Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá lăng nha lồng bè trên sông và hồ chứa
Người đăng: Nguyễn Thị Đồng .Ngày đăng: 20/08/2021 15:21 .Lượt xem: 3274 lượt.
Từ kết qủa Dự án: “Xây dựng mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam đã xây dựng tờ rơi hướng dẫn “Kỹ thuật nuôi cá lăng nha lồng bè trên sông và hồ chứa”. Xin giới thiệu đến với người nuôi để năm bắt và ứng dụng vào thực tế sản xuất nhằm nâng cao năng suất, giá trị và đem lại hiệu quả.

1. Lựa chọn vị trí đặt lồng bè

- Điều kiện đặt lồng/bè theo các quy chuẩn:

• Vị trí đặt lồng/bè phải nằm trong vùng quy hoạch hoặc phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền;

• Chọn nơi có dòng nước chảy thẳng, lưu tốc 0,2 - 0,5 mét/giây (m/s). Nếu nuôi hồ chứa phải lựa chọn nơi có dòng chảy, không nuôi cá lồng/bè trong eo, ngách;

• Đáy lồng/bè phải cách đáy sông/hồ ít nhất 0,5 m vào lúc mức nước thấp nhất;

• Mật độ lồng/bè ở khu vực nước chảy chiếm tối đa 0,2% diện tích mặt nước; khu vực nước tĩnh chiếm tối đa 0,05% diện tích mặt nước lúc mức nước thấp nhất.

- Đối  với cá lăng nha, đảm bảo yêu cầu về môi trường: pH = 6,5 - 8,5, hàm lượng oxy hòa tan ≥ 5 mg/l, nhiệt độ nước: 22 - 30oC, độ trong: 40 - 60cm; 

 - Không gần cầu cảng, đập tràn, nguồn nước thải, không bị ảnh hưởng bởi lũ.


Khu vực nuôi cá lồng bè trên hồ thủy điện Sông Tranh 2 - Bắc Trà My

2. Thiết kế và lắp đặt lồng bè

- Lồng nuôi cá có thể tích thích hợp từ 50 - 100 m3, kích thước: (3 - 5) m x (5 - 12) m x  3 m. Các lồng được ghép lại với nhau tạo thành bè nuôi.

- Vật liệu chính làm lồng bè:

• Khung lồng được làm bằng sắt chữ V, sắt hộp hoặc ống thép mạ kẽm chống rỉ Φ34 - Φ42.

• Ở miền núi có thể làm lồng bằng các loại gỗ chịu nước tốt, các thanh gỗ (thanh đà) có kích thước 5 x 10 cm, có chiều dài từ 4 -  6 m.

  • Lồng lưới làm bằng sợi polyetylen (PE) dệt không gút để cá không bị xây xát. Kích cỡ mắt lưới thích hợp từ 1 - 4 cm để giữ cá nhưng vẫn đảm bảo thông nước.

  • Phao nổi bằng thùng nhựa hoặc kim loại, thể tích 200 lít, mỗi ô lồng bố trí 4 - 6 phao.

        - Các ô lồng lắp đặt theo từng cụm, mỗi cụm 10 - 15 ô lồng. Các cụm lồng/bè khi đặt song song phải cách nhau tối thiểu 10m; khi đặt so le, nối tiếp cách nhau tối thiểu 200m.

3. Chọn và thả cá giống

Tiêu chuẩn cá giống: Cá giống có kích cỡ đồng đều ≥ 15 cm, cá khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn, phản xạ nhanh, màu sắc tươi sáng, không bị xây xát, mất nhớt. Cá giống phải có chứng nhận kiểm dịch.

- Phải kiểm tra các yếu tố môi trường thích hợp mới tiến hành thả giống.

- Mật độ thả: 20 con/m3.

- Thả cá giống: Khi cá giống được chuyển về tới điểm lồng, ngâm nguyên bao chứa cá vào nước 15 - 20 phút, để cân bằng nhiệt độ, mở miệng bao, cho nước bên ngoài từ từ vào bao, cá trong bao tự bơi ra ngoài, không được vội vàng đổ cá ra.

- Trong ngày đầu không cho cá ăn để cá thích nghi với môi trường mới. Thường xuyên kiểm tra khả năng thích nghi và sức khoẻ đàn cá thả nuôi.
                                               

    
Giống cá Lăng nha thả nuôi ở mô hình - Xã Krông Buk, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk

4. Thức ăn và cách cho cá ăn

- Thức ăn cho cá lăng nha sử dụng thức ăn công nghiệp, thức ăn tự chế biến, đảm bảo hàm lượng đạm từ 30 - 35% hoặc kết hợp thức ăn công nghiệp và cá tạp.

Chế độ cho ăn và khẩu phần ăn của cá lăng nha theo các giai đoạn

Cỡ cá (gam/

con)

Loại thức ăn

Tỷ lệ thức ăn

(%)

Số lần cho ăn/ngày

10 - 20

Viên mảnh, Protein ≥ 35%

10

4

20 - 100

Viên nổi, kích cỡ 1 - 2 mm, Protein ≥ 30%

5 - 7

4

100 - 300

Viên nổi, kích cỡ 3 - 4 mm, Protein ≥ 30%

4

2

> 300

Viên nổi, kích cỡ 4 - 5 mm, Protein ≥ 30%

3

2

- Cho cá ăn từ 2 - 4 lần/ngày với khẩu phần ăn từ  3 - 10% trọng lượng thân.

- Để đảm bảo cá sinh trưởng, phát triển tốt và tăng cường sức đề kháng cho cá cần bổ sung các loại men vi sinh, vitamin, khoáng chất…

5. Vệ sinh lồng bè và quản lý môi trường nuôi

- Kiểm tra, vệ sinh, dùng bàn chải cọ rửa hoặc máy xịt sạch bùn, phù sa bám xung quanh lồng bè, vớt rác bám, loại bỏ thức ăn dư thừa hoặc thay lồng nuôi mới để tăng khả năng lưu thông của nước bên trong và ngoài lồng bè.

- Nếu điều kiện môi trường bất lợi cần dùng máy bơm tạo dòng chảy mạnh hoặc máy thổi khí để tăng ôxy, đẩy bùn, rác ra khỏi lồng bè.

- Thường xuyên theo dõi diễn biến của môi trường nước, quan sát các hoạt động bơi lội, bắt mồi của cá để có các biện pháp xử lý kịp thời.

6. Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm

- Sau thời gian nuôi 9 - 10 tháng cá đạt từ 1,2kg/con tiến hành thu hoạch.

- Dừng sử dụng hoá chất và thuốc kháng sinh trước 2 tuần khi xuất bán.

- Dừng cho cá ăn 1 - 2 ngày trước khi đánh bắt hoặc vận chuyển để không làm ảnh hưởng đến cá.

- Lựa chọn thời điểm thu hoạch để có giá bán cao, sản phẩm thu hoạch được bảo quản và vận chuyển đảm bảo chất lượng tiêu thụ.



Cá Lăng nha đuôi đỏ sau 10 tháng nuôi đạt trọng lượng từ 1,2 kg/con





Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Kỹ thuật sản xuất lươn giống
KỸ THUẬT NUÔI ỐC BƯU ĐEN THƯƠNG PHẨM
Các tin cũ hơn:
Phê duyệt Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản
Qũy hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Áp dụng VietGAP vào nuôi tôm thẻ chân trắng
Triển vọng ương nuôi cua bột lên cua giống
Kỹ thuật nuôi cá chẽm
Kỹ thuật nuôi Lươn thương phẩm
Kỹ thuật nuôi cá Thát lát cườm
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi cá tra trong ao
Kỹ thuật nuôi cá chình
Thông báo Nuôi tôm nước lợ 2015
    
1   2   3   4   5  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006941531

    Lượt trong ngày 2060
    Hôm qua: 4566
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 108
    Tổng số 6941531