Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Kết quả 2 năm thực hiện (2019 - 2020) Dự án: Nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số tỉnh ven biển miền Trung
Người đăng: Lê Đình Đài .Ngày đăng: 11/11/2020 14:53 .Lượt xem: 2398 lượt.
Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình (MH) nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số tỉnh ven tỉnh miền Trung”. Mục tiêu tổng quát của dự án là: Ứng dựng tiến bộ kỹ thuật xây dựng MH nuôi tôm thẻ chân trắng đảm bảo an toàn thực phẩm và hạn chế dịch bệnh.

Tôm chân trắng là một trong 3 đối tượng nuôi chủ lực cùng với tôm sú và cá tra theo Quyết định số 50/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Theo số liệu của Tổng cục Thủy sản và Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổng sản lượng tôm thẻ năm 2019 là 480.000 tấn vượt xa hơn so với tôm sú là 270.000 tấn; giá trị xuất khẩu của tôm thẻ là 2,36 tỉ USD chiếm đến 70% tổng giá trị tôm xuất khẩu. Với đặc điểm vượt trội về năng suất, giá bán khá ổn định, lợi nhuận cộng với dự kiến thị trường tiêu thụ thuận lợi, tôm chân trắng sẽ tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu tôm nói riêng và thủy sản nói chung.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, nuôi tôm thẻ chân trắng phải đối mặt với nhiều khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh bùng phát khắp mọi nơi, hiệu quả kinh tế thấp do có nhiều rủi ro, chất lượng sản phẩm kém do dư lượng kháng sinh và hóa chất độc hại nên tôm xuất khẩu vào các thị trường thế giới gặp nhiều khó khăn.

Để khắc phục các trở ngại trên, cần phải thay đổi quy trình kỹ thuật nuôi tôm hạn chế sử dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh và hạn chế sử dụng hóa chất trong cải tạo ao nuôi, xử lý nước cấp, xử lý nước trong quá trình nuôi và xử lý nước thải nhằm hướng đến nuôi thủy sản bền vững, an toàn sinh học, an toàn môi trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình (MH) nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số tỉnh ven tỉnh miền Trung”.

Mục tiêu tổng quát của dự án là: Ứng dựng tiến bộ kỹ thuật xây dựng MH nuôi tôm thẻ chân trắng đảm bảo an toàn thực phẩm và hạn chế dịch bệnh, gắn kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị sản phẩm nhằm tạo sinh kế cho người dân vùng bị ảnh hưởng sau sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung.

- Con giống phải đảm bảo chất lượng và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, được cơ quan thú y cấp giấy kiểm dịch và được xét nghiệm âm tính với các bệnh trong danh mục các bệnh bắt buộc do cơ quan chuyên môn cấp; kích cỡ tối thiểu P12 trở lên, đảm bảo theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN10257: 2014 Tôm thẻ chân trắng - Tôm giống - Yêu cầu kỹ thuật.

- Thức ăn phải có nguồn gốc rõ ràng, yêu cầu tỷ lệ đạm 32 - 38%, lipit 4-6%, độ ẩm < 11% đảm bảo theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10325 : 2014 - Thức ăn hỗn hợp cho tôm thẻ chân trắng.

- Thuốc hóa chất và chế phẩm sinh học được sử dụng phải có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố.

Các yêu cầu về nuôi an toàn:

- Chọn hộ nuôi:

+ Cơ sở nuôi phải tuân thủ các quy định của Nhà nước (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất,...);

+ Cơ sở nuôi phải tách biệt với khu dân cư, nhà máy, bệnh viện, có hệ thống cấp nước không bị ô nhiễm đảm bảo tiêu chuẩn cho nuôi trồng thủy sản;

+ Có diện tích tối thiểu 0,25 - 0,5 ha/hộ; Ao có độ sâu 1,5 m - 2,0 m nước;

+ Có nhà ở, nhà nghỉ cho người làm việc, WC, bể xử lý nước thải sinh hoạt;

+ Có kho hoặc nơi chứa thức ăn, thuốc hóa chất, chế phẩm sinh học;

- Hộ nuôi được dự án hỗ trợ xây dựng sơ đồ khu nuôi, biển báo MH, ao nuôi, cấp thoát nước, bảng hướng dẫn về an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Hộ nuôi được cán bộ kỹ thuật đứng điểm hướng dẫn ghi chép sổ nhật kí đầy đủ tất cả các hoạt động sản xuất từ đầu vào, chăm sóc quản lý và đầu ra sản phẩm.

- Mỗi MH thành lập ban đánh giá quy phạm nuôi trồng thủy sản an toàn thực phẩm. Thành phần gồm: đơn vị triển khai MH; Cơ quan quản lý địa phương; Đại diện UBND cấp xã; Cán bộ tham gia chỉ đạo MH.

Quy trình được áp dụng tại MH

      Vùng nuôi: trên cát; Mật độ nuôi: 80 con/m2; Tỷ lệ sống ≥ 60%;

Cỡ thu hoạch ≤ 60 con/kg; Năng suất ≥ 8 tấn/ha; Hệ số thức ăn 1,1.

Tham quan mô hình tại xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Một số kết quả đạt được sau 2 năm thực hiện

      Thông qua các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ các hộ nuôi đã nắm bắt và áp dụng vào thực tiễn tại ao nuôi “Quy trình nuôi tôm thẻ 2 giai đoạn đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản”;

       Xây dựng thành công 6 MH, quy mô 11 ha, 22 hộ tham gia thực hiện tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Kết quả cụ thể: tỉ lệ sống tôm nuôi trung bình đạt 76%, trọng lượng tôm nuôi trung bình thu được 58,6 con/kg, năng suất tôm nuôi TB 10,36 tấn/ha, lợi nhuận trung bình đạt từ 170 - 450 triệu đồng/ha.

        Đồng thời các hộ nuôi đã kết nối với các doanh nghiệp để cung cấp con giống, vật tư đầu vào có uy tín, đảm bảo chất lượng và sản phẩm làm ra có đầu ra tốt, ổn định ./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên Huế
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Định hướng và giải pháp phát triển cây Sắn tại Quảng Ngãi
Thu nhập cao từ CÂY CHUỐI TIÊU HỒNG thương phẩm Tại Hợp tác xã Tiến Thành thành phố Hưng Yên-Bài học kinh nghiệm cho Quảng Nam
Các tin cũ hơn:
Đà Nẵng: 30 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới
Thừa Thiên Huế: Hợp tác xã sản xuất rau má theo hướng VietGAP hoạt động hiệu quả
DN ồ ạt đầu tư vào nông nghiệp: Đón thách thức, nắm cơ hội
Nuôi ngàn con trăn trong nhà, lãi bạc tỷ mỗi năm
Giải oan cho ong mật
Trồng gấc xuất khẩu
Thanh Hoá: Hội thảo đầu bờ giống lúa lai mới HKT99 năng suất, chất lượng
Lâm Đồng: Mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng hữu cơ đạt hiệu quả cao
“Ông chuyển giao” nói chuyện chuyển đổi
Giống cà chua thích ứng biến đổi khí hậu.
    
1   2   3  
    






Liên kết Web

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00005612838

    Lượt trong ngày
    86
    Năm này: 1322073
    Năm trước: 1313241
    Tổng số
    5612838