy ngẫm
Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ
Rau VietGAP bí đầu ra
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    





Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00005356058

    Lượt trong ngày
    5080
    Tổng số
    5356058