Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn ở Quảng Nam
Người đăng: Lê Hữu Hà .Ngày đăng: 12/10/2022 14:20 .Lượt xem: 1077 lượt.
Định hướng phát triển chăn nuôi lợn của tỉnh Quảng Nam đến 2025, tổng đàn lợn đạt 600.00 con, trong đó tỷ lệ chăn nuôi trang trại chiếm 70% tổng đàn. Phát triển đàn lợn theo hướng nạc hoá; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết giá trị. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường

Theo số liệu thống kê đến 9/2022 tổng đàn lợn toàn tỉnh đạt 340.000 con; trong đó lợn nái 34.000 con, lợn đực 700con; lợn chăn nuôi quy mô trang trại chiếm 22% tổng đàn lợn của tỉnh. Toàn tỉnh có 145 cơ sở chăn nuôi lợn trang trại (trong đó 10 trang trại quy mô lớn, 58 trang trại quy mô vừa, 77 trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ); tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 20.000 tấn; sản phẩm chăn nuôi lợn chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa, chưa tham gia xuất khẩu. Dịch bệnh được kiểm soát tốt, sản xuất chăn nuôi ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng.  



MH nuôi heo ngoại của ông Nguyễn Xuân Hòa (xã Tam Phước, huyện Phú Ninh, Quảng Nam)




Trang trại nuôi lợn  ngoại cảu ông Khánh (xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam)



      Mặc dù có bước phát triển khá, tuy nhiên ngành chăn nuôi lợn của tỉnh vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế:

          Phương thức chăn nuôi quy mô nông hộ còn cao (khoảng 78% tổng đàn lợn của tỉnh). Chăn nuôi quy mô trang trại có chiều hướng phát triển, nhưng ở mức trang trại quy mô vừa và nhỏ nên sản phẩm hàng hóa chưa nhiều, chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa.


Chăn nuôi nhỏ lẻ, chuồng tạm, giống heo tạp hiện vẫn còn phổ biến

          Chưa có cơ sở chăn nuôi quy mô lớn và đạt các yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm để đáp ứng  yêu cầu xuất khẩu; chưa hình thành vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

          Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lợn chưa bền vững, vẫn còn bị động trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, phụ thuộc nhiều vào thương lái, người tiêu thụ trung gian, chưa hình thành chuỗi liên kết chặt chẽ.

          Công tác cải tạo, chọn lọc giống còn nhiều hạn chế, chất lượng con giống dần bị thoái hóa (nhất là giống lợn Móng cái). Người chăn nuôi sử dụng con giống thương phẩm để làm giống bố mẹ còn phổ biến, do đó  tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh, năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp.

          Phần lớn các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, không đảm bảo các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh  giống vật nuôi; chưa thực hiện công bố tiêu chuẩn theo quy định.

          Định hướng phát triển chăn nuôi lợn đến 2025 và tầm nhìn đến 2045 theo kế hoạch số 7063/KH-UBND ngày 07/10/2021 của UBND tỉnh  xác định: Đến 2025, tổng đàn lợn cuả tỉnh đạt 600.00 con, trong đó tỷ lệ chăn nuôi trang trại chiếm 70% tổng đàn; tổng sản lượng thịt lợn hơi đạt 50.000 tấn. Phát triển đàn lợn theo hướng nạc hoá, lai giữa các giống lợn ngoại có chất lượng cao. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng liên kết, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết giá trị từ khâu cung cấp dịch vụ đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường.

          Để ngành chăn nuôi lợn của tỉnh phát triển bền vững, đạt được mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra cần thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp sau:

          Một là, hoàn thiện  chính sách về đất đai đảm bảo quỹ đất để phát triển chăn nuôi cho phù hợp,  đáp ứng  các điều kiện chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường.

          Hai là, đẩy mạnh xây dựng các mô hình phát triển chăn nuôi lợn theo hướng liên kết, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết giá trị từ khâu cung cấp dịch vụ đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm.

           Ba là, tăng cường chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh nhằm nâng cao hiệu quả  chăn nuôi, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường với các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh, mô hình chăn nuôi hữu cơ.  Xây dựng các mô hình khuyến nông chăn nuôi lợn trong Tổ khuyến nông cộng đồng. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn thức ăn từ nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu sẳn só tại địa phương  cho chăn nuôi  lợn bằng việc phối hợp hợp lý trong khẩu phần ăn.

           Bốn là, tăng cường năng lực cho các cơ sở sản xuất cung ứng con giống về các các văn bản quy phạm pháp luật  về công tác giống, tiến bộ khoa học ký thuật, quản lý và sản xuất giống theo tháp giống, tăng tỷ lệ chọn giống, nâng cao năng suất sinh sản. Xây dựng và sử dụng các công thức lai phù hợp đáp ứng yêu cầu.

          Năm là, khuyến khích hình thành các cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo hướng ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý chăn nuôi; khuyến khích phát triển các mô hình chăn nuôi lợn đen địa phương, đặc sản có giá trị cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh gắn với du lịch sinh thái.

          Sáu là, xây dựng cơ sở dữ liệu về sản phẩm chăn nuôi có chứng nhận và sản phẩm OCOP;  tăng cương công tác quản lý, kiểm soát giết mổ; đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn từ các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng, chợ đầu mối, chợ truyền thống, chợ dân sinh…; áp dụng các phần mềm để đảm bảo cập nhật, quản lý, khai thác trên sàn giao dịch điện tử./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Trung tâm Khuyến nông: Thực hiện các mô hình về phát triển các cây trồng, con vật nuôi chủ lực
Kết quả kiểm tra các mô hình Khuyến nông năm 2022
Thẩm định và cấp giấy chứng nhận vườn cây đầu dòng vừa là phương pháp quản lý vừa là giải pháp đảm bảo nguồn giống chất lượng
Tỉnh kết nghĩa Sê Koong (Lào): Phát động hưởng ứng ngày trồng cây Quốc gia
Dự án (VFBC): Tập huấn kỹ năng truyền thông về quản lý rừng bền vững
HỘI CHỢ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM
GÓC NHÌN VỀ LIÊN KẾT SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ Kết quả thực hiện chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 2018 - 2023
TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ MÀ COOIH – ĐÔNG GIANG
Quảng Nam chú trọng phát triển cây ăn quả ở miền núi, trung du
TẬP HUẤN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO TỔ KHUYẾN NÔNG CỘNG ĐỒNG TẠI QUẢNG NAM
    
1   2   3   4   5   6  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006941360

    Lượt trong ngày 1889
    Hôm qua: 4566
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 99
    Tổng số 6941360