Rừng ngập mặn là môi trường sống, là nơi sinh sản tự nhiên của các loài thủy sản. Rừng ngập mặn có vai trò cung cấp thức ăn, nơi cư trú, nuôi dưỡng con non của nhiều loài thủy sản có giá trị, đặc biệt là các loài tôm, cua, cá, các loài nhuyễn thể. Các vật rụng như: lá, cành, chồi, hoa, quả...của cây rừng ngập mặn được các vi sinh vật phân hủy thành mùn bã hữu cơ là nguồn thức ăn cho các loài thủy sản, cây rừng tạo bóng râm, gốc và rễ cây rừng là nơi trú ngụ của nhiều loài thủy sinh vật.
Rừng ngập mặn là một thành phần không thể thiếu của các hệ sinh thái tự nhiên, nó giúp bảo vệ các loài sinh vật chống lại sự ảnh hưởng của thủy triều, mưa bão và cung cấp một môi trường sinh sống phù hợp cho ấu trùng của các loài tôm cá. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quan trọng như là một nhà máy lọc khí CO2, góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của hiệu ứng khí nhà kính và giảm tác động của biến đổi khí hậu.
Mặc dù tác động tích cực của rừng ngập mặn đem lại là rất quí giá, song việc tổ chức nghiên cứu, khảo sát hệ sinh thái rừng ngập mặn một cách đầy đủ, qua đó đề xuất giải pháp phát triển rừng ngập mặn bền vững, khai thác hệ sinh thái rừng ngập mặn để tạo sinh kế cho cư dân trong vùng vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Có thể nói diện tích rừng ngập mặn ở huyện Núi Thành, cũng như các địa phương khác trong tỉnh đều suy giảm đáng kể trong thời gian dài, do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là nạn chặt phá, khai thác quá mức để đào ao nuôi trồng thủy sản, làm muối, làm công trình lấn biển…Thấy được tầm quan trọng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ đất đai, chống sạt lở, xâm nhập mặn, những tác hại của biến đổi khí hậu…Trong những năm gần đây, nhiều địa phương đã chủ trương phát động trồng rừng ngập mặn.
Rừng Đước trồng trong dự án CSR tại xã Tam Hải, huyện Núi Thành
Theo kết quả điều tra tại các địa phương thuộc huyện Núi Thành do Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam thực hiện vào giữa năm 2021 cho thấy, biến động về diện tích rừng ngập ngập mặn của huyện Núi Thành qua các năm là khá rõ rết, cụ thể:
STT
|
Xã/Thị trấn
|
Năm/diện tích (ha)
|
1990
|
2000
|
2005
|
2010
|
2021
|
1
|
TT. Núi Thành
|
24,22
|
1,54
|
2,23
|
1,19
|
-
|
2
|
Tam Giang
|
184,26
|
55,28
|
42,69
|
29,75
|
-
|
3
|
Tam Hải
|
106,68
|
64,49
|
18,32
|
22,5
|
35
|
4
|
Tam Quang
|
22,80
|
12,38
|
4,99
|
2,83
|
-
|
5
|
Tam Hiệp
|
41,78
|
10,84
|
1,19
|
1,13
|
-
|
6
|
Tam Hòa
|
113,32
|
26,41
|
7,16
|
6,53
|
-
|
7
|
Tam Mỹ Đông
|
14,90
|
9,56
|
8,22
|
7,53
|
-
|
8
|
Tam Nghĩa
|
56,62
|
38,88
|
24,82
|
18,57
|
-
|
9
|
Tam Tiến
|
0,45
|
0
|
0,10
|
0,32
|
0,5
|
10
|
Tam Anh Bắc và Nam
|
43,16
|
12,62
|
12,80
|
12,65
|
-
|
11
|
Tam Xuân 1 và 2
|
9,64
|
0
|
0,80
|
2,72
|
-
|
|
Tổng cộng
|
617,78
|
232,01
|
123,32
|
105,37
|
84,43
|
(Ghi chú: - Số liệu điều tra năm 2021: Diện tích RNM xã Tam Hải là 35 ha; Tam Tiến là: 0,5 ha; Diện tích còn lại: 48,93 ha là của các xã còn lại.
- Dấu (-): là chưa có diện tích cụ thể ở các xã này)
Kết quả trên đây được xem như là bức tranh toàn cảnh thực trạng rừng ngập mặn ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam nói riêng, và cả nước nói chung. Hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước đã phát động trồng rừng ngập mặn và đã phục hồi phần nào, nhưng diện tích không đáng kể.
Qua đợt điều tra khảo sát, tìm hiểu sâu về thực trạng rừng ngập mặn ở 2 xã Tam Hải và Tam Tiến của huyện Núi Thành, thì ngoài diện tích chung có thể trồng mới của các địa phương, còn đa số là trồng mới trên bờ ao nuôi trồng thủy sản của mình, để bảo vệ ao hồ và tạo sinh kế lâu dài, bền vững, kết hợp với du lịch. Các loài cây phổ biến ở đây là: Sú, đước, vẹt, tràm, mắm, dừa nước… Đây là những loài thực vật đặc trưng nhất của rừng ngập mặn. Tuy nhiên, loài cây nào là phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu, thổ nhưỡng (điều kiện lập địa) ở từng địa phương thì mới tồn tại, phát triển. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy thực tế một số loài cây bị chết có thể là do ô nhiễm môi trường, do không chống chọi được với bão lũ, biến đổi khí hậu…
Nhiều Cây Mắm bị khô trụi lá do khả năng thích nghi thấp với thời tiết khắc nghiệt
Theo quan sát tại thực địa, cây Đước là loài có sức sống tốt nhất. Hầu hết ý kiến của một số người dân lớn tuổi, sống lâu năm tại địa phương: Phần lớn số cây chết trong các đợt bão năm 2020, chủ yếu là cây Mắm và Bần bị lay gốc sau bão. Đối với cây Đước có bộ rễ rất đặc biệt và phát triển mạnh nên gió không làm lay gốc, vì vậy ít bị chết hơn.
Nhiều diện tích mới trồng đều cho thấy cây Đước phát triển rất tốt, phù hợp với điều kiện lập địa ở 2 địa phương này.
Cây Đước với bộ rễ rất đặc biệt, nên chống chọi tốt với bảo lũ.
.JPG)
Cây Đước 10 năm tuổi trên bờ ao nuôi trồng thủy sản của hộ dân ở xã Tam Tiến, huyện Núi Thành
Để khôi phục, phát triển và nâng cao giá trị hệ sinh thái rừng ngập mặn trong thời gian đến, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
Một là, trên cơ sở điều tra hiện trạng, tiến hành trồng và khôi phục rừng ngập mặn (Rừng đước, dừa nước, mắm, đưng…) phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng (thể nền)…ở từng địa phương; tích cực hưởng ứng việc công nhận rừng ngập mặn là rừng phòng hộ ven biển để tăng tầm quan trọng của loại rừng này và giúp người dân hiểu rõ vai trò của nó;
Hai là, ap dụng các biện pháp nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường; giao khoán trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng ngập mặn. Xem đây không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền địa phương mà còn của cá nhân hộ gia đình;
Ba là, kêu gọi nguồn vốn từ các chương trình, dự án của nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức bảo vệ môi trường… nhằm bảo vệ, trồng mới RNM;
Bốn là, cải thiện sinh kế cho người dân sống ở vùng ven biển bằng cách trồng rừng ngập mặn, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch cộng đồng.
Những năm qua, Tỉnh Quảng Nam đã thực hiện nhiều dự án trồng rừng ngập mặn ven biển bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay diện tích RNM vẫn còn rất khiêm tốn. Vì vậy, vừa qua tỉnh Quảng Nam đã tiến hành điều tra khảo sát hiện trạng, xây dựng mô hình khuyến nông trồng rừng ngập mặn, kết hợp với nuôi trồng thủy sản phát triển du lịch cộng đồng ở 2 xã Tam Hải và Tam Tiến của huyện Núi Thành, nhằm tạo sinh kế bền vững cho người dân. Để làm được điều này, cần đưa vào trồng những loài cây thích hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng (thể nền) của từng địa phương và chịu được với khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, bão lũ… ví dụ như cây Đước ở xã Tam Hải, TamTiến.
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam, dự kiến các mô hình khuyến nông ở 2 xã này sẽ bắt đầu thực hiện từ năm 2022, và qua đó sẽ góp phần xây dựng vành đai xanh che chắn bờ biển, chống mọi tác hại bất lợi của thời tiết khí hậu, duy trì hệ sinh thái RNM theo định hướng phát triển bền vững, đảm bảo các chức năng sinh thái, đáp ứng yêu cầu của xã hội và bảo vệ môi trường vùng rừng ngập mặn./.