Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Tam Kỳ xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2022
Người đăng: Phan Bi .Ngày đăng: 30/12/2021 21:53 .Lượt xem: 575 lượt.
Thời gian qua, trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tình hình dịch bệnh động vật diễn biến hết sức phức tạp. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo thành phố, nhiều văn bản được ban hành, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị các cấp cùng với ý thức, trách nhiệm cao của người dân nên đã ngăn chặn và dập kịp thời các đợt dịch bệnh xảy ra đối với động vật như: Viêm da nổi cục ở trâu, bò, Lỡ mồm Long móng, dịch tả lợn Châu phi, Cúm gia cầm,…




Thường xuyên thực hiện khâu vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi (Ảnh minh họa)


Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn (gọi tắt là công tác phòng chống dịch), chủ động phòng ngừa có hiệu quả các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản; giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các loại dịch bệnh, đảm bảo cho ngành chăn nuôi, thủy sản phát triển bền vững, bảo vệ sức khỏe người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Ngày 28.12.2021, UBND thành phố Tam Kỳ đã ban hành Quyết định số 8728/QĐ-UBND Về việc ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn thành phố Tam Kỳ năm 2022.

Theo đó, UBND thành phố phân công nhiệm vụ từng thành viên Ban Chỉ đạo và từng phòng, ban, đơn vị cụ thể:

1. Phòng Kinh tế:

- Tham mưu UBND thành phố và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật thành phố về các biện pháp phòng, chống theo từng tình huống dịch bệnh. Phối hợp chặt chẽ với các Phòng, Trung tâm KTNN, UBND các xã, phường trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.

- Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về thú y, không để thiếu hóa chất, vắc xin, vật tư cần thiết khác (nếu có)... phục vụ cho công tác phòng, chống dịch. Theo dõi tổng hợp tình hình, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.

2. Phòng Tài chính – Kế hoạch chủ trì, phối hợp với Phòng Kinh tế tham mưu UBND thành phố bố trí kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn toàn thành phố theo quy định.

3. Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp có trách nhiệm tổ chức tập huấn, hướng dẫn các biện pháp chuyên môn, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, vật tư, hóa chất, vắc-xin,... kịp thời phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố theo nguồn kinh phí đã được phê duyệt.

4. Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các địa phương giám sát và xử lý môi trường tại các khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, khu vực chôn lấp, tiêu huỷ động vật mắc bệnh chết theo quy định của pháp luật.

5. Cơ quan y tế xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người; chia sẻ thông tin, phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người theo quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực phẩm chế biến trên thị trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

6. Công an thành phố chỉ đạo lực lượng trong ngành tham gia tích cực công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm đảm bảo trật tự an ninh trên địa bàn; cử cán bộ tham gia các chốt, tổ cơ động, đội liên ngành khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn và theo yêu cầu tham gia kiểm tra kiểm soát.

7. Cơ quan thông tin, truyền thông thành phố tổ chức thông tin kịp thời, chính xác trên các phương tiện thông tin đại chúng về nguy cơ, tác hại và diễn biến dịch bệnh. Phối hợp Trung tâm KTNN xây dựng nội dung, chuyên mục cho chương trình truyền thông đại chúng về các biện pháp phòng, chống dịch.

8. UBMTTQVN và các Hội, đoàn thể thành phố chỉ đạo hệ thống Mặt trận, đoàn thể từ thành phố đến cơ sở tham gia tích cực công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương; vận động hội viên, đoàn viên thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch trong gia đình và cộng đồng. Tham gia giám sát các nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch để tránh thất thoát, lãng phí.

9. Ủy ban nhân dân xã, phường.

- Tổ chức giám sát và triển khai kế hoạch, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; tổng hợp, báo cáo thiệt hại do dịch bệnh động vật gây ra; hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật.

- Phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp thành phố giám sát dịch bệnh động vật. Nhân viên Thú y cấp xã và các bộ phận liên quan trực tiếp tham gia công tác tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, xử lý ổ dịch tại cơ sở theo hướng dẫn, giám sát của Phòng Kinh tế và Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp thành phố.

- Thống kê về thú y và các hoạt động chăn nuôi, tổng hợp số lượng con giống, diện tích thả nuôi báo cáo định kỳ về UBND thành phố (qua Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp).

10. Các tổ chức, cá nhân có liên quan chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, các quy định khác có liên quan của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường, phòng chống bệnh truyền nhiễm nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh cho động vật nuôi trên địa bàn, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, chỉ sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, đã được cơ quan thú y kiểm tra, kiểm soát.

Qua đó, UBND thành phố yêu cầu thủ trưởng các Phòng, Ban, ngành, đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các xã, phường phối hợp chỉ đạo nghiêm túc và tổ chức thực hiện có hiệu quả, quyết tâm giành nhiều thắng lợi trong năm 2022./.

                                                                                                                            Phan Bi, phòng Kinh tế thành phố Tam Kỳ

Nguồn tin: Trung tâm KTNN TP Tam Kỳ
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Tọa đàm trực tuyến về chính sách khuyến khích doanh nghiệp, HTX tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị nông sản trong nước
Tam Kỳ: Đánh giá kết quả sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022, kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu 2022.
Nông Sơn: Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn
Trung tâm Khuyến nông: Thực hiện các mô hình về phát triển các cây trồng, con vật nuôi chủ lực
Kết quả kiểm tra các mô hình Khuyến nông năm 2022
Lễ Phát động trồng cây nhân ngày Lâm nghiệp Việt Nam
Tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Thẩm định và cấp giấy chứng nhận vườn cây đầu dòng vừa là phương pháp quản lý vừa là giải pháp đảm bảo nguồn giống chất lượng
Tập huấn: Ứng dụng công nghệ số để số hóa và tự động hóa; xây dựng cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp theo chuỗi giá trị
Khuyến nông Quảng Nam – 30 năm xây dựng và phát triển (Kỳ 1)
    
1   2   3   4  
    
Các tin cũ hơn:
Qũy Hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Nhật ký Hoàng Sa: Lao về “tọa độ nóng”
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Quy hoạch xuất khẩu hồ tiêu phấn đấu mức kim ngạch 1,2 tỷ USD
Nông sản Việt tìm thị trường ở châu Phi
Các bài thuốc chữa Áp huyết thấp
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Tình hình và triển vọng sản lượng và xuất khẩu cao su Việt Nam
Một số nội dung cơ bản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Phát hiện gấu ngựa ở Quảng Nam
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00005634243

    Lượt trong ngày
    1268
    Năm này: 1343478
    Năm trước: 1313241
    Tổng số
    5634243