Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Triển vọng mô hình trồng giống bưởi da xanh tại xã Phước Kim, huyện Phước Sơn
Người đăng: Võ Thị Nhung .Ngày đăng: 23/07/2021 15:38 .Lượt xem: 1737 lượt.
Những năm gần đây, phong trào trồng cây ăn quả ở nhiều huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam phát triển mạnh mẽ, huyện Phước Sơn là một trong những huyện đi đầu khuyến khích phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả có múi gắn với phát triển kinh tế đồi rừng...

Cán bộ kỹ thuật theo dõi hướng dẫn thực hiện mô hình

Năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam triển khai xây dựng mô hình trồng và thâm canh cây bưởi da xanh tại xã Phước Kim huyện Phước Sơn, với qui mô 1,0 ha/8 hộ gia đình thuộc 3 thôn của xã.

Mô hình được triển khai với mục đích giúp bà con nông dân ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất từ khâu xử lý thực bì, làm đất, bón phân, trồng cây, chăm sóc cây trồng và phòng trừ sâu, bệnh hại. Đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, giá cả vật tư đầu vào tăng cao thì việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất là hết sức cần thiết.

Thông qua mô hình Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức tập huấn chuyển khoa học kỹ trồng và thâm canh cây bưởi da xanh cho các hộ dân tham gia mô hình và các hộ dân trong cộng đồng của xã tham dự.

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông phối hợp Phòng nông nghiệp & PTNT huyện Phước Sơn và UBND xã Phước Kim cùng đi kiểm tra, đánh giá; Với kết quả ban đầu của mô hình thu được rất khả quan.

Đến nay, mô hình bưởi da xanh các hộ triển khai trồng cây xuống đất mới được gần 10 tháng. Cây bưởi  da xanh thích nghi  với điều kiện khí hậu cũng như thổ nhưỡng của địa phương, nên cây sinh trưởng tốt, các chỉ số lâm học đo đếm được tại các hộ với kết quả đạt được như sau:

- Chiều cao trung bình: 120 - 140 cm;

- Đường kính gốc cây trung bình: 2,8 - 3,0 cm;

- Đường kính tán lá trung bình: 80 - 100 cm;

- Số cành cấp I trên cây trung bình: 3 - 5 cành;

Cán bộ kỹ thuật đo đếm các chỉ số lâm học của MH trồng cây bưởi da xanh (10 tháng tuổi) tại thôn II, xã Phước Kim

Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp và sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng về cây giống, kỹ thuật, đầu tư cải tạo, thiết kế vườn nhà, vườn đồi, sử dụng nguồn nước tự chảy của khe, suối để lắp đặt hệ thống tưới, áp dụng quy trình sản xuất an toàn nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Đây được xem là hướng đi mới giúp người dân các huyện miền núi Quảng Nam thoát nghèo bền vững./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Triển vọng mô hình chuyển đổi cây trồng và liên kết sản xuất
Mô hình liên kết sản xuất Giống lúa TBR 225 và TBR97 tại Quảng Nam
Các tin cũ hơn:
Dưa bở trên ruộng cạn
Quảng Nam: Trình diễn 02 giống bí lai mới năng suất cao
Hội thảo đầu bờ mô hình chuyển đổi cây lạc trên đất lúa vụ Hè Thu 2014
Trồng đậu phụng trên đất lúa
Được mùa đậu xanh xuân hè
Quảng Nam đẩy mạnh chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngô
Quảng Nam: Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi trồng lạc trên chân đất lúa kém hiệu quả
Quảng Nam: Giống lúa lai siêu ngắn ngày HBO2 phát huy hiệu quả
Quy hoạch và thiết lập đồng cỏ trong chăn nuôi trâu bò
Quảng Nam: Hiệu quả mô hình sản xuất lạc giống mới trên đất chuyển đổi
    
1   2   3   4   5   6  
    





Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00005360781

    Lượt trong ngày
    952
    Tổng số
    5360781