Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Khôi phục ao nuôi tôm bị mất màu nước
Người đăng: Phan Văn Bách .Ngày đăng: 31/12/2020 19:53 .Lượt xem: 820 lượt.
Màu nước hình thành từ sự phát triển của tảo, là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi, giúp gia tăng hàm lượng oxy hòa tan cho ao qua quang hợp. Nếu ao nuôi mất màu, tôm sẽ chậm lớn và hao hụt dần.


Nuôi tôm chân trắng tại Quảng Nam
             Nguyên nhân gây mất màu nước

- Ao nuôi nghèo dinh dưỡng, các dưỡng chất như: N, P, K,… là rất cần thiết cho sự phát triển của tảo;

- Gây màu nước vào lúc trời âm u, thời tiết xấu, không đúng kỹ thuật,… dẫn đến tảo phát triển chậm hoặc không phát triển;

- Quá trình thay nước và sử dụng hóa chất xử lý nước làm giảm mật độ tảo.

Cách khắc phục ao tôm bị mất màu nước

- Trường hợp tảo bị chết do các loại thuốc, hóa chất sát trùng có độ an toàn thấp như: Formol, Chlorine, BKC,… khi sử dụng sẽ khiến tảo chết hàng loạt và việc gây màu lại rất khó khăn. Do vậy, tốt nhất là bà con nên cân nhắc khi lựa chọn loại thuốc xử lý cũng như tham khảo liều lượng từ nhà sản xuất để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo;

- Ở những ao nuôi mới xây, ao nuôi trên nền đáy cát, ao lót bạt đáy, ao phèn,… thường gặp phải tình trạng mất màu nước trong tháng nuôi đầu tiên. Khi đó, bà con cần bổ sung thêm phân và muối dinh dưỡng cho tảo với liều gấp đôi bình thường.

Biện pháp phòng tổng hợp

- Cần thực hiện biện pháp phòng tổng hợp ngay từ đầu vụ nuôi lúc cải tạo ao nuôi. Nước sau khi cấp vào ao cần sát trùng nguồn nước để tiêu diệt mầm bệnh rồi mới gây màu. Áp dụng các cách gây màu nước trong ao nuôi tôm bằng: bón phân, cám gạo, bột đậu nành, mật đường,… hay men vi sinh chuyên dụng;

- Cần kiểm tra các yếu tố môi trường trước khi gây màu nước như: pH (7,5 - 8,5), độ cứng (80 - 150 ppm), NH3 (<0,1mg/l), H2S (<0,03mg/l);

- Bổ sung định kỳ men vi sinh theo hướng dẫn từ nhà sản xuất để thúc đẩy vi khuẩn có lợi phát triển, phân hủy các chất hữu cơ dư thừa trong ao, kiểm soát sự hình thành khí độc trong ao, kích thích đường ruột và tăng sức đề kháng cho tôm nuôi;

- Nếu ao nuôi khó gây màu do sử dụng nhiều hóa chất hoặc đáy ao có nhiều cát, độ mặn cao,… thì bà con nên sử dụng các sản phẩm gây màu, đồng thời bón thêm khoáng cho ao;

- Quản lý thức ăn hợp lý, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường và lãng phí thức ăn, tạo điều kiện cho tảo độc phát triển ưu thế.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá lăng nha lồng bè trên sông và hồ chứa
Sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước cho vùng nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn
Kỹ thuật sản xuất lươn giống
KỸ THUẬT NUÔI ỐC BƯU ĐEN THƯƠNG PHẨM
Các tin cũ hơn:
Phê duyệt Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản
Qũy hỗ trợ ngư dân Quảng Nam: Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Áp dụng VietGAP vào nuôi tôm thẻ chân trắng
Triển vọng ương nuôi cua bột lên cua giống
Kỹ thuật nuôi cá chẽm
Kỹ thuật nuôi Lươn thương phẩm
Kỹ thuật nuôi cá Thát lát cườm
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi cá tra trong ao
Kỹ thuật nuôi cá chình
Thông báo Nuôi tôm nước lợ 2015
    
1   2   3   4   5  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006090836

    Lượt trong ngày 2013
    Hôm qua: 3607
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 29
    Tổng số 6090836