Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Những yếu tố ngoại cảnh tác động trực tiếp đến hiệu quả trồng cây Sầu riêng - Măng cụt
Người đăng: Phan Đăng Danh .Ngày đăng: 24/06/2022 09:50 .Lượt xem: 1116 lượt.
Trong những năm gần đây, nhiều nông dân ở các xã Tiên Hà, Tiên Sơn, Tiên Cẩm, Tiên Phong và thị trấn Tiên Kỳ… huyện Tiên Phước, đã chuyển đổi diện tích vườn cây ăn trái kém hiệu quả sang trồng những cây chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao như cây sầu riêng, măng cụt, cây trồng này đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác.

Để giúp các hộ dân lựa chọn vùng trồng, đất trồng và kỹ thuật trồng để cây sầu riêng, măng cụt sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Chúng tôi xin giới thiệu những điều kiện chi tiết về khí hậu và đất đai phù hợp với cây sầu riêng, măng cụt như sau:

Hình 1: Chọn điều kiện ngoại cảnh phù hợp nên cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao

I. Đặc điểm và điều kiện ngoại cảnh trồng sầu riêng, măng cụt

I.1. Yêu cầu về đất trồng và khí hậu

Nhìn chung sầu riêng, măng cụt là loài cây thích hợp với đất đai và khí hậu của nhiều vùng trên địa bàn huyện Tiên Phước; Đông Giang và Nam Giang…. Đặc biệt là thôn Đại Bình xã Quế Trung huyện Nông Sơn.

1.1. Về khí hậu

Cây sầu riêng, măng cụt cần thời tiết khí hậu phải phân biệt rõ ràng hai mùa nắng - mưa. Vào mùa nắng, độ dài không được lâu quá 4 tháng. Lượng mưa lớn, trung bình một năm từ 2.000-2.500mm/năm. Độ cao của vùng trồng trên 100m so với mực nước biển.

1.2. Về đất trồng

Điều kiện về đất trồng khá quan trọng đối với cây sầu riêng, măng cụt. Có thể kể đến như đất trồng không ngập úng, có điều kiện thoát nước tốt và độ pH từ 5,5-7,0. Cùng với đó đất phải giàu mùn và tơi xốp. Tầng đất (AB) phải có độ dày trên 80cm.

1.3. Về ánh sáng và gió

Đặc điểm cây sầu riêng, măng cụt là cây thân gỗ, có tán lá rộng. Cây sau khi trồng 3 năm tuổi cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng và phát triển. Chính vì vậy không nên trồng quá dầy, không nên trồng xen cùng các loại cây thân gỗ lớn khác.

Ngoài ra, xung quanh vườn bà con nên trồng đường ranh cây chắn gió để hạn chế sâu bệnh hại xâm nhập, cây ăn quả gẫy cành trong mùa mưa bão. Từ đó, giúp cây sinh trưởng, phát triển cân đối và tăng tỉ lệ ra hoa, đậu quả.

I.2. Chọn giống cây trồng

I.2.1. Đối với cây sầu riêng:

Hiện nay, sầu riêng được ưa chuộng chủ yếu là các loại có nguồn gốc từ Thái Lan (sầu Monthon, sầu Dona) hay Malaysia (Sầu Musang King),…

Nếu lựa chọn giống trong nước, sầu riêng Sáu ri (Ri6) là giống tốt được nhiều người tin tưởng. Đây là giống cho nhiều quả, cơm vàng, vỏ mỏng và có hạt lép,…

Bà con có thể đến các cơ sở cung ứng cây giống có uy tín để được tư vấn cụ về loại sầu riêng phù hợp với thổ nhưỡng địa phương.

- Sầu riêng 6 ri (Ri6).

- Sầu riêng chuồng bò.

- Sầu riêng hạt lép Long Khánh.

- Sầu riêng hạt lép Bến Tre.

- Sầu riêng khổ qua.

- Sầu riêng Cái Mơn.

- Sầu riêng monthong Thái Lan. 

- Chín Hóa, khổ qua, sầu riêng hạt lép Long Thành, TX. Long Khánh

I.2.2. Đối với cây măng cụt:

Do măng cụt là loại cây ăn quả không cần có sự thụ phấn để đậu trái, hạt phát triển từ phôi cái, nên cây trồng từ hạt cũng có đặc tính giống như cây mẹ (trừ các trường hợp đột biến có thể xảy ra). Cây măng cụt Việt nam và Thái lan chỉ có 01 giống, do đó nhà vườn nên mua giống của Việt nam để ít tốn kém.

I.3. Về mật độ trồng

Hiện nay có 2 loại hình trồng cây sầu riêng và măng cụt đó là trồng xen cây và trồng thuần loại. Mỗi phương pháp mang lại ưu nhược, điểm khác nhau.

Trồng thuần: Mật độ trồng khoảng 160 - 200 cây/hecta. Cự ly hàng - cây là 7m x 7m hoặc 7m x 8m. Trong những năm đầu khi cây chưa khép tán để hạn chế xói mòn đất, thực bì phát triển mạnh cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng, tốn công đầu tư chăm sóc, bà con nên trồng một số loại cây ăn quả ngắn ngày xen kẽ như chuối, cam, ổi..., vừa lấy bóng mát che cho cây ăn quả, vừa tạo thêm nguồn thu nhập, theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài”.

Hình 2: Mô hình trồng cây sầu riêng ở xã Tiên Phong huyện Tiên Phước
Hình 3: Sau khi trồng xong phái làm dàn che nắng cho cây măng cụt, sầu riêng

II. Kỹ thuật trồng

II.1 Chuẩn bị hố trồng

Chuẩn bị hố trồng là khâu quan trọng ảnh hưởng đến năng suất quả sau này. Đào những hố rộng 60cm x 60cm x 60cm. Tại mỗi hố trồng, bà con tiến hành bón lót.

- Bao gồm 20-25kg phân chuồng hoai mục, 0,4 - 0,5kg lân + 0,2kg NPK. Cùng với đó là 10 - 20g thuốc Basudin để chống nấm và côn trùng, nếu vùng đất hơi bị chua bón thêm 0,5kg vôi nông nghiệp.

- Trộn đều hỗn hợp trên với lớp đất mặt cho vào hố trồng, lấp lớp đất dưới cho đầy hố. Tưới đẫm nước và để trong khoảng 20 - 30 ngày trước khi trồng cây.

Lưu ý: Với những địa phương có lượng mưa lớn, hay các vùng đất trũng thì bà con cần tiến hành đào mương, đắp luống (đắp mô) để trồng cây. Mục đích tránh ngập úng vườn trồng trong những ngày mưa lớn. Đồng thời cũng dễ dàng tưới nước sau này. Trên mỗi mô đất, bà con cũng cần bổ sung nhiều phân chuồng và phân hữu cơ.

II.2. Cách trồng cây

Hết thời gian 30 ngày kể từ ngày chuẩn bị hố trồng, bà con tiến hành đặt cây vào hố. Trong quá trình trồng, bà con cần tháo bỏ nhẹ nhàng vỏ bầu ni lông tránh để vỡ bầu, đứt rễ.

Đào một hố vừa đủ bầu ươm cây ở chính giữa hố trồng chuẩn bị trước. Đặt bầu cây xuống và nhẹ nhàng lấp đất xung quanh. Phần gốc cây cần cao hơn một chút so với đất xung quanh, nhằm tránh tình trạng bị trũng dẫn đến bầu cây bị ngập nước.

Sau khi trồng xong, bà con cần tưới đẫm nước cho cây. Trong những năm đầu trồng cây măng cụt, sầu riêng cần phải được che bóng để giảm bớt ánh nắng mặt trời trực tiếp đến với cây. Nếu không ánh sáng mặt trời có thể làm hư hại đỉnh sinh trưởng cây chậm phát triển./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Một số biện pháp quản lý đất trồng và kỹ thuật trồng cây bưởi theo hướng hữu cơ (Phần 1)
Kỹ thuật trồng vườn Bưởi sản xuất theo hướng hữu cơ (Phần 2)
Hướng dẫn kỹ thuật bón phân và tưới nước cho cây măng cụt
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Gừng trâu cho năng suất cao
Kỹ thuật chọn giống, trồng và chăm sóc Dừa xiêm xanh
Hướng dẫn cách trồng, chăm sóc và thu hoạch cây Sâm Bố Chính
Các tin cũ hơn:
KỸ THUẬT TRỒNG HOA THIÊN LÝ
KỸ THUẬT SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TẠI CHỖ
PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN HẠI NGÔ
Thời tiết ảnh hưởng việc bón phân ra sao?
Một số biện pháp phòng trừ dịch hại cho cây hồ tiêu đầu mùa mưa
kỹ thuật trồng xen canh cây bắp lai xen với cây lạc trên đất lúa chuyển đổi
Trồng đậu phụng trên đất lúa lãi ròng gần 21 triệu đồng/ha
Bón phân dúi sâu cho lúa: Đôi điều suy ngẫm
Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ
Rau VietGAP bí đầu ra
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    





Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00005356305

    Lượt trong ngày
    5327
    Tổng số
    5356305