Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Những vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc vườn cây ăn quả đầu mùa mưa
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 14/10/2022 10:33 .Lượt xem: 700 lượt.
Trong mùa mưa hằng năm thường gây một số bất lợi cho vườn cây ăn quả như: tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh hại phát sinh, hiện tượng xì phèn làm giảm pH đất giảm đột ngột khiến cây trồng giảm sự sinh trưởng phát triển…
Hình 1: Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp sẵn có dùng để che phủ mặt đất trong vườn cây ăn quả

Để giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và tăng tính chống chịu với điều kiện bất lợi, giúp vườn cây ổn định năng suất vào vụ tới; Trung tâm Khuyến nông xin giới thiệu tới các hộ có vườn cây ăn quả cần thực hiện một số biện pháp chủ động trong giai đoạn này như sau:

1. Kiểm tra và khai thông hệ thống kênh, mương cấp thoát nước, không để nước đọng ở gốc cây nhằm duy trì tưới tiêu chủ động, chống ngập úng làm nứt trái hoặc rụng trái non; chống ô nhiễm, rửa phèn mặn góp phần giảm chua cho đất.

2. Bón phân hữu cơ vi sinh 3-5 kg/cây hoặc phân hữu cơ ủ hoai 10-15 kg/cây, kết hợp với phân vô cơ với số lượng và tỉ lệ N:P:K phù hợp với tuổi và giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây. Chia lượng phân bón làm nhiều lần để giảm thất thoát do bay hơi, rửa trôi ….

3. Dùng phụ phế phẩm nông nghiệp có sẵn đậy che phủ mặt đất để giữ ẩm, chống xói mòn và đóng váng như phụ phẩm nông nghiệp khô, cỏ khô; phủ đất bằng cây họ đậu ngoài tán cây trồng.

4. Tỉa bỏ các cành vượt trong tán, cành bị sâu bệnh, cành đan chéo, cành ốm yếu bị che khuất không có khả năng quang hợp và cành bị suy yếu hoặc đã chết. Việc tỉa cành giúp cho cây có tỉ lệ cân đối giữa rễ và thân cành giúp cây phục hồi và phát triển mạnh trong vụ mới.

5. Bón vôi nông nghiệp (CaCO3) để giúp hạn phèn cho đất trồng giúp cải thiện cấu trúc đất, tạo điều kiện cho các vi sinh vật đất có ích và cây trồng sinh trưởng, phát triển thuận lợi, giảm thiểu vi sinh vật có hại.

- Liều lượng bón:

pH đất

Mức độ cần bón

Lượng vôi CaCO3 cần bón/1.000 m2

Đất thịt nhẹ

Đất thịt trung bình

Đất thịt nặng, đất sét pha

< 3.5

Cần rất nhiều

100 - 200

200 - 300

300 - 500

3.5 – 4.5

Cần nhiều

70 - 100

70 - 100

150 - 200

4.6 – 5.5

Cần vừa

50 - 70

70 - 80

80 - 100

5.6 – 6.5

Cần ít

20 - 50

30 - 40

40 - 50

> 6.5

Không cần

- Cách bón: Bón vôi đều trên mặt đất ngoài hình chiếu tán cây, dùng cào răng xới sâu 5-10cm để trộn vôi đều vào đất, sau đó, tưới làm nhiều lần để vôi tan thấm vào đất đồng thời quét nước vôi quanh gốc cây (tính từ dưới gốc cây lên 80-100cm).

6. Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời sâu, bệnh hại nhằm phòng trị và quản lý với hiệu quả cao theo nguyên tắc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và sử dụng phân bón, thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng. Ưu tiên sử dụng vi sinh trong quản lý dịch hại.

Trên đây là một số biện pháp chăm sóc vườn cây ăn trái trong giai đoạn đầu mùa mưa nhằm cung cấp cho bà con nông dân những thông tin cần thiết để có thể áp dụng một cách hợp lý trên cơ sở hiện trạng vườn nhà của mình./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Kỹ thuật chăm sóc cây măng cụt thời kỳ cây con (Phần 1)
Vườn cây keo lai đầu dòng - tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn
Kỹ thuật chăm sóc vườn cây măng cụt trong thời kỳ cho trái (Phần 2)
Các tin cũ hơn:
Năm 2016, hoàn thành trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Kỹ thuật trồng chuối mốc
Kỹ thuật trồng Lâm sản ngoài gỗ
Kỹ thuật trồng và khai thác cây Song mật
Canh tác nương rẫy bền vững
Kỹ thuật cải tạo vườn tạp
KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ GÂY TRỒNG CÂY BỜI LỜI ĐỎ
Kỹ thuật trồng rừng keo lai nuôi cấy mô thâm canh
Bệnh Thán thư hại cây ăn quả và biện pháp xử lý
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoan ta - Tên khoa học: Melia azedarach L
    
1   2   3   4   5   6  
    





Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00005356794

    Lượt trong ngày
    5816
    Tổng số
    5356794