Green Orange Blue
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin tức

Trồng Keo lai Nuôi cấy mô theo hướng gỗ lớn tại Núi Thành
Người đăng: Phan Bi .Ngày đăng: 22/10/2019 10:28 .Lượt xem: 3174 lượt.
Keo lai nuôi cấy mô mọc nhanh, cành lá phát triển mạnh, xanh quanh năm, nhanh khép tán, cải thiện được tiểu khí hậu vùng, đất đai nơi trồng, che chắn hạn chế dòng chảy, trả lại 1 lượng cành khô lá rụng cho đất.

Năm 2019, Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Núi Thành hỗ trợ trồng 10ha cây Keo lai nuôi cấy mô tại xã Tam Mỹ Đông theo hướng trồng rừng gỗ lớn. Quá trình triển khai cũng gặp một số khó khăn nhất định:

- Chương trình chỉ hỗ trợ giống và 50% phân bón; việc vận động nhóm hộ phải đối ứng số phân bón còn lại và các chi phí khác chưa kịp thời;

          - Địa hình phức tạp, đi lại khó khăn nên việc chăm sóc cũng gặp nhiều trở ngại, phần nào đã làm ảnh hưởng đến ngày công lao động của người dân;

          - Nhóm hộ tham gia mô hình Trồng rừng thâm canh loài cây Keo lai nuôi cấy mô là nông dân có đời sống còn gặp nhiều khó khăn, các hộ thuần nông nên sự tiếp thu kỹ thuật của họ cũng có phần hạn chế.

Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo huyện, sự tham gia phối hợp tích cực của các phòng ban có liên quan, sự nhiệt tình của cán bộ kỹ thuật, lãnh đạo cơ sở và sự tâm huyết của nhóm hộ tham gia đã giải quyết kịp thời những vướng mắc, khắc phục mọi khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Bước đầu, mô hình đã mang lại một số hiệu quả sau:

I. Kết quả thực hiện:

1. Địa điểm triển khai: Xã Tam Mỹ Đông, huyện Núi Thành

2. Quy mô: 10,0 ha.

3. Kết quả đạt được:

So sánh một số chỉ tiêu ở thời điểm hiện tại (5 tháng tuổi sau trồng)  với các loài Keo dân trồng đại trà trong cùng điều kiện

Chỉ tiêu

ĐVT

Keo Nuôi cấy mô

Keo giâm hom
(đại trà)

Keo hạt
(đại trà)

Ghi chú

Tỷ lệ sống

%

98

91

84

Độ đồng đều

Định tính

Rất đồng đều

Trung bình

Chênh lệch lớn, phân li

Chiều cao cây

m

1,2-1,5

1,0-1,2

0,8-1,0

Đường kính tán

m

1,0 - 1,3

(rất cân đối)

0,8 -1,0

(ít cân đối)

0,6 - 0,8

(không cân đối)

Đường kính gốc

cm

1,3-1,5

≤ 1,2

≤ 1,0

Mức độ sâu bệnh

Định tính

Chưa thấy

Nhiều, chủ yếu các bệnh do nấm

Ít

Mức độ chống chịu với điều kiện môi trường, gió bão

Định tính

Chống chịu rất tốt

Dễ gãy đổ

Chống chịu khá

          Thực ra, tỷ lệ sống của cây trồng đến thời điểm hiện tại 98% là con số khiêm tốn vì có một số cây bị chết do tổn thương cơ giới lúc mới trồng, bà con đã trồng dặm lại những chổ trống và đến nay bước đầu có thể nói rằng tỷ lệ sống tại thời điểm ổn định này đạt ở mức 100% tuyệt đối.

          Qua đó cho ta thấy rằng, cây Keo lai nuôi cấy mô có độ đồng đều cao, nhân giống vô tính nên không bị phân ly, được nhân giống trong môi trường sạch bệnh nên chưa thấy hiện tượng dịch bệnh xãy ra (Keo hạt vẫn có sâu bệnh nhưng mức độ ít do đã thích nghi với điều kiện môi trường trong khi đó Keo lai hom mặc dù tốc độ sinh trưởng tương đối lớn hơn so với keo hạt nhưng xuất hiện rất nhiều sâu bệnh, nhất là các bệnh về nấm và sự chống chịu của Keo lai hom với điều kiện môi trường, gió bão cũng thấp hơn).

     

(Sau trồng 5 tháng, cây đã cao quá đầu người)

          Keo lai nuôi cấy mô mọc nhanh, cành lá phát triển mạnh, xanh quanh năm, nhanh khép tán, cải thiện được tiểu khí hậu vùng, đất đai nơi trồng, che chắn hạn chế dòng chảy, trả lại 1 lượng cành khô lá rụng cho đất.

          Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường: Theo đánh giá của các nhà chuyên môn và kinh nghiệm cho thấy, so với trồng rừng gỗ nhỏ, lợi nhuận từ rừng gỗ lớn cao hơn nhiều lần tùy theo tuổi khai thác và đường kính cây. Chỉ tính riêng đối với loại cây trồng phổ biến là Keo Tai tượng, đến năm thứ 6-7 vẫn còn là rừng chỉ có thể bán nguyên liệu, gỗ dăm, sản lượng tối đa 120-140 tấn/ha, giá trị đạt khoảng 120-140 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí (khoảng 50%), lợi nhuận bình quân chỉ xấp xỉ 10 triệu đồng/ha/năm (đó là theo cách tính của bà con nông dân lấy công làm lời và vị trí rừng sản xuất ở địa hình trung bình, giá tại thời điểm ổn định nhất năm 2019).

          Thế nhưng, khi trở thành mục đích rừng trồng gỗ lớn, tức là cây sau 12 - 14 năm trồng mới tiến hành khai thác, dự kiến sản lượng đạt từ trên 240 - 250 m3/ha và số cây đã đạt đường kính trên 18cm, ít sam chiếm 50% trữ lượng (khoảng 120 – 125 m3/ha). Lúc đó, rừng sẽ được bán theo giá gỗ xẻ, gỗ bao bì, gỗ chế biến mỹ nghệ với giá trị từ 1,8 triệu đồng/m3, tức là khoảng xấp xỉ 450 triệu đồng/ha, sau khi trừ khoảng 50% tổng chi phí, lợi nhuận bình quân từ 225 triệu đồng/ha, tức lợi nhuận hơn 17 triệu/ha/năm, cao gấp từ 1,7 lần giá trị rừng gỗ nhỏ mục đích sản xuất nguyên liệu trung bình trong năm,...

(Mô hình trồng 10ha cây Keo lai Nuôi cấy mô trước đây tại thôn Phú Trường xã Tam Trà huyện Núi Thành cũng đã minh chứng cho điều này)

          Mặc khác, qua đây làm cầu nối chuyển tải những thông tin về khoa học kỹ thuật đến với người dân, có thể góp phần mở ra phương thức canh tác mới của bà con nông dân và định hướng phát triển rừng gỗ lớn, bền vững của địa phương theo cách tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp chung chương trình mục tiêu quốc gia phát triển Lâm nghiệp bền vững đối với địa bàn xã Tam Mỹ Đông nói riêng và huyện Núi Thành nói chung.

          Sử dụng giống Keo lai nuôi cấy mô vào trồng thâm canh góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ khai thác gỗ non xuất khẩu dăm sang khai thác gỗ lớn nhằm tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu, giảm dần nhập khẩu gỗ nguyên liệu và phát triển dịch vụ môi trường rừng. Bên canh đó, mô hình còn mang ý nghĩa và hiệu quả về môi trường, xã hội sâu sắc.

       Mặc dù mô hình này mới được triển khai, tính đến nay khoảng 5 tháng tuổi sau trồng, chưa đem lại nhiều kết quả to lớn, nhưng bước đầu đã làm thay đổi được những suy nghĩ, tập quán canh tác trước đây, nhóm hộ rất phấn khởi khi tham gia thực hiện chương trình này và tin rằng trong tương lai không xa với chủ trương đầu tư đúng hướng cho ngành Nông lâm nghiệp của nước ta mà đặc biệt là công tác chuyển hóa rừng gỗ lớn, nhất định sẽ đem lại những thành quả tốt đẹp, góp phần đáng kể trong việc giảm nghèo, người dân tham gia mô hình sẽ có khoản thu nhập đáng kể, giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng từ rừng và đất rừng được giao./.

                                                                                             Phan Bi, Trung tâm KTNN Núi Thành

Nguồn tin: Núi Thành
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hội thảo tổng kết mô hình: Trồng rừng thâm canh loài cây Mây nước dưới tán rừng
Hội thảo, sơ kết mô hình “Phát triển rừng trồng cây gỗ lớn” xã Quế Long huyện Quế Sơn
Hội thảo, sơ kết mô hình “Phát triển rừng trồng cây gỗ lớn” xã Quế Hiệp huyện Quế Sơn
Tập huấn: Chăm sóc mô hình trồng hỗn giao cây giổi ăn hạt xen keo lai (năm 2)
Quế Sơn: Hội thảo, tổng kết mô hình Phát triển rừng trồng cây gỗ lớn (năm 3)
Kết quả bước đầu thực hiện mô hình trồng cây Giổi ăn hạt phát triển kinh tế cho vùng núi
Các tin cũ hơn:
Chú trọng bảo vệ và phát triển rừng ven biển
Gỗ đã chế biến không phải kiểm dịch thực vật
Rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người
Bảo vệ và phát triển rừng, một trong những giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
Quảng Nam cần bảo tồn và phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ
Triển vọng cây keo nuôi cấy mô
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Tếch
Biện pháp canh tác nương rẫy hiệu quả bền vững
Núi Thành: Hiệu quả bước đầu mô hình VAC ở các xã miền núi.
Trồng sa nhân dưới tán rừng keo
    
1   2   3  
    






Liên kết Web

THÔNG TIN NGƯỜI PHÁT NGÔN

Họ và tên: Lương Thị Thủy

Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại: 0988.336.228

Email: thuylt3@quangnam.gov.vn

Chuyên đề khuyến nông


    Lượt truy cập

    Tổng số lượt truy cập

    00006934927

    Lượt trong ngày 22
    Hôm qua: 5168
    Năm trước: 1432689
    Số người đang Online: 42
    Tổng số 6934927