Trong những năm gần đây, thời tiết diễn biến khó lường, nắng nóng, rét lạnh, gió bão, lũ lụt gây bất lợi cho người trồng bưởi. Bên cạnh đó khi thiết kế vườn quả, người làm vườn ít quan tâm hoặc không thiết kế hệ thống tưới và tiêu nước, trong vụ đông - đông xuân đất dễ thừa nước nhất vùng thoát nước kém cùng vơi tập quán trồng bưởi mật độ dày, ít đầu tư thâm canh, tỉa cành, tạo tán, bón phân mất cân đối đã tạo thuận lợi cho sâu, bệnh gây hại, thêm vào đó thời kỳ ra hoa, đậu quả thời tiết ở Quảng Nam thường diễn biến thất thường làm ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng, phát triển cây bưởi và làm rối loạn sinh lý, sinh hoá trong cây từ đó ức chế quá trình hình thành từng rời ở cuống hoa, cuống quả gây nên hiện tượng rụng hoa, quả sinh lý trên cây bưởi.
Giống Bưởi da xanh hiện được người dân trồng phổ biến trong kinh tế vườn vùng trung du miền núi
Để hạn chế hiện tượng rụng hoa, quả sinh lý do tác động trực tiếp của thời tiết như mưa lớn kéo dài đất ướt, dí chặt. Theo kinh nghiệm của người trồng bưởi lâu năm là dùng nylon tủ gốc theo chiều rộng đối xứng với tán cây để hạn chế đất ướt và dí chặt, khi nắng hạn kéo dài phải tưới nước đủ ẩm cho cây bưởi; nhất là lúc quả đang lớn nhanh, tưới tràn hay tưới hốc đạt 70-75% độ ẩm đất xung quanh tán bưởi. Nếu trời không mưa cần tưới định kỳ 10-15ngày/lần và phủ quanh tán cây bằng nylon hay xác hữu cơ tạo thảm thực vật để hạn chế bốc hơi nước và không để cây thiếu nước hay thừa nước làm cho bộ rể khó hấp thu dinh dưỡng dẫn đến thiếu dinh dưỡng sinh ra tầng rời ở cuống hoa, quả gây rụng quả sinh lý. Khi đất bị ngập úng kéo dài dẫn đến rễ cám bị hư thối làm cho cây sinh trưởng phát triển kém có khi gây chết cây. Trường hợp trồng quá dày, cây năm thứ 5, thứ 6 đã chạm tán, năm thứ 8, thứ 9 đã đan cành vào nhau, tạo nên sự cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng quyết liệt, cùng với việc ít quan tâm đến tỉa cành tăm, cành vượt, cành vô hiệu tạo tán. Do vậy các nhà vườn nên cắt tỉa cành, tạo tán tạo sự thông thoáng cho cây. Nếu vườn dày quá có thể nhân cơ hội này, loại bỏ những cây không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, các cây còi cọc, các cành tăm, cành vượt, cành mắc bệnh, tạo thông thoáng cho vườn, giảm sâu bệnh, đảm bảo cho các cây không đan cành vào nhau. Đây là biện pháp hết sức quan trọng để tạo cho cây bưởi khoẻ, có môi trường tốt để sinh trưởng phát triển, tích luỹ dinh dưỡng cho kỳ ra hoa đậu quả năm sau. Ngoài ra chế độ bón phân phải được cân đối ở các thời kỳ nhất là thời kỳ cây ra hoa, đậu quả khi bón thừa phân đạm, hoặc thiếu Kali cũng gây hiện tượng rụng hoa, quả. Để khắc phục; nhà vườn nên áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp như: bón phân, tưới nước, thụ phấn bổ sung nhằm làm tăng khả năng đậu trái; trước hết phải chú ý thâm canh tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, lá quang hợp mạnh để cây tích lũy được nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là kali và các nguyên tố vi lượng để tổng hợp và vận chuyển dinh dưỡng về quả, chống hiện tượng hình thành tầng rời gây rụng quả non. Việc cung cấp phân bón hợp lý cho bưởi cần căn cứ vào tuổi của cây, số lượng quả và chế độ dinh dưỡng trên cây được biểu hiện qua màu sắc; lá có màu xanh đen mỏng biểu hiện cây thừa đạm cần bón thêm phân kali 1-3kg/cây, bón dưới hình chiếu của tán lá, bón thành 4 hốc quanh tán cây, bón sâu 7-10cm, lá có màu xanh nhạt bón NPK 2-5kg/cây hoặc 0,5-2kg đạm urê + 0,5-2kg kali clorua, lá có màu xanh lá chuối non bón 0,5-2kg đạm urê + 1-4kg kali clorua/cây (Chú ý lượng phân trên bón chia làm 3-4lần/cây/năm). Ngoài ra có thể bổ sung các nguyên tố vi lượng cho bưởi dưới dạng phun các loại phân bón lá giàu vi lượng như: sản phẩm Vườn sinh thái cho bưởi 10-15ngày/lần giúp bưởi mau lớn ít rụng quả, chống sâu, bệnh, tăng năng suất chất lượng quả và có thể dùng các chế phẩm: Atonic; Nông Trang 001 phun cho bưởi 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày cũng làm giảm quá trình rụng quả sinh lý, tăng năng suất chất lượng quả cuối vụ. Tùy theo tình hình sinh trưởng của cây, tuổi cây mà phối hợp phân đạm và kali với tỷ lệ thích hợp.
Để hạn chế hiện tượng rụng hoa, rụng quả sinh lý có hiệu quả, trước hết phải chú ý mật độ trồng, biện pháp bón phân, tưới và tiêu nước kịp thời, gữi ẩm trong đất để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, lá quang hợp mạnh giúp cây tích lũy được nhiều chất dinh dưỡng nuôi quả. Chú ý khi cây sinh trưởng mạnh biểu hiện lá mỏng xanh đậm là dấu hiệu cây thừa đạm cần bón thêm lượng phân kali trước khi cây ra lộc non. Nếu thấy cây đậu quả non nhiều có thể cắt tỉa định số quả hợp lý. Trong thời gian này không nên cuốc xới sâu xung quanh vùng rễ dễ gây tổn thương cho hệ rễ cũng dẫn đến rụng quả. Do vậy ngoài việc phòng trừ các đối tượng sâu, bệnh, đất quá ướt, qúa khô cũng gây rụng quả. Người trồng bưởi cũng cần theo dõi nguyên nhân hiện tượng rụng quả sinh lý để có biện pháp đầu tư chăm sóc, có như vậy mới nâng cao năng suất, sản lương và hiệu quả kinh tế cho người trồng bưởi ở tỉnh ta./.