Sáng ngày 12/9/2022 tại UBND xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa phối hợp với Sở KH&CN tỉnh Quảng Nam và UBND xã Duy Châu tổ chức “Hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả mô hình trồng dâu nuôi tằm theo chuỗi giá trị đạt hiệu quả cao”. Mục đích của Hội nghị nhằm giới thiệu kết quả lựa chọn giống dâu và giống tằm mới cho năng suất cao phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Quảng Nam.
Tham gia hội nghị có đại diện Lãnh đạo Viện Thổ nhưỡng nông hóa, Sở KH&CN tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Khuyên nông Quảng Nam, Chi cục Trồng trọt và BVTV Quảng Nam, phòng NN&PTNT huyện Duy Xuyên, Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp huyện Duy Xuyên, Công ty Cổ phần Nông Lâm An Phú (công ty bao tiêu sản phẩm), các cơ quan thông tấn báo chí trong khu vực cùng đông đảo bà con tham gia mô hình.
Phát biểu tại hội nghị, ThS.Lê Xuân Ánh (Phó trưởng bộ môn Sử Dụng Đất- Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu) nhấn mạnh Quảng Nam là vùng đất nổi tiếng với nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải với những mặt hàng phổ biến như lanh, sa nhiễu, đũi, the …. Tơ lụa Đông Yên, Mã Châu từng theo chân các thương thuyền ngoại quốc đi khắp vùng biển Đông.
ThS.Lê Xuân Ánh (Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu) phát biểu tại Hội nghị
Tuy nhiên, những năm gần đây ngành sản xuất dâu tằm tơ ở Quảng Nam giảm mạnh cả về diện tích và sản lượng kén tơ, hầu hết người dân đã phá bỏ dâu tằm để trồng các loại cây rau màu, đây là điều rất đáng tiếc đối với một nghề truyền thống đã từng đưa lại thu nhập cao và là niềm tự hào của người dân Quảng Nam. Có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do đầu ra của tơ kén trong một giai đoạn dài không ổn định. Để phát triển lại nghề trồng dâu nuôi tằm đối với Quảng Nam trước hết cần nghiên cứu tuyển chọn được các giống dâu, giống tằm thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khi hậu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về thâm canh cây dâu, kỹ thuật nuôi tằm để tăng năng suất, chất lượng kén tơ. Bên cạnh đó cần kết hợp với các doanh nghiệp về tơ lụa phát triển nghề theo chuỗi giá trị sản phẩm, giải quyết đầu ra ổn định cho người dân.
Mô hình thí nghiệm được triển khai thực hiện ở 3 huyện Duy Xuyên, Điên Bàn, Nông sơn với diện tích 18 ha trồng dâu (Điện Bàn: 04ha; Duy Xuyên: 12ha; Nông Sơn: 02ha) với 03 giống dâu là VH15, GQ2 và S7CB. Trong đó giống dâu VH15, GQ2 và S7CB năng suất lá cao ở mật độ trồng 50.000 cây/ha, lần lượt như sau: Giống VH15 cao nhất đạt 36,85 tấn lá/ha; giống GQ2 và S7CB đạt năng suất lần lượt là: 35,98 tấn lá/ha và 34,39 tấn lá/ha.
Tham quan mô hình trồng dâu nuôi tằm tại xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên
Trong các công thức nuôi tằm của các giống dâu thí nghiệm, giống VH15 cho kết quả nuôi tằm tốt nhất thể hiện ở thời gian phát dục của tằm nhanh (21N-12h); năng suất kén cao nhất (412,67g), tỷ lệ vỏ kén đạt (19,99%), sau đến giống GQ2 và S7CB.
Chú Nguyễn Phê (bên phải) một trong những hộ tham gia mô hình trồng dâu nuôi tằm
- Đánh giá Năng suất, chất lượng kén, hiệu quả kinh tế của các giống tằm nuôi thí nghiệm:
+ Kết quả nuôi thử nghiệm 06 giống tằm GQ1235, GQ2218, BT1218, LTQ, LĐ09, LQ2 ở 02 vụ Xuân, Thu qua nghiên cứu đánh giá các chỉ tiêu sinh học, kinh tế đã xác định giống tằm có sức sống cao là GQ1235, LĐ09 80-87%, năng suất kén đạt từ 18,5-21,0 kg/vòng trứng. Về chất lượng kén các giống có chất lượng kén cao là LQ2, GQ1235, LĐ09. Đã lựa chọn 3 giống tằm nuôi thích hợp ở 2 vụ Xuân, Thu tỉnh Quảng Nam là GQ1235, LĐ09, LQ2.
Hình ảnh một số giống tằm kén trắng nuôi thích hợp vụ xuân và vụ thu ở tỉnh Quảng Nam
GIỐNG GQ1235 |
GIỐNG LĐ09 |
GIỐNG LQ2 |
+ Kết quả khi nuôi thử nghiệm 05 giống tằm ở vụ Hè cho thấy: vụ Hè cho thấy nên nuôi giống tằm kén vàng (đa hệ lai lưỡng hệ) cho sức sống tằm và năng suất kén cao hơn các giống tằm kén trắng. Có thể sử dụng giống vàng lai VNT1 hoặc ĐSKx09, sức sống tằm đạt > 89%, năng suất kén đạt từ 16,5-18,8 kg/vòng, tỷ lệ vỏ kén 16-17%.
Hình ảnh một số giống tằm kén vàng lai nuôi thích hợp vụ Hè tại tỉnh Quảng Nam
Năng suất, chất lượng kén, hiệu quả kinh tế của các giống tằm nuôi thí nghiệm vụ hè
Chỉ tiêu
CT
|
Sức sống tằm nhộng/300 tằm tuổi 4 (%)
|
Năng suất kén/300 tằm tuổi 4 (gam)
|
Năng suất kén/1 vòng trứng (kg)
|
Tổng số kg lá dâu/01 kg kén tươi
|
Lợi nhuận/ha dâu (đồng)
|
GQ2218
|
66,89
|
326,5
|
10,53
|
18,4
|
25.027.200
|
BT1218
|
69,89
|
331,5
|
11,64
|
19,0
|
25.142.400
|
LQ2
|
65,44
|
325,4
|
10,40
|
20,0
|
18.720.000
|
VNT1
|
89,15
|
416,2
|
18,80
|
14,2
|
39.254.400
|
ĐSKx09
|
90,11
|
380,3
|
16,49
|
15,5
|
26.719.200
|
LSD 0,05
|
12,3
|
35,7
|
1,70
|
|
|
CV(%)
|
0,46
|
0,37
|
0,14
|
|
|
* Ghi chú: Chi phí công lao động, thuốc phòng bệnh, trứng tằm, vôi bột giữa các giống là như nhau; giá kén tằm trắng lưỡng hệ 100.000 đồng/kg, kén vàng đa hệ lai lưỡng hệ 80.000 đồng/kg, lá dâu 4.000 đồng/kg; 1 ha dâu nuôi được 120 vòng trứng.
Từ thực tế sản xuât trên có thể thấy hiệu quả kinh tế mang lại cho người dân là rất lớn nếu được đầu tư thêm về nhà nuôi tằm riêng cho từng vùng (hiện nay chưa có nhà nuôi tằm riêng), Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đề nghị các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cần tạo điều kiện hỗ trợ thêm về cơ sở vật chất (như nhà nuôi tằm riêng,...) và những điều kiện cần thiết khác như liên kết vùng, có điểm thu mua, ươm tơ tại địa bàn Quảng Nam để tăng giá bán cho bà con nông dân (nếu vận chuyển vào Đà Lạt để bán kén thì mất chi phí vận chuyển dẫn đến hiệu quả kinh tế giảm) trong vùng có nguyện vọng tham gia khôi phục lại làng nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm cho địa phương./.