Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Hội thảo: Sâu, bệnh hại Quế và giải pháp khoa học công nghệ quản lý bệnh tua mực hại cây Quế
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 07/10/2022 10:35 .Lượt xem: 1248 lượt.
Ngày 03/10/2022 tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội thảo chuyên đề “Sâu, bệnh hại Quế; Nguyên nhân gây bệnh tua mực và giải pháp khoa học công nghệ quản lý bệnh tua mực cây Quế” với sự tham gia của lãnh đạo, chuyên viên Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT và các huyện có trồng Quế trên địa tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Ông Võ Đại Hải - Viên trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo; Ông (Giáo sư, Tiến sỹ): Võ Đại Hải - Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cho biết: Bệnh tua mực (u bướu) trên cây quế là một loại bệnh gây hại đến chất lượng vỏ quế thành phẩm và làm giảm lượng tinh dầu của cây quế. Bệnh này gây hại trên nhiều vùng trồng quế ở nước ta nói chung và ở vùng trồng quế tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi nói riêng. Vì vậy, cần có các biện pháp nhận biết sớm nhất của bệnh tua mực (u bướu) trên cây quế, nguyên nhân gây bệnh và giải pháp khoa học công nghệ quản lý bệnh tua mực cây Quế.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe 04 báo cáo của Viện KHLN Việt Nam như: Báo cáo của tiến sỹ (TS) Lê Văn Bình: Thành phần sâu hại Quế; TS. Nguyễn Mạnh Hà: Thành phần bệnh hại Quế; TS. Đào Ngọc Quang: Nguyên nhân gây bệnh tua mực hại cây Quế và TS. Nguyễn Minh Chí: Giải pháp khoa học công nghệ quản lý bệnh tua mực hại cây Quế.

Hội thảo là dịp để tăng cường công tác tuyên truyền giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực trồng trọt vào sản xuất, vừa là dịp để các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật, nhà hoạt động khuyến nông và nông dân mạnh dạn chia sẻ thông tin để sản xuất nông nghiệp của các tỉnh trong thời gian tới ngày càng tốt hơn.

Cuộc hội thảo “Sâu, bệnh hại Quế; Nguyên nhân gây bệnh tua mực và giải pháp khoa học công nghệ quản lý bệnh tua mực cây Quế”  đã có kết luận như sau:

- Triệu chứng điểm hình của cây Quế bị bênh tua mực là trên thân, cành cuống lá và gân lá xuất hiện các u bướu sần sùi, sau đó mọc ra các tua dài hoặc phát triển những cụm chồi mọc bất thường.

- Một số trường hợp xuất hiện cả tua mực và cụm chồi mọc bất thường trên cùng một cây, thậm chí trên cùng một vị trí.

- Cây bị bệnh thường còi cọc, chậm phát triển, nếu bệnh nặng cây có thể bị chết.

- Nguyên nhân gây bệnh tua mực trên cây Quế tại tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi được xác định do Cinnamomum cassia witches’ broomphytoplasma.

- Điều tra, thu mẫu và giám định được 12 loài côn trùng chích hút gây hại cây Quế tại Quảng Nam và Quảng Ngãi.

- Xác định được 3 loài côn trùng thuộc nhóm chích hút là véc tơ lây bệnh tua mực quế:

+ Rệp sáp vảy (Aulacaspis tubercularis).

+ Rệp sáp (lcerya aegyptiaca).

+ Rệp sáp bông (lcerya seychellarum).

Hình ảnh: Quang cảnh cuộc hội thảo bệnh tua mực cây quế

  */ Giải pháp khoa học công nghệ quản lý bệnh tua mực hại cây Quế:

          - Phòng chống các loài rầy là véc tơ truyền bệnh:

          a/ Biện pháp thủ công:

          - Thu, bắt thủ công.

          - Bẩy rầy trưởng thành.

          b/ Bệnh pháp sinh học:

          - Khi mật độ từ 25 đến dưới 50 con/cây.

          - Sử dụng nấm: Beauveria bassiana (Muskardin) hoặc sử dụng thuốc sinh học Flupyradifurone (Atabron 5EC).

          - Phun khi có rệp gây hại/ thời điểm bắt đầu có chồi non.

          - Lưu ý xử lý sớm vào đầu mùa mưa.

          c/ Biện pháp hóa học:

          - Khi mật độ từ trên 50 con/cây.

          - Phun khi rầy mới xuất hiện, vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.

          - Sử dụng các loại thuốc sau: Chlorpyrifos (Nurelle 25/2.5EC/Lenfos 50EC), Fenpropathrin (Danitol 10EC), Oxamyl (Lannate 40SP).

          - Phun khi rệp gây hại tập trung, trong mùa mưa, ẩm.

          d/ Xử lý cây quế đã trồng ngoài rừng bị bệnh:

          - Tiêm thuốc kháng sinh Streptomycin hoặc Tetracyclin.

          - Liều lượng: 10-100ml/cây (tùy theo tuổi của cây).

          - Mùa tiêm: mùa khô.

          - Đối tượng: cây đã bị bệnh./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
TRIỂN KHAI DỰ ÁN TRỒNG CÂY ĐẢNG SÂM XEN NGÔ NẾP TẠI XÃ CH’ƠM
Triển vọng từ mô hình trồng cây Giổi lấy hạt
Các tin cũ hơn:
Năm 2016, hoàn thành trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Kỹ thuật trồng chuối mốc
Kỹ thuật trồng Lâm sản ngoài gỗ
Kỹ thuật trồng và khai thác cây Song mật
Canh tác nương rẫy bền vững
Kỹ thuật cải tạo vườn tạp
KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ GÂY TRỒNG CÂY BỜI LỜI ĐỎ
Kỹ thuật trồng rừng keo lai nuôi cấy mô thâm canh
Bệnh Thán thư hại cây ăn quả và biện pháp xử lý
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoan ta - Tên khoa học: Melia azedarach L
    
1   2   3   4   5   6  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006941799

    Lượt trong ngày 2328
    Hôm qua: 4566
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 130
    Tổng số 6941799